Chàng sinh viên người Sơn La và con đường trở thành chiến sĩ công an nhân dân
12 năm liền, cậu sinh viên Vì Minh Đức (sinh năm 2000) luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, nhiều giải học sinh giỏi ở các cấp, nhiệt tình, hết mình trong mọi công việc, nhiệm vụ được giao.
Vì Minh Đức hiện đang học tập và rèn luyện tại mái trường Học viện An ninh nhân dân Anh hùng.
Bước ngoặt đến với cậu vào năm 2015 khi được tuyển vào Trường Văn hóa I – Bộ Công an, kể từ đây, ngôi trường Văn hóa I đã tạo động lực giúp cậu cố gắng, phấn đấu, hoàn thiện bản thân từng ngày, chuyên tâm tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, để ngày hôm nay, cậu học sinh ngày nào đang từng bước đi trên con đường trở thành một người chiến sỹ công an nhân dân thực thụ.
Sinh ra và lớn lên ở Sơn La, một tỉnh miền núi Tây Bắc còn nhiều khó khăn so với cả nước, sống ở nơi còn thiếu thốn nhiều mặt và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn còn rất nhiều phức tạp, nên ngay từ khi còn nhỏ, Vì Minh Đức đã chứng kiến cuộc sống vất vả của người dân lao động và nỗi oằm mình sợ hãi của bà con nhân dân với các loại tội phạm ở nơi đây.
Và đã có rất nhiều vụ án thương tâm, những câu chuyện đầy hãi hùng qua lời kể của mọi người, những mưu cầu, lo toan cuộc sống của người dân lao động đã theo Đức vào trong từng giấc chiêm bao. Đó là lý do trong suốt bao nhiêu năm tháng “nấu sử sôi kinh” nơi ghế nhà trường, Đức luôn cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao nhất. Bởi lẽ hơn ai hết, cậu hiểu rằng chỉ có con đường học tập mới giúp em có thể làm được một điều gì đó để góp phần công sức của mình thay đổi bộ mặt của quê hương xứ sở. Cũng từ đây, ước mơ trở thành người chiến sỹ công an, được khoác trên mình sắc xanh quân phục, đối diện với cái xấu, bảo vệ lẽ phải, mong ước được làm gì đó để đóng góp cho đời, chia sẻ nỗi lo toan chung của cộng đồng lớn dần lên theo từng ngày trong cậu.
Hành trình gây dựng ước mơ
Ba năm theo học tại trường Văn hóa I – Bộ Công an, ngay từ những ngày đầu đến khi kết thúc cấp học, Đức luôn là một trong những gương mặt nổi bật của trường với thành tích học tập giỏi và tích cực, hăng hái tham gia vào các cuộc thi, phong trào học tập.
Video đang HOT
Các giờ lên lớp, cậu luôn tập trung, hăng hái phát biểu ý kiến trong các bài giảng của thầy, cô vài cậu cho rằng đây là phương pháp hữu hiệu nhất để tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Năm lớp 10, Đức nhận bằng khen của Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (trước đây) về “Đạt danh hiệu Học sinh giỏi năm học 2015 – 2016″, giải Ba môn Địa lý kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Thái Nguyên. Năm lớp 11, nhận bằng khen của Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (trước đây) về “Đạt danh hiệu Học sinh giỏi năm học 2016 – 2017″, Giải Khuyến khích cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn” cấp Tỉnh Thái Nguyên.
Năm lớp 12, cũng chính là năm nhiều bước ngoặt và gặt hái nhiều thành công với chàng trai trẻ khi đã vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an vì “Đã có thành tích xuất sắc trong tổng kết 05 năm phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, giai đoạn 2013 – 2018 và sơ kết 02 năm đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong CAND”, bằng khen của Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND vì “Đạt danh hiệu Học sinh giỏi năm học 2017 – 2018″, giải Khuyến khích trong kì thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh Thái Nguyên môn Địa lí, giải Khuyến khích cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam” năm 2017, giấy khen của Hiệu trưởng trường Văn hóa I vì “Đã có nhiều thành tích trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2017″, giải Ba cuộc thi ” Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND nhân 70 năm CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy (11/3/1948 – 11/3/2018)” cấp trường, giấy khen của Hiệu trưởng trường Văn hóa I vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy năm 2017″, giấy khen của Hiệu trưởng trường Văn hóa I vì đạt danh hiệu “Học sinh xuất sắc trong khóa học 2015 -2018″. Và còn rất nhiều giải thưởng khác nhau mà chàng trai trẻ đã đạt được trong 3 năm học của mình.
