Chàng trai người Việt đầu tiên nhận HB thạc sĩ toàn phần tại Học viện Hý kịch TƯ tiết lộ bí mật chuyện học hành của Dịch Dương Thiên Tỷ, Hồ Tiên Hú
Anh Nguyễn Bảo Hoàng là người Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng thạc sĩ toàn phần của chính phủ Trung Quốc và Học viện Hý kịch Trung ương chuyên ngành đạo diễn sân khấu điện ảnh.
Với số lượng lớn minh tinh, tài tử từng là cựu sinh viên của trường, danh tiếng của Học viện Hý kịch Trung ương đã trở thành một biểu tượng, một niềm hy vọng của rất nhiều học sinh gửi gắm giấc mơ sẽ trở thành “ Sao” trong tương lai, ánh đèn sân khấu hơi phù phiếm nhưng luôn có sức hút mãnh liệt đối với nhiều người.
Là người Việt đầu tiên được học bổng của chính phủ Trung Quốc và Học viện Hý kịch Trung ương, anh Nguyễn Bảo Hoàng vừa trở về Việt Nam sau 6 năm học tập tại lò luyện ngôi sao của Trung Quốc đã mang đến những điều rất mới mẻ mà bao lâu nay chưa được biết đến.
Anh Nguyễn Bảo Hoàng, người đầu tiên giành được học bổng thạc sĩ toàn phần tại Học viện Hý kịch Trung ương (Trung Quốc). (Ảnh: NVCC)
Vào năm 2014, vượt qua nhiều tài năng khác trên thế giới, anh Bảo Hoàng rất vinh dự khi trở thành một trong ba người ở quốc gia Syria, Chile và Việt Nam được học bổng toàn phần thạc sĩ chuyên ngành đạo diễn sân khấu – điện ảnh ở Học viện Hý kịch Trung ương.
Theo anh Hoàng chia sẻ, trước đó mặc dù đang làm tốt công việc ở khâu đạo diễn các chương trình nghệ thuật, nhưng qua câu nói của một người bạn thì anh đã thay đổi suy nghĩ và quyết tâm dừng công việc lại để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành. Bởi vì yêu thích nghệ thuật, văn hoá của Trung Quốc và gần Việt Nam nên anh Hoàng đã chọn Trung Quốc để học lên thạc sĩ, lúc trước anh đã có bằng cử nhân ngành đạo diễn tại Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM.
Trong thời gian tìm kiếm học bổng anh đã gửi hồ sơ đến trường Đại học Tứ Xuyên và Học viện Hý kịch Trung ương, và ngôi sao may mắn đã gọi tên anh khi lần lượt trúng tuyển cả hai trường. Nhưng với vị thế và trình độ tốt hơn nên anh Hoàng đã lựa chọn Học viện để nhập học.
Video đang HOT
Cũng như bao du học sinh khác, thời gian đầu khi vào học luôn gặp nhiều khó khăn từ giao tiếp, cho đến học tập, ăn uống. “Lúc đầu anh chưa rành tiếng, đến đi ăn cũng ngại ra đường do sợ lạc không biết đường về, chỉ biết trốn trong phòng. Mà ở đây cũng không có hội sinh viên Việt Nam cho nên đôi khi cảm thấy rất lạc lõng”, anh Hoàng tâm sự.
Anh Hoàng cho biết đa số sinh viên vào học tại Học viện đều xuất thân giàu có, hoặc con cái của gia đình quyền thế
Là cái nôi của rất nhiều ngôi sao thành danh như Chương Tử Di, Củng Lợi, Đường Yên, Đặng Siêu, anh Bảo Hoàng cho biết môi trường học tập ở Học viện Hý kịch Trung ương rất áp lực và cực kỳ chuyên nghiệp, thầy cô đều liên tục cập nhật tin tức và có phương pháp dạy rất hay để truyền lửa nghề cho sinh viên.
Tuy nhiên theo anh Hoàng số lượng sinh viên vụt lên thành sao sau ra trường so với tỷ lệ nhập học là quá ít, nhiều bạn suy nghĩ cứ vào học là một bước lên mây cho nên Học viện Hý kịch Trung ương cũng là một trong những mồ chôn ước mơ hão huyền của rất nhiều bạn trẻ.
Từng học ở cả hai nơi đào tạo đầu ngành về nghệ thuật nhưng theo anh Hoàng trường nào cũng có ưu thế riêng, không thể so sánh bên nào hơn bên nào, Học viện Hý kịch TƯ là một trung tâm nghệ thuật của châu Á thì tất nhiên sự chọn lọc và đào thải của nó rất kinh khủng nếu không rất nhanh sẽ bị chìm trong dòng chảy nghệ thuật đang thay đổi từng giờ, từng ngày.
Mặc dù học chuyên ngành Đạo diễn nhưng ở Học viện Hý kịch TƯ anh Bảo Hoàng được đào tạo rất sâu ở môn kịch bản, vì theo các thầy cô ở đây thì kịch bản là cái hồn của một bộ phim, những năm gần đây Hàn Quốc nổi lên như một hiện tượng châu Á khi có nhiều bộ phim ăn khách sở hữu kịch bản chắc tay, được chấp bút bởi các biên kịch lão làng.
