Chàng trai bị cho là chém gió thu nhập 1 tỷ gọi vốn 5 tỷ hoá ra là nam chính vụ matcha ồn ào MXH
Mạng xã hội mới đây lại một phen “dậy sóng” khi phát hiện chàng trai đến chương trình Shark Tank tuyên bố có thu nhập 1 tỷ/tháng hóa ra là nam nhân viên trong drama bị ném matcha vào người.
Xuất hiện trong chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, Vũ Tiến là cái tên đang thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân mạng với câu chuyện gọi vốn 5 tỷ. Ngoài ra, Vũ Tiến cũng gây tranh cãi khi tuyên bố mình có thu nhập lên đến 1 tỷ/tháng và tự hào gọi mình là thiên tài.
Vũ Tiến lên chương trình Shark Tank tuyên bố mình thu nhập 1 tỷ/tháng…
…khiến chính các Shark cũng ngỡ ngàng.
Cư dân mạng tranh cãi về chia sẻ của Vũ Tiến.
Trước làn sóng phản ứng của dư luận, nhiều cư dân mạng đã nhanh chóng phát hiện chàng trai này không phải ai xa lạ mà hóa ra chính là người quen trong một “drama” từng nổ ra cách đây không lâu. Tháng 05/2022, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip một cô gái ném thẳng cốc matcha đá xay vào lưng một nhân viên quán nước khi cho rằng người này không đáp ứng đúng yêu cầu của cô.
Vũ Tiến chính là nam chính trong đoạn clip bị ném cốc matcha gây xôn xao thời gian trước.
Thời điểm đó, nhiều netizen đã chỉ trích gay gắt hành động của cô gái. Mãi sau đó, dân tình mới lại “bật ngửa” khi chính bạn nam nhân viên trong clip lên tiếng giải thích tình huống trong clip chỉ là “diễn tập” và hoàn toàn không có chuyện anh bị khách hàng ném nước vào người như thế trong thực tế.
Vũ Tiến thanh minh đoạn clip chỉ là diễn tập.
Video đang HOT
“Những gì xảy ra trong clip được nhiều kênh đăng tải là tình huống mà Tiến và bạn diễn viên Thuý Vy diễn tập với nhau, nếu xem đến cuối clip thì mọi người sẽ thấy có một bạn đứng quay và có bé diễn viên cười khi can ngăn đó ạ.
Trong lúc diễn tập thì có một bạn diễn viên quần chúng do không biết đã quay clip lại và đăng tải trên mạng, đã tạo ra sự việc gây hiểu lầm không đáng có.” - Vũ Tiến lên tiếng trên trang cá nhân.
Vũ Tiến sau đó cũng nhận lỗi khi để mọi việc đi quá xa, lên tiếng xin lỗi và mong cộng đồng mạng đừng chỉ trích anh thêm và bạn nữ trong clip. ” Bên ngoài bé hiền lắm không giống như trong clip đâu . Sự việc đã dẫn đến những rắc rối không đáng có đã ảnh hưởng đến những cá nhân thậm chí không liên quan, Tiến xin lỗi các bạn và xin lỗi mọi người rất nhiều! – Vũ Tiến tiết lộ về tính cách bạn diễn Thúy Vy và mong cư dân mạng ngừng nổi giận với bạn nữ.
Shark Tank: Lần đầu ngồi ghế nóng, Shark Erik chốt ngay deal với startup công nghệ
Đến gọi vốn, Nguyễn Anh Tuấn vào thẳng vấn đề với từ khóa "Metaverse" - được coi là xu hướng của ngành công nghệ hiện nay.
Trong tập 10 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5, Nguyễn Anh Tuấn - sáng lập và điều hành của Elite Meta - đã mở đầu phần giới thiệu của mình bằng việc mời các Shark trải nghiệm công nghệ Metaverse đối với việc tham gia lớp học trực tuyến.
Anh vào thẳng vấn đề với từ khóa "Metaverse" - được coi là xu hướng của ngành công nghệ hiện nay. Anh Tuấn đưa ra kế hoạch gồm 3 bước: Bước 1 - xây dựng các lớp học để học sinh, sinh viên, người lớn tuổi có thể học tập và làm việc trong không gian đó. Bước 2 - xây dựng các trường học có đủ chức năng. Cuối cùng là bước 3 - xây dựng một thành phố giáo dục, song song với phát triển 1 Marketplace (chợ trực tuyến) để mua bán trao đổi các NFT của các công cụ giáo dục, vật phẩm sáng tạo của các sinh viên tạo ra.
