Chàng sinh viên vinh dự được bầu vào Cấp uỷ Chi bộ Sinh viên
Đất học xứ Nghệ đã tạo ra tôi của ngày hôm nay, một con người mới, một sức sống mới, mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ không bao giờ lụi tàn theo năm tháng.
Lớn lên trong một gia đình đông con, bố mẹ đã ngoài 60, tôi nhận thức được một điều rằng, đã đến lúc mình phải thay đổi bản thân mình và tôi lựa chọn rời miền núi nghèo Quỳ Hợp về thành phố Vinh học tập ở một môi trường mới, và chính 3 năm cấp 3 ấy đã để lại cho tôi một cuốn tựa truyện tươi đẹp về thanh xuân, về cái mà ai cũng hay gọi là mái nhà thứ 2.
Bố mẹ luôn hi vọng rất nhiều vào tôi, có những bữa cơm chiều bố thường kể cho tôi những ngày tháng đi làm nông trường, làm công nhân ở các lò gạch để đổi từng cân mì về cho con cái. Chính vì thế, tôi luôn lấy đó làm động lực để cố gắng hơn nữa, rồi dần trở thành một cán bộ Đoàn tiêu biểu của nhà trường, xung phong trong các công tác thiện nguyện tại chỗ của trường cấp 3. Và niềm tự hào đầu đời khi va chạm xã hội của tôi chính là được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, một động lực, một món quà rất lớn động viên tinh thần để tôi thi tốt kì thi THPT Quốc gia năm đó.
Bước vào cánh cổng Học viện Hành chính Quốc gia với nhiều bỡ ngỡ, tôi dần trở nên bé nhỏ giữa hơn 1.000 tân sinh viên nhập học hôm ấy. Bố đưa tôi nhập học và chỉ kịp dặn vội con đôi ba câu, dúi vội cho tôi chút tiền bố mẹ tích góp được rồi nét mặt không che giấu được vẻ lo lắng vội nói lời chào vì còn phải trở về cho kịp chuyến xe liên tỉnh chạy chiều về quê. Khi đó, dù buồn, tủi vì biết mình không được như bao bạn trang lứa khác, nhưng tôi không nản lòng. Tôi tham gia vào hoạt động thiện nguyện cùng đội sinh viên tình nguyện đồng hương Nghệ Tĩnh Học viện Hành chính Quốc gia, và trở thành thành viên Ban Đối ngoại Ban liên lạc đồng hương Sinh viên Nghệ Tĩnh tại Hà Nội, đơn vị đã rèn dũa cho tôi được cứng cáp hơn, được tôi luyện một cách bài bản hơn về kĩ năng mềm – thứ mà không phải muốn mua là có người bán.
Tham gia khóa tu sinh viên tại Tịnh viện Vân Sơn
Nấu ăn phục vụ pháp hội tại chùa Phúc Đông, Sóc Sơn, Hà Nội
Bố mẹ vốn sống thuần nông, nên vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu chính trị lại là một chuyện quá xa vời với gia đình tôi. Thế nhưng với sự nỗ lực không ngừng trong học tập, tiên phong trong các phong trào Đoàn thanh niên của học viện cũng như đội tình nguyện, một lần nữa tôi được sướng lên dòng chữ “Tự hào và trách nhiệm” khi được đứng vào Cấp ủy Chi bộ Sinh viên (1) – Học viện Hành chính Quốc gia.
Để rồi vẫn thấm nhuần tư tưởng “Vào Đảng để phấn đấu chứ không phải phấn đấu để vào Đảng”, tôi luôn không ngừng phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tiếp thu kịp thời những tư tưởng chỉ đạo của Đảng đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó, là một cán bộ lớp gương mẫu trong học tập, năng nổ trong công tác Đoàn Hội tại Học viện. Và những thành công ấy, những sự thay đổi tích cực ấy không thể không kể đến sự giúp đỡ, định hướng của Thầy giáo, Cô giáo, sự quan tâm của gia đình, và những chia sẻ lúc khó khăn của bạn bè để có được tôi của ngày hôm nay.
Tiến Đạt được kết nạp Đảng tại trường cấp 3
Video đang HOT
Nhận hoa của Thầy Đặng Xuân Hoan – Giám đốc Học viện chúc mừng Cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2022
Chi bộ phân viện miền Nam và Chi bộ Sinh viên 1
Có một điều tế nhị là chúng ta không nên kể khó, kể khổ quá nhiều vì chẳng có ai có thể giúp đỡ mình cả một quãng đời dài cả. Thế nhưng tôi vẫn muốn viết ra đây để các bạn được thấy rằng, bước ra xã hội, cái khó, cái khổ ấy không vì lòng bao dung mà bỏ sót một ai cả. Tôi từng tìm đến những nhà hàng, quán coffee để thử việc, xin việc và bén duyên với nghề Kĩ thuật viên Âm thanh – Ánh sáng – tổ chức sự kiện. Công việc chẳng hề nhẹ nhàng một chút nào cả, thế nhưng hình ảnh bố mẹ đã ngoài 60 và gia đình ở quê sống phụ thuộc vào nông nghiệp đã khiến tôi luôn dặn mình cố lau giọt mồ hôi ấy đi, vì biết đâu mình đang rơi mồ hôi nhưng bố mẹ lại đang lăn từng giọt nước mắt trên má vì lo không biết kiếm đâu ra tiền để chu cấp hàng tháng cho con ăn học nơi phố thị đắt đỏ.
