Chàng SV kiếm nửa tỷ nhờ bán phần mềm cho BlackBerry
500 triệu đồng là khoản thu nhập của Nguyễn Long, anh chàng sinh viên năm thứ tư, ngành Cơ khí, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) nhờ vào việc viết và bán phần mềm SayIt cho điện thoại di động BlackBerry.
Mọi việc khởi đầu từ việc Long sở hữu một chiếc điện thoại di động của hãng điện thoại này.
Chưa từng học thiết kế
Trên các diễn đàn công nghệ, tên tuổi của chàng sinh viên Nguyễn Long đang nổi như cồn. Thế nhưng ít ai biết, lên đại học, Long mới làm quen với máy tính và chuyên ngành học của Long cũng không hề liên quan gì đến phần mềm. Long tâm sự: “Mình viết SayIt vì thấy mọi người viết phần mềm cho điện thoại di động. Mình cũng muốn thử sức”. Trước SayIt, Long đã viết 16 phần mềm khác nhưng tất cả đều… rơi vào im lặng. Chỉ đến khi SayIt ra đời, Long mới đạt được thành công và tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng các nhà phát triển phần mềm Việt Nam.
Nguyễn Long, sinh viên năm thứ tư, ngành Cơ khí, trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM).
Để viết phần mềm SayIt, Nguyễn Long lên các diễn đàn người sử dụng điện thoại BlackBerry khảo sát. Đa số người dùng BlackBerry đều mong muốn có một ứng dụng giống như chức năng Siri trên điện thoại iPhone. Long lý giải: “Thật ra, ứng dụng điều khiển bằng giọng nói khá phổ biến trên một số dòng điện thoại nhưng với BlackBerry thì chưa. Do đó, việc tạo được ứng dụng này cho BlackBerry chắc chắn sẽ tạo được sự hưởng ứng lớn”. Long bỏ ra 30 đêm để nghiền ngẫm và hoàn thành phần mềm. Đến ngày 13/1/2012, SayIt bắt đầu đưa lên mạng chào bán đến người tiêu dùng toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, phần mềm này đã có hơn 6.000 lượt mua. Để sở hữu SayIt, người dùng ở châu Mỹ phải trả 5 đôla/lần, còn người dùng ở châu Á trả 3 đôla/lần tải. Ngay sau đó, hãng BlackBerry RIM đã cử người đại diện sang Việt Nam gặp Nguyễn Long. Theo đó, mỗi lần người sử dụng điện thoại BlackBerry tải về, Long sẽ chia cho công ty sản xuất điện thoại BlackBerry RIM 30% doanh thu. Trên các diễn đàn, người dùng SayIt đánh giá, phần mềm này rất hay và rẻ. Điều này lý giải vì sao chỉ trong thời gian ngắn, SayIt đã có lượng người sử dụng lớn đến thế.
Long cho biết thêm, SayIt là phần mềm mà mình đầu tư công sức nhiều nhất. Đến thời điểm hiện tại, Long chưa hề học qua lớp thiết kế phần mềm nào hết. Tất cả là do Long tự mày mò từ sách vở và Internet.
Thời điểm viết phần mềm SayIt, Long vừa viết vừa làm đồ án tốt nghiệp nên phải chia thời gian biểu là ban ngày học tập và làm đồ án, còn ban đêm viết phần mềm. Long tâm sự: “Do theo học chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp nên ngay từ năm thứ nhất, mình đã quen học tập, làm việc với cường độ cao. Viết thành công phần SayIt trong thời gian ngắn là nhờ được rèn luyện như vậy”. Đến nay, với hàng ngàn lượt tải, số tiền Long thu được lên tới 500 triệu đồng. Bạn bè đặt cho Long biệt danh mới là “Long triệu phú”. Dù SayIt đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người sử dụng và hái ra tiền, tuy nhiên, Long vẫn tiếp tục nâng cấp, mở rộng một số tính năng mới và bổ trợ thêm một số ngôn ngữ để tăng số lượng người sử dụng.
