Chánh án Trương Hoà Bình nói về những nghi án oan đang được “xét lại”
Báo cáo của Chánh án TAND tối cao Trương Hoà Bình gửi tới UB Thường vụ Quốc hội trước phần đăng đàn trả lời chất vấn sáng 13/3 khẳng định, trong 3 năm 2011-2014 chỉ có 1 người bị kết án sau đó được tuyên vô tội. Các nghi án… oan khác đều từ các khoá trước…
Chánh án Trương Hoà Bình quả quyết, những năm qua, công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án nói chung và giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nói riêng tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án được đảm bảo và có những tiến bộ nhất định.
Tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án thời gian qua luôn ở mức thấp và giảm so với các năm trước. Chánh án Trương Hoà Bình dẫn số liệu thống kê chứng minh, trong các năm 2011-2014, tỷ lệ án hình sự bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán lần lượt là: 0,8% (năm 2011), 0,6% (năm 2012), 0,7% (năm 2013) và 0,6% (năm 2014). Với án dân sự, án hành chính, tỷ lệ này cao hơn (2 và 6%).
Chánh án TAND tối cao Trương Hoà Bình: Đang tiếp tục xem xét 11/35 trường hợp người bị án tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình có đơn kêu oan.
Người đứng đầu cơ quan xét xử khái quát: “Việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội”.
Chánh án tối cao tiếp tục dẫn chứng, trong 3 năm (2012 – 2014) chỉ có 1 trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và tuyên bố bị cáo không phạm tội.
Ngoài ra, có 6 trường hợp toà cấp sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội, toà phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại và sau đó cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, với các trường hợp này, các Tòa án đang kiến nghị liên ngành xem xét lại căn cứ đình chỉ để phục hồi điều tra cũng như xác định trách nhiệm của cơ quan phải bồi thường.
Chánh án Trương Hoà Bình cũng trình bày thêm, sau phiên chất vấn về án oan tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (tháng 11/2013), TAND tối cao đã tham gia tổ công tác liên ngành xem xét một số vụ án có đơn kêu oan gửi các cơ quan trung ương.
Cụ thể, các cơ quan đã thụ lý xem xét 35 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình (chiếm 1,6% số bị cáo có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình trong 03 năm 2012, 2013 và 2014). Trong số 35 trường hợp đó, cơ quan tố tụng đã xem xét, giải quyết 24 trường hợp.
Ông Bình khẳng định, thông qua kết quả giải quyết cho thấy về cơ bản, việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật (có 21 trường hợp đã trả lời không có căn cứ kháng nghị). Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm 3 trường hợp để làm rõ thêm các căn cứ xác định tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Đối với 11 trường hợp còn lại, TAND tối cao đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương nghiên cứu, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Ngoài ra, Chánh án Trương Hoà Bình cũng thông tin, trong năm 2014, TAND tối cao đã xem xét một số vụ án xét xử từ nhiệm kỳ trước, mà bị cáo có đơn kêu oan như vụ án Lê Bá Mai tại Bình Phước bị xét xử về các tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”; vụ án Hồ Duy Hải tại Long An bị xét xử về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản”; vụ án Huỳnh Văn Nén tại Bình Thuận bị xét xử về các tội “Giết người”, “Cố ý hủy hoại tài sản” và “Cướp tài sản”; vụ án Nguyễn Văn Chưởng tại Hải Phòng bị xét xử về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản”…
Từ thực tiễn việc xem xét, giải quyết bồi thường do việc kết án oan người không có tội xảy ra từ các năm trước đây, Chánh án tối cao phân trần, bên cạnh nguyên nhân là do một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn hạn chế về năng lực, trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp, thì việc xét xử các vụ án hình sự chủ yếu được thực hiện theo mô hình xét hỏi, dẫn tới Hội đồng xét xử bị phụ thuộc phần lớn vào các tài liệu chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập. Một số trường hợp, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa kỹ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, trong khi đó việc tranh tụng chưa thật sự được quan tâm, chưa phát huy hết được vài trò của những người tham gia tố tụng, dẫn đến sai sót trong việc giải quyết vụ án.
