Chàng trai dân tộc chăn bò trở thành sinh viên cảnh sát
Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, chàng trai dân tộc chăn bò, chăn lợn sau giờ đến trường đã trúng tuyển vào Đại học Cảnh sát nhân dân TP HCM.
Là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn nhưng em Hoàng Ngọc Cường ở thôn 1, xã Ea Sar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong học tập. Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, em đạt 27,5 điểm, trúng tuyển vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TP Hồ Chí Minh.
Ngoài việc học trên lớp, Hoàng Ngọc Cường tham gia làm nương, chăn bò giúp bố mẹ. Ảnh: VOV.
Năm 1990, gia đình em Hoàng Ngọc Cường từ Cao Bằng vào Đắk Lắk xây dựng kinh tế, cũng là lúc em vừa vào lớp 1. Cũng như phần lớn bà con dân tộc Tày mới vào định cư ở thôn 1, xã Ea Sar, huyện Ea Kar, gia đình Cường gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Ông Hoàng Văn Nhượng, bố của Cường cho biết, vì nghèo đói, trường lại ở xa, nên con trai đầu đành phải nghỉ học, phụ giúp bố mẹ. Cường có chí, quyết tâm theo học nên gia đình cũng phải cố gắng.
Video đang HOT
Hành trình đến trường của Hoàng Ngọc Cường cũng lắm gian nan. Mỗi ngày đến trường, em phải lội bộ quãng đường hơn 7km. Mùa nắng bụi mịt mù, mùa mưa lại bê bết bùn đất. Nhiều khi mải phụ giúp công việc gia đình, em phải băng qua khúc sông trước nhà, đi tắt qua nương rẫy mới không bị lỡ buổi học. Vất vả là thế, nhưng năm học nào Cường cũng đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến.
Nhận xét về nghị lực của em Hoàng Ngọc Cường, thầy giáo chủ nhiệm Thái Văn Mạnh cho biết: “Cường là một học sinh có ý chí, nỗ lực vượt khó học tập. Cường rất chăm trong học tập, nên các thầy cô động viên, từ đó định hướng cho em xác định được thi vào ngành Công an để sau này ra trường có việc làm ổn định”.
Theo định hướng của thầy giáo chủ nhiệm, sự nỗ lực cả quá trình vượt khó học tập, kì thi tuyển sinh vừa qua, Hoàng Ngọc Cường đã đậu vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TP Hồ Chí Minh với tổng số 27,5 điểm. Nhận được giấy báo trúng tuyển, cả gia đình Cường vừa mừng vừa lo. Mừng vì trúng tuyển đại học theo đúng nguyện vọng, với điểm số cao, nhưng lo vì khoản chi phí trong quá trình theo học ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong lúc chờ đến ngày nhập học, Cường vừa tranh thủ giúp đỡ bố mẹ công việc đồng áng vừa làm thuê kiếm tiền để trang trải học hành.
Nghe tin Cường đỗ đại học, không chỉ gia đình em vui mừng mà cả xóm nghèo phấn khởi, tự hào. Ông Chu La Đồng, Hội người Cao tuổi thôn 1, xã Ea Sar cho biết: Ở vùng khó khăn này, điều kiện đến trường của con em còn quá nhiều cản trở, nên một học sinh dân tộc thiểu số đậu đại học với điểm số cao như Hoàng Ngọc Cường rất đáng biểu dương, khen ngợi.
Ông Chu La Đồng nói thêm: “Ngoài việc học ở trường, về nhà Cường còn tranh thủ phụ giúp gia đình. Lúc mùa vụ thì đi làm cỏ lúa, chăn con bò, chăn lợn. Cường cũng nhận thức được là có chữ có trình độ thì mới tiếp thu được khoa học kỹ thuật góp phần phục vụ gia đình và xã hội”.
Cổng trường đại học đã sẵn sàng đón nhận các tân sinh viên, Hoàng Ngọc Cường chuẩn bị hành trang từ cao nguyên Đắk Lắk xuống TP Hồ Chí Minh theo học, chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhưng với nghị lực của chàng trai dân tộc thiểu số, vốn sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, Cường sẽ quyết tâm học tập tốt để trở thành người chiến sĩ Công an nhân dân
Theo Hương Lý/VOV
Nước mắt người mẹ nghèo không có tiền cho con theo đại học
Đạt 26,75 điểm, Nguyễn Thị Phương không trúng tuyển Học viện Cảnh sát, nhưng có thể đỗ nhiều trường đại học khác. Vì kinh tế gia đình khó khăn, nữ sinh phải đi làm thuê kiếm sống.
