Chàng tiến sĩ 28 tuổi và lời hứa trở về từ đất nước hình lục lăng
Hiện là tiến sỹ ngành Sinh học-Thực phẩm tại Toulouse, từng đoạt giải sinh viên xuất sắc nhất bậc tiến sỹ của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) và là PCT phụ trách truyền thông của UEVF, Lê Đoàn Thanh Lâm khẳng định trong anh luôn có một lời hứa trở về!
28 tuổi, Lê Đoàn Thanh Lâm là một trong những người Việt trẻ hiếm hoi đang làm việc tại cả hai phòng thí nghiệm tại trường kĩ sư INSA Toulouse và phòng thí nghiệm công nghệ cao của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS). Bên cạnh đó, anh cũng là người Việt đầu tiên may mắn có cơ hội làm việc tại trung tâm nghiên cứu về tế bào, sinh vật, ung thư mới được xây dựng tại thành phố Toulouse.
Lê Đoàn Thanh Lâm (thứ 2 từ trái sang) trong một buổi gặp mặt phó thị trưởng thành phố Toulouse
Cùng với thành tích học tập – nghiên cứu ấn tượng, Lê Đoàn Thanh Lâm còn hoạt động rất sôi nổi, tích cực với vai trò Phó chủ tịch phụ trách truyền thông của UEVF. Anh còn từng là chủ tịch của Hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse (AEVTl) trong 3 năm liền, là người góp công lớn trong việc phát triển các hoạt động của hội cũng như kết nối các sinh viên ở thành phố Toulouse với nhau, được đích thân Phó thị trưởng thành phố Toulouse, Jean – Marc Bares cảm ơn về sự cộng tác và tạo điều kiện gặp gỡ giữa chính quyền Toulouse với cộng động người Việt. Cũng nhờ những đóng góp tích cực đó mà Lê Đoàn Thanh Lâm được TW Đoàn trao tặng giải thưởng “ Sao Tháng Giêng” dành cho cá nhân có nhiều thành tích cho công tác cộng đồng.
Dưới đây là những chia sẻ của Lê Đoàn Thanh Lâm về cuộc sống du học ở Pháp, những dự định của anh trong tương lai cũng như những lời gửi gắm dành cho các bạn trẻ có ước mơ du học tại đất nước hình lục lăng:
Được đi du học là một điều may mắn
Cơ duyên nào đã đưa anh đến với nước Pháp?
Tốt nghiệp kĩ sư Đại học Bách Khoa Hà Nội bằng giỏi 2007, nhận học bổng đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho một năm Thạc sĩ chuyên ngành tại trường kĩ sư về Sinh học-thực phẩm tại Dijon (ENSBANA), Pháp ngay khi tốt nghiệp. Sau đó anh tiếp tục được nhận làm nghiên cứu sinh 3 năm với học bổng của Viện nghiên cứu quốc gia Nông nghiệp Pháp (INRA). Luận văn nghiên cứu bảo vệ tiến sĩ đạt kết quả xuất sắc, bốn bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng quốc tế (Biophysical Journal, Langmuir,…)
Lâm đã nộp hồ sơ xin học bổng đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho một năm Thạc sĩ chuyên ngành tại trường kĩ sư về Sinh học-thực phẩm tại Dijon (ENSBANA) và đã được nhận. Sau khi hoàn thành khóa học thạc sỹ, Lâm được nhận làm nghiên cứu sinh 3 năm với học bổng của Viện nghiên cứu quốc gia Nông nghiệp Pháp (INRA).
Việc học tập, nghiên cứu chiếm rất nhiều thời gian nhưng anh đã từng giữ chức vụ Chủ tịch hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse và hiện nay là Phó chủ tịch UEVF phụ trách về truyền thông, vậy anh đã sắp xếp thời gian của mình như thế nào để hoàn thành tốt cả hai cũng như dành thời gian cho gia đình?
Video đang HOT
Dù trong công việc hay hoạt động đoàn thể, thì luôn có những khó khăn nhất định với DHS như Lâm vì đang ở nước ngoài nên các điều kiện sinh sống, học tập, văn hóa và quan hệ xã hội không dễ dàng như ở đất nước mình. Tuy nhiên, các bạn DHS luôn biết biến khó khăn thành động lực sáng tạo.