Trong số các giải pháp đưa ra để nâng cao hơn chất lượng xét xử, tránh xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, Chánh án Trương Hoà Bình nhấn mạnh việc tăng cường công tác giám sát việc xét xử của toà án cấp trên đối với các toà án cấp dưới. Theo đó, tất cả các vụ án hình sự lớn, trọng điểm dư luận xã hội quan tâm, các vụ án về tham nhũng, các vụ án mà bị cáo bị kết án với mức hình phạt cao nhất, quá trình giải quyết có khiếu nại, tranh chấp kép dài, ông Bình quán triệt, phải được Tòa án chủ động kiểm tra, tự rà soát theo trình tự kiểm tra việc xét xử, không đợi có đơn đề nghị của đương sự thì mới xem xét.
Nói về việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, Chánh án Trương Hoà Bình cho biết đã quán triệt xuống lãnh đạo các cấp toà việc phải đảm bảo các căn cứ theo quy định tại Điều 60 BLHS và hướng dẫn ban hành năm 2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Chánh án TAND tối cao năm 2005 về công tác đấu tranh phòng, chống một số tội phạm hình sự trong tình hình hiện nay và chỉ đạo về tăng cường kiểm tra việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Đối với các vụ án về tham nhũng mà có bị cáo được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, Chánh án tối cao lưu ý, tòa án đã xét xử phải gửi bản án về TAND tối cao để giám đốc kiểm tra nhằm đảm bảo giám sát chặt chẽ công tác xét xử đối với loại tội phạm này.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội "truy" án oan từ Nguyễn Thanh Chấn tới Huỳnh Văn Nén
"Vụ ông Chấn cũng là trả hồ sơ đi trả hồ sơ lại mấy lần mà vẫn kết tội người ta", "vụ Huỳnh Văn Nén, có dấu chân tại hiện trường, kích cỡ lệch nhau mà toà vẫn xử, để xảy ra oan sai, tù tội hơn 14 năm nay với một con người"...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lật lại 2 vụ án oan liên tiếp được phát hiện thời gian qua để truy vấn lãnh đạo các cơ quan tư pháp tại phiên thảo luận về dự thảo luật tổ chức TAND sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 23/9.
Báo cáo án nghĩa là "án bỏ túi"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp UB Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo giải trình, chỉnh lý luật Tổ chức TAND của UB Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh vấn đề cơ chế tổ chức, quản lý của toà án để đảm bảo tính độc lập trong xét xử.
UB Thường vụ khái quát, quá trình thảo luận, đa số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật giao TAND tối cao quản lý các Tòa án về tổ chức. Tuy nhiên, các ý kiến này cho rằng dự thảo Luật chưa làm rõ cơ chế quản lý như thế nào để bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử; chưa làm rõ cơ chế TAND tối cao phối hợp với HĐND quản lý Tòa án như thế nào.
Có ý kiến đề nghị thành lập Hội đồng tư pháp Quốc gia để quản lý Tòa án. Ý kiến khác đề nghị giao Chính phủ quản lý Tòa án, bảo đảm cho Tòa án độc lập.
UB Thường vụ tán thành với ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội là tiếp tục giao TAND tối cao quản lý các toà án. Còn Việc thành lập Hội đồng tư pháp Quốc gia để quản lý Tòa án được đánh giá là vấn đề mới, chưa được nghiên cứu, Việt Nam chưa có kinh nghiệm về tổ chức và vận hành cơ chế này. Thường vụ Quốc hội chỉ đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể để tách bạch hoạt động quản lý về tổ chức với hoạt động xét xử để bảo đảm quản lý không ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của Tòa án các cấp.
Chưa thông ở điểm này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị rà soát các quy định để hoạt động xét xử phải đảm bảo thẩm phán độc lập, ngay cả về vấn đề tổ chức. Toà án có phải là tổ chức theo hệ thống từ trên xuống dưới?
Dẫn quy định của Hiến pháp về nhiệm vụ của TAND tối cao giám đốc việc xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhát pháp luật... ông Lý khẳng định, không có nội dung nào hàm ý biến toà tối cao thành cơ quan quản lý cả hệ thống toà. Tách các chức năng như vậy, theo ông Lý, là để giải thoát cho toà án các cấp và cả toà tối cao khỏi các ràng buộc, chi phối, trách nhiệm để chỉ tập trung vào công việc xét xử của mình.
Tuy nhiên, trong Điều 3 dự thảo luật vẫn đưa ra những khái niệm toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - như vậy là lại tổ chức theo cấp hành chính, trái với nguyên tắc đề ra tại Điều 5, toà án tổ chức theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, độc lập giữa các toà...
