Chàng trai khiếm thị giỏi văn, nổi tiếng thành phố Đà Nẵng
Bóng tối đã phủ lên đôi mắt của Phú từ khi 11 tuổi nhưng điều đó không thể đánh gục khát vọng học tập của cậu.
Từ năm 11 tuổi, phải sống chung với bóng tối vì một căn bệnh quái ác về mắt, nhưng Trần Phú đã biết vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và đạt nhiều thành tích trong học tập cùng nhiều giải thưởng khác.
Họ tên: Trần Phú
Lớp 12/10, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Ước mơ: Thầy thuốc
Thành tích: Giải nhất Văn Thành phố lớp 11
Bệnh tật chồng chất bệnh tật
Phú chuẩn bị sách vở tới trường
Trần Phú (21 tuổi) sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngư dân nghèo khó có 9 anh chị em ở Đông Hòa, Phú Yên. Tất cả miệng ăn chỉ trông chờ vào những ngày sóng yên biển lặng để ba mẹ đi đánh bắt con cá, con tôm.
Video đang HOT
Theo lời Phú kể, từ lúc chào đời đến năm 10 tuổi thì mắt vẫn nhìn thấy bình thường như mọi người, nhưng học được nửa kì năm lớp 6 thì tự nhiên cậu không nhìn thấy gì. Phú mắc chứng viêm mống mắt – một loại viêm màng bồ đào, viêm lớp giữa của mắt – rất nguy hiểm.
Gia đình đã bán hết gia sản, rồi vay mượn khắp nơi để chữa trị hòng kéo lại chút ánh sáng nhỏ nhoi cho Phú thế nhưng chi phí chữa trị quá cao khiến mọi người đành bất lực. Và từ đó, cậu không còn có cơ hội nhìn thấy ánh sáng nữa.
Thời gian đầu, Phú như suy sụp hoàn toàn, luôn mang trong mình mặc cảm và ngại tiếp xúc với người bên ngoài.
Đôi mắt mù lòa khiến cuộc sống của cậu gặp muôn vàn khó khăn. Không những thế, Phú còn gặp phải nhiều căn bệnh quái ác khác về tim, khớp, đau cột sống, đau đầu vận mạch, viêm tai giữa, rồi bệnh thấp khớp, bệnh tim. Số phận của Phú thật nhiều cay đắng, bất hạnh.
Cây văn cực đỉnh của Đà thành
Phú học bài bằng chữ nổi
Khát khao tìm đến tri thức và sống có ích, Phú luôn nung nấu trong lòng. Khi nghe tin trong có trường Niềm Vui dạy chữ cho các em bị khiếm thị, cậu đã xin ba mẹ cho được theo học ở đó.
Khi học xong chương trình tiểu học, Phú lại tiếp tục “hành trình khám phá tri thức” của mình bằng việc một mình lặn lội tìm đến trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Tp.Đà Nẵng) để theo học. Hiện nay, Phú đang học lớp 12/10 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền để hòa nhập cùng các bạn bè bình thường khác.
Suốt chừng ấy năm, Phú đã vượt qua biết bao chông gai, trở ngại về chuyện nơi ăn, chốn ở, khó khăn trong học tập nơi đất khách, quê người. Để có tiền trang trải cho cuộc sống và học tập, Phú đã làm thêm nghề mát-xa. Rồi tự “kinh doanh” nhỏ, một mình bước chân dò dẫm khắp các chợ, các phố phường Đà Nẵng để bán tăm tre, đũa, bút,…
Vất vả, cơ cực là thế nhưng Phú vẫn rất ham học và luôn biết sắp xếp thời gian để không bị việc học sa sút.
Cậu đã đạt được rất nhiều thành tích trong học tập và nhiều giải thưởng khác rất đáng khâm phục. Từ năm lớp 6 tới lớp 11, Phú luôn đạt học sinh Giỏi, đặc biệt là môn văn. Phú từng giành giải Nhì môn Ngữ Văn cấp quận năm lớp 8, giải Nhất môn Ngữ Văn cấp thành phố năm lớp 9, giải Nhì môn Ngữ Văn cấp thành phố năm lớp 10, giải Nhất môn Ngữ Văn cấp thành phố năm lớp 11.
Cô Bùi Thị Diệp Anh – giáo viên chủ nhiệm của Phú ở trường Nguyễn Đình Chiểu cho biết: “Em Phú là một học sinh khiếm thị tại trường, em cũng học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua để học tập, và em đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Phú là một tấm gương sáng cho nhiều bạn noi theo.”
Về ước mơ trong tương lai, Phú tâm sự rất chân tình: “Mình ước mơ sau này sẽ làm nghề thầy thuốc để bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo, cho ba mẹ và cho chính mình nữa.”
Ước mơ của Phú là trở thành thầy thuốc để chữa bệnh cho mọi người và chính mình
Bước chân dò dẫm của Phú trên đường phố Đà Nẵng (ảnh: Bùi Thị Diệp Anh)
Cậu học trò làm thêm mát -xa ở Trung tâm Hội người mù Liên chiểu
Theo TNO
Tạo không gian sáng tạo cho học sinh giỏi văn
Đọc bài viết ""Ba Tưng", Ngoc Trinh vào đề thi: Có vẻ nằm ngoài nhận thức phổ thông của HS" trên Tuổi Trẻ ngày 10-10-2013 của tác giả Thân Nguyễn Luận, tôi không tán thành một số nhận định. Nay xin được trao đổi.