Khó khăn đầu tiên của Lâm là tiếng Pháp vì Lâm không phải là dân chuyên. Hơn nữa, thời gian đầu Lâm sang Pháp, gặp những khó khăn trong các thủ tục hành chính, nhà cửa, nhập học, được các anh, chị đi trước giúp đỡ rất nhiệt tình. Lâm rất cảm kích và cũng mong muốn giúp đỡ lại các bạn DHS khác sẽ du học như mình. Đấy là mục đích đầu tiên thúc đẩy Lâm tham gia các hoạt động của UEVF.
Sau đó, trong quá trình tham gia tổ chức các hoạt động, Lâm cảm nhận được sự đoàn kết, nhiệt huyết sức trẻ của các bạn bên cạnh. Các bạn DHS tại Pháp và các nơi khác rất tài năng, không chỉ trong việc học mà còn cả về thể thao, văn nghệ cũng như các hiểu biết xã hội. Lâm rất muốn cùng các bạn tổ chức các sự kiện để quảng bá văn hóa, con người và đất nước Việt Nam cho các bạn bè quốc tế.
Chính vì có những niềm tin và mục đích như vậy nên bên cạnh việc học, Lâm đã cố gắng sắp xếp tham gia và tổ chức các hoạt động của UEVF. Một bí mật nhỏ của Lâm để luôn hoàn thành các công việc của mình là khi Lâm có nhiều việc phải giải quyết thì Lâm sẽ viết ra các việc đó, sắp xếp thứ tự quan trọng rồi hoàn thành từng việc một. Cho đến nay thì Lâm chưa gặp phải các tình huống bỏ lỡ các công việc hay vì việc này mà bỏ qua việc khác. Về gia đình, thì dù có làm gì, đi đâu, Lâm cũng cố gắng dành ít thời gian cuối tuần để gọi điện về Việt Nam hỏi thăm gia đình.
Một lời hứa trở về
Anh đã có một bằng tiến sỹ trong tay, dự định của anh sắp tới?
Lâm sẽ học thêm một bằng Thạc sĩ về quản trị doanh nghiệp để hướng tới các vị trí quản lý sản xuất, quản lý các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Sau đó anh sẽ trở về Việt Nam?
Đó là chuyện đương nhiên vì Lâm là người Việt Nam và Lâm phải có trách nhiệm với sự phát triển của đất nước mình dù cho lời mời làm việc và điều kiện phát triển ở đây có hấp dẫn và tốt hơn ở Việt Nam đến đâu đi chẳng nữa. Tiềm năng phát triển của Việt Nam là rất lớn và Lâm tự tin rằng khi mình trở về, tôi sẽ có một chỗ đứng nhất định! Vả lại, 6 năm là khoảng thời gian cần và đủ để xa Việt Nam, xa gia đình rồi.
Có không ít các tiến sỹ khi trở về nước đã không thể hòa nhập được với môi trường làm việc trong nước và họ có những khó khăn nhất định vì thế mới xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Anh nghĩ gì về điều này và hiện anh có chuẩn bị cho mình tâm lý cũng như sẵn sàng đón nhận những thách thức khi trở về nước?
Lâm thấy là nếu bạn nào đã suy nghĩ con đường trở về nước thì ngay sau khi học xong nên về ngay. Vì khi về nước, các bạn còn phải mất vài năm để có kinh nghiệm, tìm hiểu môi trường, và tạo các mạng lưới quan hệ. Nếu chậm trễ thì sẽ bị các bạn cùng lứa tuổi với mình bỏ xa.
Bản thân Lâm thì vẫn đang còn các chương trình học của mình bên này. Tuy nhiên, Lâm sẵn sàng quay trở về Việt Nam để làm việc sau khi tốt nghiệp. Điều cuối cùng Lâm muốn nói là dù ở đâu, thì chúng ta cũng có những cách khác nhau để góp phần xây dựng cho đất nước.
Việt Nam có một tiềm năng phát triển rất lớn
Như đã đề cập đến ở phần trên, nhiều DHS sau khi học xong không muốn quay trở về làm việc tại Việt Nam, phải chăng họ chưa đánh giá đúng tiềm năng phát triển của nước nhà?