Anh Tuấn cũng đưa ra các con số thống kê hiện tại Việt Nam chi ra khoảng 5,9% GDP tương đương với khoảng 16 tỷ USD 1 năm cho giáo dục và con số đó còn gấp khoảng 100 lần trên thế giới. Do đó, thị trường phát triển Metaverse trong giáo dục có thể nói là khổng lồ. Elite Meta cũng đã làm việc với một số trường Đại học trong nước và quốc tế để đưa công nghệ này vào việc giảng dạy. Dựa vào quan điểm và hướng phát triển đó, Anh Tuấn gọi vốn 100.000 USD cho 1% cổ phần công ty.
Tuy vậy khi được Shark Bình hỏi về doanh thu, Anh Tuấn thừa nhận công ty hiện chưa có và doanh thu dự kiến sẽ đến từ 2 nguồn: việc cho thuê các lớp học ảo, hợp tác và ăn chia % với các cơ sở giáo dục. Shark Hưng đưa ra ý kiến cho rằng lớp học ảo chỉ tăng tính trải nghiệm thú vị cho người dùng chứ không làm thay đổi nội dung và hành vi của đối tượng tham gia. Startup giải thích thêm rằng họ có 2 mô hình: học 'chay' và học với giáo viên giảng bài như bình thường.
Là một người quan tâm và am hiểu về công nghệ, Shark Erik lập tức đặt ra câu hỏi về việc so sánh sản phẩm của Startup với Google. Anh Tuấn cho rằng thị trường của các 'ông lớn' như Google, Facebook là toàn cầu và dùng những nền tảng không có quá nhiều tùy biến để sử dụng phổ cập cho người dùng. Còn nền tảng Metaverse Edu sẽ chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực giáo dục nên các tùy biến trong mô hình này sẽ tốt hơn.
Shark Liên cũng bày tỏ sự quan ngại khi Startup phải đối mặt với những 'ông lớn' và bà muốn biết thế mạnh của công ty là gì. Với câu hỏi này, Anh Tuấn chia sẻ rằng anh là một kiến trúc sư có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất cao cấp. Anh cùng đã đi rất nhiều thành phố lớn trên thế giới để nghiên cứu về kiến trúc, lịch sử văn hóa. Những kiến thức cùng kinh nghiệm của anh được áp dụng cho đồ họa trong ứng dụng này. Anh Tuấn khẳng định rằng công ty của anh đang đi song song với Accenture về mặt công nghệ.
Shark Erik cho rằng mục đích cuối cùng của một công ty công nghệ giáo dục là giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, điều này anh chưa thấy startup đề cập đến. Trả lời cho câu hỏi này, Anh Tuấn đưa ra quan điểm: "Hiệu quả học tập phụ thuộc và rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phải thích, thích vào lớp thì học sẽ tốt". Anh cũng đưa ra dẫn chứng về việc thử nghiệm tích cực MetaClass cho 100 học sinh tiểu học, trong đó có con gái của anh. Đây cũng là giải pháp cho các gia đình không còn phải vất vả trong việc đưa con đi học mà có thể chuyển sang hình thức online.
Shark Bình khá thẳng thắn khi đưa ra nhận xét góp ý dành cho startup. Theo anh những gì mà MetaClass đang làm là 'bắt trend công nghệ' - Metaverse. Shark Bình đưa ra rất nhiều dẫn chứng cho việc Metaverse và các những trend gần đây gây 'cơn sốt ảo', thực chất là phức tạp hóa một vấn đề đơn giản và không đem lại bất cứ giá trị nào cho cá nhân người sử dụng. Shark Bình dẫn lời 1 CEO nổi tiếng của công ty chuyên phát hành và thiết kế game: "Tôi cũng không hiểu Metaverse là cái gì khi mà họ đang làm lại những thứ mà các công ty game đã làm cách đây 20 năm". Bản thân ông thấy Metaverse vẫn là một khái niệm quá sớm và chưa hề chứng minh được tương lai. Đó cũng là lý do 'ông trùm Facebook' Mark Zuckerberg bị thị trường trừng phạt, cổ phiếu rớt thê thảm sau khi đổi tên Facebook thành Meta. Zoom, Google Meet cũng từng tăng gấp 10 giá trị cổ phiếu thời điểm dịch bệnh nhưng sau đó lại giảm 10 lần khi hết dịch.