Tác giả nhận định về đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 của Bộ Giáo dục - đào tạo: "Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam..." Nhưng đến đề thi chon học sinh giỏi văn lớp 12 năm học 2013-2014 của Sở GD-ĐT Hải Phòng đưa phat ngôn cua người mẫu Ngọc Trinh va Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") va yêu câu hoc sinh "viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ", thì tác giả lại cho rằng "hình ảnh không đẹp và những phát ngôn thực dụng của hai cô được đưa vào e còn điều chưa ổn".
Thực tế là ở cả hai đề thi đều thể hiện được tính thực tiễn, tính giáo dục, được thể hiện suy nghĩ của mình về các vấn đề xã hội, giới trẻ. Như thế, có thể nói đề thi chọn học sinh giỏi của Hải Phòng đã kế thừa, phát huy đề thi tốt nghiệp theo cách "mạnh dạn, táo bạo" hơn.
Tác giả bài viết cho rằng nội dung đề thi "nằm ngoài nhận thức phổ thông của học sinh". Tuy nhiên người viết cũng nên nhớ rằng đây không phải là đề thi cho tất cả học sinh phổ thông. Đây là đề thi chọn học sinh giỏi, mà để chọn được học sinh giỏi cần cái gì đó trên mức phổ thông đại trà. Ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa, người làm bài thi cũng cần vận dụng những vấn đề thực tiễn sinh động của đời sống để làm sáng tỏ vấn đề. Đó là sự liên hệ thực tế, chính ở đây thí sinh mới phát huy rõ nhất tư duy gợi mở, sáng tạo, để lại dấu ấn riêng - yếu tố cần có của một học sinh giỏi văn.
Người viết cho rằng vấn đề: "yêu, tiền, gái trẻ - đại gia" là vấn đề rộng, nhạy cảm, đó là vấn đề của các nhà tâm lý học, xã hội học thì tôi lại nhắc cho tác giả nhớ rằng đây là đề thi chọn học sinh giỏi; do đó các em cần không gian đủ rộng để thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Trước đây, những vấn đề được xem là nhạy cảm như: giáo dục giới tính, tình yêu tuổi học trò... thường không được quan tâm đúng mức, có những vấn đề không quản lý được là cấm đoán, phớt lờ đi. Từ đó nhiều học sinh có nhận thức sai lệch, không đầy đủ nên để lại những hậu quả đáng tiếc.
Hơn nữa, những phát ngôn, quan điểm là của giới trẻ, do đó điều đầu tiên chúng ta cần làm là lắng nghe ý kiến của đa số người trẻ xem họ đang nghĩ gì, làm gì; từ đó sẽ có những định hướng, uốn nắn những suy nghĩ, cách nhìn nhận, thể hiện chưa chuẩn mực. Như vậy, những vấn đề liên quan đến giới trẻ sẽ không có "vùng cấm" để người trẻ bày tỏ quan điểm, suy nghĩ bản thân.
Nền giáo dục VN đang tìm hướng đổi mới, trong đó có vấn đề đổi mới trong cách dạy văn và học văn. Những đề thi "mở" sẽ khuyến khích học sinh "mở lòng mình" một cách chân thực, xúc động nhất. Thời tôi đi học, ngay cả khi đã là một sinh viên chuyên ngành ngữ văn, trừ một số ít các bạn có năng khiếu thật sự về văn chương, còn đại đa số chúng tôi học văn, làm văn gần như theo những khuôn mẫu.
Không là những bài làm chép ra từ sách văn mẫu thì cách biểu đạt, lối suy nghĩ cũng theo những công thức nhất định. Ví dụ như phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm thì chỉ cần tìm các yếu tố như: tình yêu thương con người, đùm bọc lẫn nhau, giúp người gặp nạn, nhường cơm sẻ áo... thể hiện trong tác phẩm. Từ những yếu tố như trên mang áp vào bất kỳ tác phẩm nào cần phân tích giá trị nhân đạo sẽ có một bài làm đạt điểm trên trung bình.
Người viết bài nay thiết nghĩ: bên cạnh những giá trị truyền thống tốt đẹp đưa vào nhà trường nhằm giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy cũng cần đặt ra những vấn đề thời sự, liên quan đến các em để chính các em được đưa ra những suy nghĩ, quan điểm, nhận định của bản thân, như thế những giờ dạy, học tẻ nhạt, khuôn mẫu sẽ dần biến mất.
Theo Tuoitre
Cậu bé khiếm thị đoạt giải viết thư Quốc tế UPU Đào Xuân Trung, học sinh khiếm thị lớp 5D Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội vừa đoạt giải thưởng dành cho học sinh khuyết tật trong Cuộc thi viết thư quốc tế UPU với bức thư gửi thiếu nhi toàn thế giới biết bảo vệ nguồn nước sạch. Giải thưởng được trao vào chiều nay 26.8 tại trụ sở Sở Thông tin...