Đúng là Việt Nam còn nhiều hạn chế và khó khăn để trong môi trường làm việc so với Pháp, hay các nước mạnh về kinh tế khác như Mỹ, Anh, Đức,… Điều đó là chuyện đương nhiên vì đó là những nền kinh tế trụ cột của thế giới với lịch sự phát triển lâu đời trong khi Việt Nam mới phát triển trong khoảng thời gian hơn 30 năm sau chiến tranh và đổi mới.
Hơn nữa, Việt Nam chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp sang chú trọng sản xuất và dịch vụ, đang là điểm hấp dẫn đầu tư nóng nhất trên thế giới. Ngay cả trong cảnh nền kinh tế thế giới đang ở dưới đáy đồ thị hình sin thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho đây là “thời điểm và cơ hội vàng” để đầu tư vào Việt Nam! Vì thế Lâm cho rằng, sẽ là lãng phí rất lớn nếu các bạn DHS không nhìn ra những ưu điểm này của Việt Nam mà quyết định ở lại nước bản địa để làm việc . Việt Nam đang dần chuyển mình để “thích ứng” với thời cuộc và là một môi trường phù hợp cho các bạn trẻ năng động, giàu tham vọng và nhiệt huyết!
Không bao giờ quên mình là người Việt
Anh có thể chia sẻ thêm về hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse (AEVTl)?
AEVTl có rất nhiều hoạt động trong năm nhưng nổi bật và đã thành truyền thống của hội là : Gặp mặt đầu năm để đón tiếp SV mới, các hoạt động học tập, thể thao như bóng đá, bóng bàn, tennis (sắp tới AEVTl sẽ tổ chức giải bóng đá Toulouse OPEN), picnic, dã ngoại, hay tổ chức đêm Tết truyền thống bao gồm văn nghệ và ẩm thực, các buối seminar giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, chương trình tìm kiếm tài năng sinh viên. Ngoài ra, AEVTl cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các bác Việt kiều hiện đang sinh sống và làm việc tại Toulouse. Nhưng trên hết, AEVTl luôn nói với các bạn DHS rằng dù đi đâu làm gì cũng không bao giờ được quên chúng ta là người Việt Nam!
Cuối cùng, anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ chọn thành phố Toulouse làm điểm đến để học tập và làm việc nói riêng và nước Pháp nói chung?
Các bạn nên có một định hướng rõ ràng trước khi đi du học. Hãy cởi mở, hăng say để hòa nhập tốt vào môi trường sống cũng như học tập ở nước ngoài. Và cũng đừng quên rằng các bạn đang cầm trong tay “vận may” của mình, được tiếp cận với nguồn tri thức giàu có của nhân loại và cơ hội để thành công!
Theo DT
Những thú chơi dễ ... chết người
Bọ cạp, rắn, trăn, rết... những con vật có hình dạng đáng sợ và có nọc độc có thể gây sát thương cho con người. Song hiện tại, những loại sinh vật này vẫn được mua bán công khai trên mạng. Hoạt động mua bán này không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong cuộc mà còn gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Bọ cạp - sinh vật có nọc độc đang được nuôi khá nhiều
Càng độc càng đẳng cấp?!
Nếu như trước đây, chó, mèo, cá cảnh hay chuột hamters là những loại vật nuôi được ưa chuộng thì một vài năm trở lại đây những sinh vật mang nọc độc như rắn, rết, bọ cạp... lại được lựa chọn khá nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Vũ Hoàng Hải, sinh viên ĐH Hà Nội, người được biết đến với danh hiệu "vua nọc độc" hiện đang nuôi trong nhà 5 con bọ cạp, 2 con rắn và 1 con trăn bày tỏ quan điểm: "Nuôi thú cưng trong nhà không chỉ là để cho vui cửa vui nhà mà trên hết là để khẳng định cá tính và đẳng cấp của mình. Bây giờ nuôi chó, mèo, chim... là quá bình thường, ai cũng nuôi được. Nuôi những thú độc mới khẳng định được bản lĩnh của người nuôi, càng khó nuôi, càng độc thì càng thể hiện được đẳng cấp. Chính vì vậy, những loài vật được lựa chọn cần phải độc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Việc tìm mua và nuôi thú cũng khá đơn giản, chỉ cần tra trên mạng là đã có thể tìm được hàng trăm địa chỉ bán hàng với cách chỉ dẫn chăm sóc từng loại vật nuôi cụ thể"...