Quay trở lại việc Anh Tuấn định giá công ty 10 triệu USD khi chưa có doanh thu, Shark Bình cho rằng việc mà Startup đang làm chính là điển hình cho việc phức tạp hóa một vấn đề đơn giản. CEO đang 'đâm đầu vào một thứ mà thế giới còn chưa chứng minh được'.
Nghe xong phần góp ý, CEO Anh Tuấn chia sẻ về việc theo đuổi ước mơ. Hàng ngày thế giới tốn nhiều chục tỷ đô la để quảng bá về Metaverse, chưa bàn đến việc đúng hay sai nhưng nếu thiếu đi giấc mơ và chỉ đơn thuần 'cơm áo gạo tiền' thì xã hội sẽ không thể phát triển được. Bản thân Anh Tuấn cũng đã có kinh nghiệm 20 năm kinh doanh, sở hữu công ty doanh số 100 tỷ/năm nhưng anh sẵn sàng hi sinh vì giấc mơ của mình. "Em nghĩ rằng chúng ta nên có giấc mơ và phát triển cùng với thế giới bởi vì tương lai thì sẽ đến với những người có giấc mơ và nỗ lực làm việc" - Anh Tuấn chia sẻ.
Đồng quan điểm với Shark Bình, Shark Hùng Anh cũng khuyên Anh Tuấn nên bình tĩnh lại vì giấc mơ của anh có thể chưa đúng thời điểm này. Ông cũng từ chối đầu tư cho MetaClass.
Cuộc đối thoại giữa 3 người đàn ông đã khiến Shark Liên không thể ngồi yên. Mặc dù không đầu tư nhưng bà rất ủng hộ quan điểm của Nguyễn Anh Tuấn.
Đứng ở phía 'trung lập', Shark Hưng cho rằng đây là một sản phẩm tuyệt vời đứng ở góc độ công nghệ. Shark Hưng là một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản nên ông dành cho Anh Tuấn lời khen về phần đồ họa kiến trúc đẹp hơn những thiết kế thông thường của các nền tảng Metaverse hiện nay. Lý do ông không đầu tư là bởi mô hình ứng dụng kinh doanh không phù hợp, ông khuyên Startup nên suy nghĩ thêm về điều này.
Shark Erik ở ngoài cuộc tranh luận về việc theo đuổi giấc mơ, ông vào thẳng vấn đề về chuyện định giá công ty có phần "ngáo giá" của startup. Theo ông, mô hình kinh doanh của Meta Class vẫn phải hoàn thiện nhiều. Shark Erik đánh giá sản phẩm thú vị và có thể ứng dụng theo một vài cách khác. Ở nhà, con gái của ông cũng rất yêu thích Metaverse và ông gợi ý nên làm cách nào đó để các trò chơi mang tính giáo dục thay vì chỉ là một sự lãng phí thời gian. Shark Erik đưa ra đề nghị 100.000 USD cho 15% cổ phần.
Sau khi nhận được lời đề nghị này, Anh Tuấn đưa ra quyết định cuối cùng: 100.000 USD cho 10% cổ phần, tức là giảm định giá công ty 1/10 so với ban đầu và được Shark Erik đồng ý.
Như vậy Anh Tuấn và MetaClass đã trở thành deal đầu tiên của Shark Erik. Startup chia sẻ rằng mình cảm thấy rất tự hào về điều này. Thương vụ cũng chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng và có thể tiến ra thế giới bởi Shark Erik rất am hiểu và có kinh nghiệm về công nghệ.
Đón xem các tập tiếp theo Shark Tank Việt Nam mùa 5 vào 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên VTV3!
"Cá mập" mới toanh ngồi ghế nóng Shark Tank Việt Nam mùa 5 Các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam mùa 5 sẽ xuất hiện vị "cá mập" người Thụy Điển Erik Jonsson. Erik Jonsson là một doanh nhân người Thụy Điển đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam trong 10 năm nay. Ông hiện là đối tác điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm Antler tại Việt Nam. Antler có mạng...