Tiến Đạt bén duyên với nghề Kĩ thuật viên Âm thanh
Là một cán bộ Đảng viên trẻ, tôi luôn muốn truyền lại nhiệt huyết tuổi trẻ cho các bạn tới đây sẽ là tân sinh viên, hay những bạn có đồng hoàn cảnh với tôi. Bởi tương lai của chúng ta có tươi sáng hay không là phụ thuộc vào hiện tại mình đang cố gắng những gì. Học là để cho bản thân mình, học từ những cái nhỏ nhặt nhất, đừng vội lấn sâu vào những cái quá lớn lao khi chúng ta còn chưa đủ trưởng thành và chín chắn trong suy nghĩ để đón nhận những điều đó. Tôi cũng từng có lúc muốn bỏ cuộc, thế nhưng vẫn nghĩ rằng “bỏ cuộc rồi cũng về cầm cuốc, dắt trâu, kéo cày”. Muốn bước ra khỏi cuộc sống cơ cực thì chấp nhận xuất phát điểm của mình, biết được điều đó để rồi tiếp tục cố gắng, không ngừng nghỉ, và không ngừng đốt cháy nhiệt huyết tuổi trẻ trong chính bản thân mình. Tuổi còn trẻ mà, còn sức thì cứ đi, còn thời gian thì cứ nghĩ và còn quyết tâm thì hãy cố gắng đi.
9X tham gia talkshow định hướng cho các em học sinh cấp 3
Hoạt động tập huấn tại Hải Dương
Trao một suất quà nhỏ, một chiếc khăn, một túi bánh hay một chiếc xe đạp trong những chuyến thiện nguyện mà tôi từng tham gia và nằm trong Ban Tổ chức chương trình. Tôi luôn hạnh phúc khi được thay mặt những doanh nghiệp, nhà hảo tâm gửi tặng những món quà thiết thực ấy đến với bà con nghèo trên khắp dải đất hình chữ S này. Và cũng chính vì thế tôi mới nhận ra rằng, cuộc sống này còn nhiều điều quý giá lắm, hãy cứ sống với chính mình, sống với niềm đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ của mình để sau này ngoái đầu nhìn lại không thốt lên hai từ hối hận mà thấy ở phía sau đó là một bức tranh mang tên Thanh xuân tươi đẹp.
“Sống là cho – đâu chỉ nhận riêng mình”. Hãy nói ra những điều cần nói, làm những điều cần làm, để làm cho cuộc sống của ta luôn tươi mới, tâm an yên, lòng thanh tịnh.
Lương Tiến Đạt
Quê quán: Xã Châu Đình, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An
Sinh năm: 1999
Vào Đảng: 19/6/2017.
Sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản lí nhà nước – Học viện Hành chính Quốc gia.
Hiện đang là Chi ủy viên Chi bộ Sinh viên (1) – Học viện Hành chính Quốc gia, Lớp phó Học tập lớp KH18 – QLNN1.
Giúp học sinh nghèo Hà Tĩnh viết tiếp ước mơ đến trường
Nhiều năm nay, với sự sẻ chia, đồng hành của xã hội, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh đã tự tin, vững vàng hơn trên hành trình học tập.
Được nhận làm "em nuôi của đoàn" là sự bù đắp phần nào nỗi thiệt thòi của em Nguyễn Văn Đức (thứ 2 từ trái sang).
Không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, em Nguyễn Văn Đức (SN 2009) ở thôn Hoa Thành - xã Thạch Kim (Lộc Hà) sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. 3 năm trước, mẹ em qua đời vì bệnh ung thư. Chỉ một tuần sau đại tang mẹ, Đức và anh trai lại đau đớn chứng kiến bố ra đi cũng vì căn bệnh quái ác đó. Nỗi đau quá lớn, Đức đã tưởng rằng không thể vượt qua và tiếp tục con đường đến trường.
Sau khi được dì ruột nhận về nuôi dưỡng, Đức đã được Huyện đoàn Lộc Hà phối hợp Liên đội Trường Tiểu học Thạch Kim nhận là "em nuôi của đoàn", lúc đó em đang học lớp 3. Bằng cách này, mỗi tháng, Đức được trợ cấp 300 nghìn đồng từ Quỹ "Em nuôi của đoàn".