Ông Lý cũng "quy tội" các hình thức báo cáo án, báo cáo nghiệp vụ với Chánh án toà, Chánh án toà cấp trên... hiện nay đều là một dạng của "án bỏ túi", làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
Hướng quan tâm về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt một loạt câu hỏi, Chánh án tối cao có kiểm tra xem cả nước có trường hợp nào mà thẩm phán xử lại phải báo cáo án với Chánh án toà cấp trên như dư luận phản ánh không? Khi chưa thấy đủ điều kiện để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng thì có mở toà không? Người bị can bị cáo có quyền im lặng cho tới lúc có luật sư?
"Nếu không đảm bảo những điều đó thì toà không thể công bằng, không thể là người bảo vệ công lý được" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chưa dám quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hoà Bình.
Chánh án TAND tối cao Trương Hoà Bình trả lời, khi toà án nhận hồ sơ truy tố từ VKS chuyển sang, nếu thấy không đảm bảo thì vẫn có quyền trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, qua 2 lần trả hồ sơ vẫn không bổ sung được gì thì toà phải đưa ra xử nhưng như thế, dù có dấu hiệu phạm tội nhưng không đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, toà có thể tuyên vô tội. Khi đó, các cơ quan tố tụng trước đó phải chịu trách nhiệm.
Cũng vì mục đích đảm bảo tính độc lập, công tâm trong xét xử, Chánh án TAND tối cao đề nghị quy định toà có quyền kiểm soát trong việc các cơ quan tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn tác động đến quyền con người, quyền công dân như biện pháp bắt tạm giam, tạm giữ.
Về sự độc lập của thẩm phán trong xét xử, xác định đây là một nguyên tắc Hiến định nhưng Chánh án Trương Hoà Bình cũng giải thích, ngoài ra còn có nguyên tắc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động của toà án. 2 nguyên tắc này phải thể hiện sao cho hài hoà với nhau.
Trả lời thêm các câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hoà Bình khẳng định, những nội dung này đang được tập trung giải quyết trong quá trình biên soạn luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, Viện trưởng Bình quả quyết, nếu có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc xét xử thì toà hoàn toàn có quyền dừng việc xét xử.
Còn về quyền im lặng của bị can, bị cáo, người bị bắt, ông Bình lý giải đó là vấn đề lớn, nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc này nhưng ở Việt Nam còn tranh luận chưa ngã ngũ. Ông Bình cũng đề nghị UB Thường vụ Quốc hội cho định hướng về việc này vì hiện tại đang có xung đột lớn về quan điểm, cơ quan điều tra không muốn áp dụng nguyên tắc này còn giới luật sư lại ủng hộ. Ý kiến quá khác nhau nên cơ quan soạn thảo luật Tố tụng hình sự đến giờ vẫn chưa dám đưa vào.
Gay gắt nhận xét các bình luận "không lọt tai", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ, toà án phải có thẩm quyền cao nhất trong hoạt động tố tụng, xét xử, phải tự tham gia điều tra, kiểm tra án ngay từ đầu để có thể xác định được công tác điều tra, truy tố trước khi chuyển hồ sơ sang toà xem có đúng hay không chứ không phải nhận cáo trạng, thấy chưa ổn mới trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại.
"Như vụ ông Chấn đấy, cũng là trả hồ sơ đi trả hồ sơ lại mấy lần mà vẫn kết tội người ta như thế" - theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, có chủ động điều tra mới đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử, quyền tối cao trong hoạt động tố tụng của toà mà như khái quát đó là quyền tư pháp. Có làm như vậy mới thấy được trách nhiệm của toà án trong việc phán quyết sau cùng.
Ông Hùng cũng lưu ý chú trọng các quy định này trong tố tụng hình sự vì "hình sự là sống và chết, là liên quan đến quyền cao nhất của con người".
Nhắc đến vụ án Huỳnh Văn Nén đang được kháng nghị, Chủ tịch Quốc hội bất bình: "Có dấu chân tại hiện trường vậy, kích cỡ lệch nhau như vậy mà cơ quan điều tra còn không cần so lại với nghi phạm, không đo đạc, đối chiếu mà vẫn xử, để xảy ra oan sai, tù tội hơn 14 năm nay với một con người".
P.Thảo
Theo Dantri
Đình chỉ vụ án người mẹ tiêm thuốc diệt cỏ khiến con ruột tử vong Ngày 11/3, cơ quan CSĐT công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã quyết định đình chỉ vụ án, áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với Nguyễn Thị Bé Đào do kết quả giám định cho biết đương sự bị rối loạn cảm xúc, không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trước đó, Cơ quan...