Một số ý kiến cho rằng, SayIt chỉ là “ăn theo” ứng dụng Siri của iPhone nhưng Long nghĩ khác: Bất cứ cái gì cũng cần sự đầu tư, học hỏi và chấp nhận thất bại. 16 phần mềm trước đó đã bị rơi vào quên lãng là những viên gạch đầu tiên để đưa Long đến với SayIt. Những phần mềm đầu tay đó được viết khi Long bắt đầu tập tành tiếp cận, tìm hiểu lĩnh vực lập trình. Long cho biết, việc tự học chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với được đào tạo bài bản ở trường lớp, nhưng lại phát huy tính chủ động. Mỗi lần bí, Long lại lên mạng Internet lục lọi, tìm kiếm tài liệu rồi nghiền ngẫm, nghiên cứu. Chính nhờ có vốn tiếng Anh tốt mà Long có thể tiếp cận được những tài liệu hay, thiết thực liên quan đến ứng dụng của mình.
Video đang HOT
Cũng như việc mày mò viết phần mềm, khả năng tiếng Anh rất “siêu” của Long cũng hoàn toàn nhờ quá trình tự học. Dù thời phổ thông đã từng sở hữu 2 giải nhì cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh nhưng theo Long, đó chỉ là những kiến thức căn bản. Môi trường học tập ở bậc đại học đòi hỏi nỗ lực kiểu khác. Ngay cả khi học thêm tiếng Pháp do yêu cầu của chương trình đào tạo, Long vẫn trung thành với phương pháp tự học. Với Long, chỉ cần có chiếc máy tính là sẽ giải quyết được mọi vấn đề: “Nếu biết chuyên tâm và học đúng cách thì phương pháp tự học mang lại hiệu quả rất cao”.
Với chương trình liên kết đào tạo, sắp tới Long sẽ có bằng kỹ sư ngành Cơ khí, đồng thời lấy được bằng thạc sĩ của Pháp ở tuổi đời 23. Đến tháng 7 tới, Long mới chính thức rời giảng đường nhưng nhiều doanh nghiệp đã có lời mời chàng sinh viên triệu phú này về làm việc.
4 chức năng của SAYIT Phần mềm SayIt của Long có 4 chức năng: – Nhận dạng giọng nói để thực hiện một số thao tác như xem thông tin thời tiết của một thành phố, khu vực tìm kiếm khách sạn, câu lạc bộ, nha sĩ, bác sĩ, nhà hàng, sân golf…, tạo e-mail, tin nhắn, điều khiển mở trình duyệt, memopad, task, addressbook, thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại trong danh bạ bằng giọng nói. – Chuyển đổi từ văn bản sang giọng nói và có thể lưu tập tin được chuyển đổi dưới dạng MP3, có thể gửi tập tin được chuyển đổi qua e-mail, PIN, BBM. – Chuyển đổi giọng nói sang văn bản.
– Hỗ trợ soạn e-mail, SMS, BBM, Task, Memo, MMS, PIN bằng giọng nói. Hiện tại, SayIt đã ra mắt phiên bản 1.2, hoạt động qua các kết nối GPRS/EDGE, 3G và WiFi, cũng như gói dịch vụ BIS của BlackBerry. SayIt chỉ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
Theo Duy Quang
SVVN
Phản biện chỉ thành công khi dựa vào thông tin chính xác
Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia (như Pháp, Đức) đang hướng tới sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Phải có những trường là công lập, học sinh sinh viên được miễn học phí. Các trường đó phải được ngân sách nhà nước đài thọ phần lớn chi phí đào tạo.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, có sự hội nhập văn hoá giữa các nước, các quốc gia có thể học kinh ngiệm của nhau và tương tự nhau về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhưng do không giống nhau về tiềm lực của quốc gia nên cách tổ chức ở từng giai đoạn phát triển có thể không giống nhau.
Trên báo VietNamNet, mục Thông tin đa chiều của Tuần Việt Nam, mới đây có đăng bài viết: Hai chữ "Quốc gia" chưa nói lên điều gì của tác giả Đinh Việt Bình.