Ngoài ra, Huyện đoàn Lộc Hà đã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng để Đức có thêm chi phí cho sinh hoạt trong cuộc sống và học tập.
Cán bộ đoàn thường xuyên đến động viên, nhắc nhở em Đức việc học.
Chị Nguyễn Thị Hoài - dì ruột, người nhận nuôi em Đức chia sẻ: "Vợ chồng tôi có 4 đứa con, thêm Đức nữa là 5, phải chật vật lắm mới nuôi được các con ăn học. Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể, Đức tiếp tục được đến trường như tâm nguyện của bố mẹ cháu lúc còn sống".
Bên cạnh việc đỡ đầu, kêu gọi nguồn hỗ trợ về vật chất, cán bộ đoàn cơ sở thường xuyên đến nhà thăm hỏi, giám sát việc học của Đức; những ngày lễ tết, đoàn đều dành những phần quà động viên, chia sẻ nỗi thiệt thòi với em.
Đồn Biên phòng Sơn Hồng (Hương Sơn) đã trở thành mái ấm thứ hai của Gia Hân.
Phó Bí thư Huyện đoàn Lộc Hà Trần Thị Hải cho biết: Với mô hình "Em nuôi của đoàn", từ năm 2012 đến nay, Lộc Hà đã nhận đỡ đầu 120 em. Trong 6 tháng đầu năm nay, chúng tôi cũng đã kêu gọi được hơn 1.000 suất quà trị giá gần 504 triệu đồng cho học sinh nghèo trên địa bàn.
Đối với những trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa, sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của xã hội càng có ý nghĩa hơn trên con đường học tập. Với em Thái Gia Hân (SN 2012, thôn 11 xã Sơn Hồng, Hương Sơn), sự hỗ trợ mà em nhận được không chỉ là những món quà mà là một "mái ấm gia đình" mới.
Năm học mới sắp bắt đầu, Gia Hân được các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Sơn Hồng chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Năm 2013, bố mất, sau đó mẹ đi bước nữa, Gia Hân phải ở với ông bà nội đã gần 80 tuổi. Chia sẻ với hoàn cảnh của em, Đồn Biên phòng Sơn Hồng nhận Gia Hân làm "con nuôi của đồn". Gia Hân được đón vào ở hẳn trong đồn để các cô chú nuôi nấng, chăm sóc. Hằng ngày, em được các chú đưa đến trường, tận tình bảo ban, dạy dỗ.
Không phụ công ơn của các cán bộ, chiến sỹ đơn vị, Gia Hân rất chăm ngoan, học giỏi và có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Năm học vừa qua, em là học sinh xuất sắc với thành tích đứng đầu khối lớp 2 của Trường Tiểu học Sơn Hồng.
Đồn Biên phòng Sơn Hồng "nâng bước" nhiều học sinh khó khăn đến trường.
Trung tá Nguyễn Văn Hùng - Chính trị viên Đồn Biên phòng Sơn Hồng chia sẻ: "Ngoài nhận em Hân làm con nuôi, đồn còn hỗ trợ 3 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn theo chương trình "Nâng bước em đến trường" với mức 500 nghìn đồng/tháng cho đến lúc các em học xong THPT, tặng xe đạp để các em có phương tiện đến trường.
Dù mức hỗ trợ vật chất không quá lớn nhưng đó là tình cảm của các cán bộ, chiến sỹ với mong muốn tiếp thêm động lực cho các em đến trường".
Sự đồng hành của xã hội là nguồn động viên, động lực để học sinh nghèo có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, viết tiếp ước mơ đổi thay cuộc đời. (Trong ảnh: Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và đại diện Công ty CP Tiến Bộ Quốc tế AIC trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh).
Để đồng hành cùng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ ở Trung tâm Công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em, tư vấn giáo dục nghề nghiệp, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tỉnh càng trở nên ý nghĩa.
Ông Đinh Viết Quyền - Giám đốc trung tâm thông tin: "Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã huy động hơn 2,57 tỷ đồng hỗ trợ cho gần 5.200 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; cấp 252 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; trao tặng gần 81.300 hộp sữa tươi cho hàng nghìn trẻ em tại các địa phương trên toàn tỉnh".
Tất cả những sự đồng hành đó của xã hội là nguồn động viên lớn để trẻ em nghèo có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, viết tiếp ước mơ đổi thay cuộc đời.
Hoàng Nam và hành trình chạm tay vào ước mơ du học Bất kỳ ai gặp cũng ấn tượng với vẻ lịch lãm, thông minh và sự điềm đạm, dễ mến của Hoàng Nam, lớp song ngữ (Mỹ) 12G1 của trường Newton. Trong ấn tượng của thầy cô và bạn bè, Hoàng Nam là một nam sinh học tốt đều các môn và có khả năng lãnh đạo: không chỉ là một lớp phó mẫn...