Tìm đến nhà Nguyễn Thị Phương tại xã Văn Hoàng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), những người hàng xóm cho biết, bố nữ sinh này bỏ nhà đi từ khi em học lớp 1. Người mẹ buồn tủi rồi sinh bệnh tâm thần, phải uống thuốc hàng ngày. Bị bệnh tật dày vò, nhưng bà vẫn gồng mình với 3 xào ruộng và làm thêm việc khâu màn tuyn để nuôi con ăn học.
"Phương thi đại học được gần 27,75 điểm, muốn vào trường công an vì nhà không có tiền cho cháu học trường ngoài", bà Lê Thị Thật ngậm ngùi kể về con gái vừa học hết lớp 12. Nhắc đến câu chuyện buồn của con, người mẹ nghèo nói trong nước mắt: "Cháu đi làm thuê được hơn một tháng rồi; khóc lóc mấy ngày rồi quyết định đi...".
Bà Lê Thị Thật chia sẻ những thành tích học tập của con gái. Ảnh: Ngọc Tân.
Chuyện bắt đầu từ tháng 4/2015, Nguyễn Thị Phương (học sinh THPT Đồng Quan, Phú Xuyên) làm hồ sơ vào Học viện Cảnh sát rồi gửi cho công an huyện. Việc đăng ký vào trường công an phải qua nhiều khâu, từ nộp hồ sơ đến kiểm tra lý lịch, sức khỏe...
Khi điền tổ hợp xét tuyển vào trường, nữ sinh điền sai tổ hợp xét tuyển là khối D, thay vì khối A như lựa chọn của mình. Phải đến 3 tháng sau, khi trường yêu cầu phiếu điểm, em mới phát hiện sai sót này.
Với mức điểm 26,75, Phương hoàn toàn có thể đỗ vào các trường top đầu như Ngoại Thương, Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân... Thầy cô và bạn bè cũng nhiều lần động viên em rút hồ sơ khỏi Học viện Cảnh sát để nộp vào các trường dân sự. Tuy nhiên, nữ sinh đành bỏ cuộc vì gia đình không có nổi vài triệu đồng để đóng học phí đầu năm.
"Từ giờ mẹ không phải nuôi con nữa", đó là những lời Phương nói với mẹ trước khi rời nhà đi làm thuê. Cô học trò sau 12 năm say sưa đèn sách, giờ phải kiếm sống đỡ gánh nặng cho gia đình. Khi đi, em mang theo cả sách vở, hy vọng nuôi tiếp ước mơ đến giảng đường.
Liên hệ với Phương qua điện thoại, em cho biết, đang sống nhờ nhà người quen ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Hằng ngày Phương làm công việc bán hàng thuê tại một siêu thị với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. "Em định vừa làm thuê vừa ôn tập để năm sau thi lại đại học, nhưng cũng không chắc khi đó còn đủ sức để vào trường công an hay không".
Cô Nguyễn Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm của Phương, là người đầu tiên chia sẻ với chúng tôi về hoàn cảnh của em. Cô cho biết, em là học sinh giỏi, có ý chí vượt khó. Phương từng giành hai danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Kỳ thi THPT vừa qua, điểm xét tuyển của em đạt 26,75 điểm. "Thế nhưng chỉ vì một sai sót khi điền thông tin vào hồ sơ, cánh cửa đại học đóng sập ngay trước mắt cô học trò nghèo", cô Hường ngậm ngùi chia sẻ.
Năm nay trường THPT Đồng Quan tổ chức lễ tuyên dương cho 70 học sinh thi đại học đạt 24 điểm trở lên. Trong khi bạn bè nô nức nhận phần thưởng và chuẩn bị cho ngày nhập học, Nguyễn Thị Phương vẫn đang bươn chải với công việc làm thuê cách nhà gần 60 km.
Theo Zing
Đại học đầu tiên tổ chức thi thử cho học sinh Chiều 14/3, ĐHQG Hà Nội tổ chức thi thử theo phương thức đánh giá năng lực đối cho kỳ tuyển sinh vào đại học ở trường THPT Đại Từ (Đại Từ, Thái Nguyên). Thí sinh trước giờ thi. Gần 100 học sinh trường THPT Đại Từ đã tham gia đợt thi thử này. Ông Nguyễn Kim Sơn, phó giám đốc ĐHQG Hà Nội...