Tác giả muốn dẫn người đọc đi đến một kết luận trong nhận thức là, tất cả các trường đại học ở nước ta, dù là công lập hay tư thục đều phải được bình đẳng. Do đó không nên tồn tại loại hình ĐH Quốc gia.
Tôi chưa bàn đến việc có nên hay không nên tồn tại các mô hình đào tạo gọi là ĐH Quốc gia. Do thực tế, gia đình tôi có chuẩn bị cho con sang học tại một trường ĐH bách khoa ở Pháp từ năm 2007, tôi có tìm hiểu tình hình và thấy cần trao đổi lại với tác giả bài viết trên. Bởi phản biện chỉ thành công khi dựa vào những thông tin chính xác.
Theo tác giả Đinh Việt Bình, sau năm 1945 nước Pháp có một loại trường ĐH gọi là Grands Ecoles. Loại này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong hệ thống giáo dục ĐH của Pháp. Chỉ vài phần trăm thí sinh có thể vào học, và nước Pháp đang có xu hướng xoá bỏ loại trường này.
Dựa vào đó , tác giả đặt câu hỏi có nên duy trì sự tồn tại của các ĐH Quốc gia của Việt Nam hay không.
Thực tế lại như thế này: Trước hết, Ecole là danh từ giống cái nên tính từ đi theo cũng phải là giống cái và loại trường đó là Grandes Écoles (chứ không phải là Grands Ecoles).
Hệ thống giáo dục ĐH của Pháp thiết kế phù hợp với Thoả ước Bologna của toàn Châu Âu mà Pháp đã ký kết tham gia, khác với hệ thống giáo dục ĐH của Anh - Mỹ.
Đặc trưng của hệ thống các trường ĐH Pháp là có hai loại: ĐH tổng hợp (Université), đào tạo đa lĩnh vực và đa ngành. Các bậc học được thiết kế theo mô hình L-M-D của Châu Âu (tức Licence -Master và Doctorat, dịch sang Việt ngữ là Cử nhân- Thạc sĩ- Tiến sĩ, tương ứng số năm đào tạo là 3năm, 5 năm và 8 năm).
Đại học Quốc gia (Hà Nội).
Năm 2008, Pháp có 88 trường loại này. Trừ một vài trường của Nhà thờ còn tất cả là công lập, quy mô lớn, có trường tới 40.000 sinh viên như Université de Strasbourg. Sinh viên được miễn học phí.
Loại thứ hai là Grande École dịch ra là ĐH đẳng cấp
cao, có nguồn gốc từ thế kỷ 19 (chứ không phải từ 1945), chuyên đào tạo viên chức cao cấp cho Chính phủ, nay đào tạo chuyên sâu các nhà chuyên môn ở trình độ cao trong một số chuyên ngành thuộc một số lĩnh vực, như kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thẩm phán, nhà quản trị.
Loại trường này có quy mô nhỏ, chỉ vào khoảng 1000 sinh viên, kể cả sinh viên bậc tiến sĩ. Thuộc loại này có 13 trường ĐH bách khoa đào tạo kỹ sư (không kể trường bách khoa nổi tiếng thế giới là Ecole Polytechnique de Paris- Palaiseau), có Website chung là www.polytech-reseau.org, 5 Viện Quốc gia khoa học ứng dụng đào tạo kỹ sư khoa học ứng dụng có Website chung là www.insa-france.fr/ và khoảng 200 trường đào tạo kỹ sư khác, kể cả công lập và tư thục.
Loại trường này đào tạo trong 5 năm đạt trình độ Master (thạc sĩ khoa học) và bắt buộc phải đạt tiếng Anh 750/990 điểm TOEIC mới được tốt nghiệp. Kỹ sư ra trường có thể học tiếp 3 năm để lấy bằng tiến sĩ PhD. Tất cả các văn bằng kỹ sư đều phải được Hội đồng danh hiệu kỹ sư toàn nước Pháp (Cti) công nhận.