Theo anh Hoàng điều làm anh ấn tượng nhất trong suốt sáu năm học ở đây đó là giáo viên ở Học viện rất khắt khe trong chuyện đi làm thêm của sinh viên năm đầu. Mặc dù đào tạo ngành nghệ thuật, trong trường luôn có nhiều sinh viên tiếng tăm nhưng muốn đi đóng phim không phải là chuyện dễ dàng. Thậm chí nổi tiếng như Dịch Dương Thiên Tỷ hay Hồ Tiên Hú (vai Tứ A ca Như Ý Truyện) muốn đi diễn cùng phải làm đơn xin phép, đạo diễn hay nhà đài phải gọi điện thoại đến nhà trường thì mới được đi đóng phim, nếu đi không phép chắc chắn bị đuổi khỏi trường.
Chỉ khi gần chuẩn bị tốt nghiệp thì nhà trường mới thư thả cho chuyện đi theo đoàn phim. Đây chính là sự chuyên nghiệp hiếm có của Học viện Hý kịch TƯ, còn ở nơi khác thì các thầy cô đôi khi còn đi diễn nhiều hơn sinh viên thì trách mắng có ai nghe đâu.
Theo anh Hoàng cuộc sống ở Trung Quốc rất hiện đại và văn minh
Khác như các video trên mạng xã hội, anh Hoàng chia sẻ cuộc sống ở Trung Quốc rất văn minh và hiện đại. Mọi thứ đều được tự động và thanh toán online, duy chỉ không xài được các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Youtube,… Ngoài ra nhà vệ sinh ở Trung Quốc có lẽ là một điểm đen cần khắc phục cho tốt hơn. Lúc đầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng anh Hoàng hơi bối rối khi không có cửa, dần dần mới quen được.
“Để có thể sang Trung Quốc du học, cụ thể là Học viện Hý kịch TƯ thì các bạn học sinh nên chuẩn bị tốt tiếng Hoa và ôn luyện thật kỹ để thi đầu vào như các sinh viên khác, cho dù có học bổng thì vẫn phải thi bình thường”, anh Hoàng chia sẻ. Hiện tại cơ hội vào trường đã thoải mái hơn xưa rất nhiều, gần đây có nhiều sinh viên Việt Nam ở các trường nghệ thuật đi qua Học viện theo diện trao đổi.
Trở về Việt Nam sau thời gian dài học tập, anh cho biết sẽ nghỉ ngơi để cân bằng mọi thứ trước khi bắt nhịp chinh chiến các dự án nghệ thuật sắp tới.
Theo Helino
Thí sinh 52 tuổi thi đại học lần thứ 23
Sau 22 lần thất bại, người đàn ông 52 tuổi quyết tâm chinh phục kỳ thi đại học ở Trung Quốc với kỳ vọng đạt điểm cao.
Hôm nay, ông Liang Shi đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, tham gia kỳ thi cao khảo (gaokao) lần thứ 23 trong đời.
Thí sinh đặc biệt sinh năm 1967 này là con thứ tư trong gia đình có 5 anh em ở tỉnh Tứ Xuyên. Ông cho biết cha mẹ mình mong muốn các con vào đại học nhưng chưa ai thực hiện được.
Ông tham gia kỳ thi đại học đầu tiên năm 1983 với sự khuyến khích, hỗ trợ từ thầy cô và bố mẹ. Do ham chơi và lười học, ông thi trượt 3 năm liên tiếp. Sau đó, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Lương phải đi làm kiếm sống.
Ông Liang Shi đang ôn bài, chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: China Daily.
Để hoàn thành ước mơ và tâm nguyện của cha mẹ, từ năm 1987 đến 1991, người đàn ông này đều đi thi đại học nhưng không đỗ. Năm 2001, Trung Quốc bãi bỏ quy định về tuổi tác đối với người thi cao khảo. Từ đó, "sĩ tử đặc biệt" tiếp tục đăng ký thi năm 2002.
Năm 2016, ông đạt 453 điểm. Năm 2018, sĩ tử 52 tuổi đạt vừa đủ 469 điểm để đỗ đại học. Thế nhưng, ông không đi học vì cho rằng số điểm chưa như mong muốn.
Liang Shi chia sẻ ông cảm thấy áp lực khi mọi người thắc mắc về việc đi thi của mình. Đặc biệt, ông muốn học ở môi trường tốt chứ không đơn thuần chỉ lấy tấm bằng.
Từ năm 1987 đến 1991, ông Liang Shi đi thi đại học nhưng chưa đỗ. Ảnh: China.org.cn.
Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học năm nay, sĩ tử 52 tuổi cho biết ông đã luyện tập với nhiều bài thi thử. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông thấy mình chậm chạp hơn và không có nhiều thời gian ôn thi như sĩ tử khác.
Mục tiêu của ông là trúng tuyển Đại học Tứ Xuyên, và mức điểm phải đạt là 600. Nguyện vọng hai của sĩ tử này là Đại học Sư phạm Tứ Xuyên.
Theo Zing
Lê Hồng Minh: Từ chàng trai nghiện game đến CEO "kỳ lân" tỉ USD Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng vẫn nhớ lần đầu tiên gặp Lê Hồng Minh trong một bữa tối do một người bạn chung mời. Khi đó, ông không thể nào hình dung ra cuộc gặp này sẽ mở đầu cho thương vụ đầu tư tốt nhất của Quỹ IDG Ventures mà ông là Giám đốc Điều hành. Khiêm tốn nhưng hài hước và...