Chỉ cần vào Google gõ từ khóa "thú cưng" hay "vật nuôi", chúng ta có thể tìm được hàng nghìn địa chỉ petshop (cửa hàng bán thú nuôi trong nhà) với đủ các chủng loại khác nhau từ rắn, rết, trăn, bọ cạp đến kỳ nhông, nhím, sóc... thậm chí cả nhện, thạch sùng. Tùy theo xuất xứ và chủng loại, mỗi loài đều có giá riêng. Nhện độc Tarantula, xuất xứ từ Nam Phi có kích thước lớn nhất trên thế giới được bán với giá từ 500 nghìn đến 4 triệu đồng/con.
Trong số những thú độc, bọ cạp được coi là có giá rẻ và khá dễ nuôi. Riêng với bọ cạp, có hai loại dùng để nuôi và ngâm rượu. Loại ngâm rượu có giá 5.000 đồng/con (loại nhỏ) và 7.000 đồng/con (loại to), loại dùng để nuôi có giá 80.000 đồng/cặp. Nếu mua thêm bể kính có giá khoảng 400.000 đồng/bể. Không chỉ có rắn hổ mang, một số điểm bán còn rao cả rắn lục đuôi đỏ với giá 90.000 đồng/con, thậm chí trăn mắc võng có giá khoảng 1.000.000 đồng/cặp. Rết đủ loại, đủ kích thước và mức giá từ 3.000 đồng - 30.000 đồng/con chủ yếu phục vụ những khách hàng nuôi cá rồng, loại lớn có giá 20.000 - 25.000 đồng/con. Nhiều con vật gớm ghiếc khác như tổ ong vò vẽ, rắn, mối chúa cũng được rao bán online.
Tiềm ẩn nguy hiểm
Rết "khủng" mới xuất hiện tại Quảng Nam
Hiện nay, phong trào nuôi thú độc, đặc biệt là bò sát phổ biến đến nỗi ở những người nuôi thành lập những hội để chia sẻ kinh nghiệm như Hội bò sát, Hội có cánh... Trên mạng Internet, việc mua - bán những loài sinh vật này diễn ra khá sôi động. Nguyên tắc mua bán là không giao hàng tại nhà, mà hẹn tại một địa điểm nào đó rồi mang hàng ra trao đổi. Tuy vậy, nhiều điểm bán cá rồng ở Hà Nội vẫn công khai cung cấp rết với đủ loại kích thước và giá cả.
Ai cũng biết, rết có thể phóng nọc độc khi cắn, khiến đối tượng bị cắn sưng tấy, nôn mửa và sốt. Đáng lưu ý, nọc độc ở những con rết khổng lồ có thể làm chết người nếu như bất cẩn chạm vào nó. Còn với hầu hết tất cả các loài bọ cạp đều có nọc độc làm hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết các loại rắn và trăn cũng chứa nọc độc có thể gây nguy hiểm cho con người bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc mua bán và vận chuyển những loại sinh vật này hiện nay rất sơ sài. Thực tế đã có một số vụ việc những loại vật nuôi có nọc độc đã bị xổng chuồng thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Gần đây nhất, ngày 3-2 tại nhà riêng của chị Trần Thị Lệ T ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã xuất hiện một con rết "khổng lồ", có chiều dài lên tới 26cm không rõ nguồn gốc.
Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra và siết chặt hoạt động mua bán, nuôi nhốt những loại sinh vật có khả năng gây hại. Bên cạnh đó, người nuôi cần thận trọng khi lựa chọn những vật nuôi này. Trước khi mua thú cưng, người mua nên tìm hiểu kỹ xuất xứ, điều kiện sống của chúng. Khi nuôi nên nhốt cẩn thận và không để trẻ em lại gần và phải tiêm chủng cho vật nuôi (nếu vật nuôi nằm trong danh mục phải tiêm chủng định kỳ), không nên nuôi những loài có độc bởi nếu không may bị chúng tấn công hậu quả sẽ khó lường.
Theo ANTD
Phụ nữ nên chăm sóc sức khỏe tế bào Tuổi tác và sức khỏe luôn là mối bận tâm cho người phụ nữ. Tuy nhiên, thiếu thời gian và kiến thức về dinh dưỡng cũng như chăm sóc sức khỏe khiến các chị em chưa thực sự quan tâm đến những phương pháp dinh dưỡng mới giúp cơ thể đủ chất hơn, làm chậm đi quá trình lão hóa. Một trong những...