Loại trường này thi tuyển khắt khe nhưng không đến nỗi chỉ vài phần trăm thí sinh được vào học như tác giả Đinh Việt Bình đã viết. Điều rõ nét ở loại trường này là đào tạo rất chọn lọc qua từng năm học .
Ví dụ ở trường ĐH Bách khoa Nantes (con tôi đang học), trong khoá 2010-2011, tỉ lệ sinh viên thành công trong các năm học như sau: Năm thứ ba 83%, năm thứ tư 94%, năm thứ năm 94,2%, chưa kể 4% do chưa đạt trình độ tiếng Anh 750 điểm TOEIC, nên mặc dầu đã đạt tất cả các tín chỉ khác vẫn chưa được công nhận tốt nghiệp. Trường này chưa bao giờ có tỉ lệ thành công 100%.
Gần đây ở Đức và Pháp xuất hiện loại trường ĐH Tổng hợp hỗn hợp (The comprehensive universities, Université mixte) là một vài ĐH tổng hợp có quy mô rất lớn, bao gồm cả trường ĐH bách khoa, Viện đào tạo nhà quản trị (IAE), Viện ĐH Công nghiệp (IUT).
Ví dụ trong Université de Nantes có École Polytech de Nantes, Institut niversitaire de Technologies de Nantes, nhưng các trường này đều tự trị trong trường ĐH Tổng hợp hỗn hợp đó, hoàn toàn không phải là sự cáo chung loại trường Grande École như tác giả hiểu lầm.
Tác giả Đinh Việt Bình còn cho rằng chất lượng đào tạo của các trường ĐH Quốc gia chưa nói lên điều gì cần thiết cho sự tồn tại của chúng. Sự thật trong nhiều năm qua như thế này: Chất lượng đầu vào của họ cao hơn.
Chỉ thí sinh đạt điểm thi tuyển ĐH trên 21/30 điểm, mới vào được ngành điện tử của các trường ĐH bách khoa nhưng dưới điểm đó, thậm chí chỉ 17/30 điểm có thể vào học ngành điện tử các ĐH khác kể cả công lập...
Đội ngũ giảng viên có trình độ cao hơn. Rất nhiều trường ĐH không phải ĐH Quốc gia rất hiếm giảng viên thuộc lực lượng cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên.
Loại trường này thi tuyển khắt khe nhưng không đến nỗi chỉ vài phần trăm thí sinh được vào học như tác giả Đinh Việt Bình đã viết. Điều rõ nét ở loại trường này là đào tạo rất chọn lọc qua từng năm học.
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ ĐH Quốc gia cao hơn, do đó dễ kiếm việc làm hơn. Có Công ty cổ phần điện tử nổi tiếng tại TPHCM (xin miễn nêu tên) đã tuyển kỹ sư vào Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D). Chỉ những kỹ sư trường ĐH bách khoa mới đạt được tiêu chí lựa chọn của họ.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, có sự hội nhập văn hoá giữa các nước, các quốc gia có thể học kinh ngiệm của nhau và tương tự nhau về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhưng do không giống nhau về tiềm lực của quốc gia nên cách tổ chức ở từng giai đoạn phát triển có thể không giống nhau.
Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia (như Pháp, Đức) đang hướng tới sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Phải có những trường là công lập, học sinh sinh viên được miễn học phí. Các trường đó phải được ngân sách nhà nước đài thọ phần lớn chi phí đào tạo. Muốn vào các trường đó, sinh viên phải là những thí sinh đạt điểm thi tuyển cao.
Nếu điểm thi tuyển thấp thì vào các ĐH khác và có thể phải nộp học phí. Thương mại hoá giáo dục phải có giới hạn, và bình đẳng phải là như vậy.
Theo Vũ Việt Thắng
VietNamNet
Tuyển sinh vẫn lòng vòng Số lượng thí sinh đăng ký dự thi chính thức vào các trường ĐH, CĐ đã được chốt lại. Đây là thời điểm chính xác để các thí sinh nhìn lại và đưa ra quyết định chọn trường thi trong số hồ sơ đã nộp, trong khi các nhà tuyển sinh còn băn khoăn. Thí sinh đã trở lại với kỹ thuật và...