Chàng trai Malaysia phải ghép giác mạc vì thói quen dụi mắt quá nhiều
Nam thanh niên 21 tuổi sống tại Malaysia gần đây đã phải trải qua ca phẫu thuật ghép giác mạc vì thói quen dụi mắt quá nhiều từ khi còn nhỏ.
Anh Muhammad Zabidi trải qua ca phẫu thuật ghép giác mạc. Ảnh : O.C
Theo trang Oddity Central (Anh), Muhammad Zabidi không nhớ đã bị dị ứng từ khi nào. Từ khi còn nhỏ, anh thường dụi mắt nhiều đến nỗi có khi mắt chuyển màu đỏ. Đến tuổi thiếu niên, thói quen này đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Khi 15 tuổi, Zabidi bắt đầu thấy mắt phải bị mờ và vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Sau khi đến gặp bác sĩ để kiểm tra, Zabidi được thông báo rằng anh đã bị xước giác mạc nghiêm trọng do dụi mắt liên tục và cần ghép giác mạc để lấy lại thị lực.
Video đang HOT
“Từ nhỏ, tôi đã có thói quen dụi mắt vì tôi bị dị ứng. Nhiều lúc tôi dụi mắt đến khi mắt đỏ ngầu. Tôi nhận thấy thị lực của mình bắt đầu kém đi khi 15 tuổi. Mắt tôi ngày càng mờ dần. Khi tôi 21 tuổi, giác mạc của tôi đã có một vết sẹo”, Zabidi chia sẻ.
Chàng trai trẻ gần đây đã trải qua ca ghép giác mạc, thủ thuật loại bỏ giác mạc tổn thương và thay thế bằng giác mạc mới. Anh Zabidi được gây mê toàn thân nên không có cảm giác đau đớn nhưng thời gian hồi phục rất lâu.
Bác sĩ của Muhammad nói rằng bệnh nhân có thể mở mắt trong vài tháng nữa, nhưng sẽ phải mất nhiều năm để hồi phục hoàn toàn.
“Hiện tại tình trạng của tôi đã ổn định nhưng mắt phải vẫn chưa mở được. Bác sĩ nói có thể phải mất 2 tháng và phải 2 năm nữa tôi mới bình phục hoàn toàn”, anh Zabidi nói.
Video về trường hợp của chàng trai 21 tuổi đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Malaysia. Nhiều người cho biết họ thực sự sốc khi một hành động tưởng chừng vô hại như dụi mắt lại có thể khiến anh phải ghép giác mạc. Nhiều người khác đã gửi lời chúc mau bình phục đến Zabidi.
Qua sự việc của Zabidi, các bác sĩ cảnh báo mọi người không nên đặt độ sáng màn hình điện thoại thông minh quá cao, vì điều đó cũng có thể làm tổn thương giác mạc.
20 người đang được điều trị tích cực sau sự cố máy bay của Singapore Airlines
Ngày 22/5, các nguồn tin y tế cho biết 20 người đang được điều trị tại các khoa chăm sóc tích cực của 2 bệnh viện ở Bangkok (Thái Lan), sau sự cố chuyến bay mang số hiệu SQ321 của hãng hàng không Singapore Airlines ngày 21/5.
Máy bay của Hãng hàng không Singapore Airlines hạ cánh khẩn cấp xuống Bangkok (Thái Lan) sau khi gặp sự cố nhiễu động không khí, ngày 21/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người này là công dân Australia, Anh, Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia, New Zealand, Singapore và Philippines đang được chăm sóc tích cực tại 2 bệnh viện Samitivej Srinakarin và Samitivej Sukhumvit. Trong đó, 9 người đã trải qua cuộc phẫu thuật, trong khi 5 người đang chờ được phẫu thuật.
Singapore Airlines thông báo 74 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn vẫn đang ở Bangkok, trong đó có những người đang được điều trị và người thân của họ.
Có 131 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay SQ321 đã đến Singapore thông qua chuyến bay cứu trợ vào sáng 22/5. Dự kiến, có thêm 5 hành khách sẽ đến Singapore cùng ngày và 1 thành viên phi hành đoàn sẽ trở lại đảo quốc này một ngày sau đó.
Chuyến bay mang số hiệu SQ321 chở tổng cộng 211 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn gặp nhiễu động không khí, buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Đã có 1 hành khách thiệt mạng và 30 người bị thương do sự cố này. Chiếc máy bay Boeing 777-300R nói trên khởi hành từ London (Anh) đến Singapore. Vụ việc xảy ra khi máy bay còn cách điểm đến khoảng 3 giờ bay.
Singapore: Tăng cường an ninh sau vụ tấn công đồn cảnh sát ở Malaysia Singapore đã siết chặt an ninh sau một vụ tấn công nhằm vào đồn cảnh sát ở nước láng giềng Malaysia mà kẻ chủ mưu tình nghi có liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Cảnh sát tăng cường an ninh tại nhiều khu vực ở Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong thông báo ngày 21/5 trên tài khoản Facebook,...