Ngoài thời gian học tập trên lớp, Đức còn là một trong những đoàn viên, học sinh ưu tú tích cực tham gia các hoạt động, có đợt thi đua, các phong trào do Nhà trường và Đoàn Thanh niên tổ chức. Chính vì vây, cậu đã được công nhận Cảm tình đảng rất sớm, ngay từ khi còn học THPT.
Trong các giờ tự học, tự nghiên cứu, cậu thường xuyên giao lưu, trao đổi, trau rồi kinh nghiệm cũng như kiến thức với bạn bè để đạt được kết quả cao hơn trong học tập.
Đức tâm sự: “Quãng thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Văn hóa I đã cho mình được hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn về mọi mặt. Càng học tập và sinh hoạt tại đây, mình càng yêu thêm màu áo lính của mình, nhận ra được trách nhiệm của một người chiến sỹ công an với xã hội, với Tổ quốc. Để từ đó, xác định được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm ra sức tu dưỡng hằng ngày để xứng đáng với sự kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô, xã hội và đặc biệt là làm tròn được trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó cho mỗi người chiến sỹ công an nhân dân”.
Tiếp tục chiếc balô trên chặng đường dài
Hiện nay, Đức đang theo học tại Học viện An ninh nhân dân, cái nôi đào tạo hàng vạn sỹ quan ưu tú đã đang và sẽ công hiến, phục vụ Tổ quốc, phục vụ non sông. Là học viên của một học viện lớn, vinh dự bao nhiêu thì Đức lại càng lo lắng bấy nhiêu bởi với tính chất của ngôi trường đào tạo lực lượng vũ trang vừa “hồng”, vừa “chuyên” thì yêu cầu về mọi mặt được đặt ra thường rất cao và khó khăn. Thế nhưng, những điều đó không làm chàng trai đất Sơn Lan nản lòng mà trái lại càng tiếp thêm nguồn động lực để giúp Đức vượt qua những khó khăn bước đầu để khẳng định chính mình.
Cậu luôn tự hào về màu áo đang khoác lên mình và không ngừng cố gắng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng để trở thành người chiến sỹ công an trong tương lai “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Hiện nay, ngoài thời gian học tập trên lớp và tự nghiên cứu ở thư viện, Đức dành nhiều thời gian tìm tòi các lĩnh vực khác nhau, nhất là về mảng công nghệ để có thể bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, không cảm thấy bị tụt hậu bởi quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
Đặc biệt, Đức hiện đang là một trong những thành viên của Câu lạc bộ Truyền thông C500 (C500 Media Club – CMC), một trong những câu lạc bộ tiêu biểu hàng đầu, lá cờ tiên phong trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Học viện An ninh nhân dân. Nơi đã giúp cậu chui rèn kỹ năng mềm, khả năng biên tập các bản tin, các bài báo, nội dung một số chương trình, cách quản lý cũng như điều hành công việc, khả năng xử lý tình huống và đặc biệt nhất đó chính là những kinh nghiệm sống quý báu mà các anh chị khóa trước chắt chiu chỉ dạy. Đức khẳng định: “Đối với mình, Câu lạc bộ Truyền thông C500 như một gia đình nhỏ của mình, nơi có thể vui đùa, học tập, trao đổi những kiến thức khác nhau ở các lĩnh vực, tâm sự về cuộc sống, về đời sinh viên, về nghiệp lính, tất cả gói gọn trong 2 chữ ấm áp. Với mình, lựa chọn Câu lạc bộ là môi trường để thử thách và hoàn thiện những khuyết điểm còn đọng của bản thân thực sự là một điều đúng đắn. Mình cảm ơn tất cả các anh chị, các bạn, đặc biệt là anh Lê Trung Hoàng – Trưởng Ban biên tập Câu lạc bộ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chỉ rõ những khuyết điểm dù nhỏ nhất để mình sữa chữa, khắc phục, hoàn thiện mình”.
Xuất phát từ ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu ngành, yêu nghề của tuổi trẻ, Vì Minh Đức đang từng ngày viết nên câu chuyện của cuộc đời mình, để lòng nhân ái, tinh thần bất diệt của tuổi trẻ, niềm tin vào chính nghĩa được lan tỏa, đóng góp sức mình cho sự ổn định, phồn vinh của xã hội.
Theo thegioitre
Bạn đọc viết: Khởi động "kéo" học trò đến trường sau Tết
Sáng qua, tôi đang dọn dẹp nhà cửa thì chuông điện thoại báo có tin nhắn đến. Là của cô chủ nhiệm cậu con trai thứ hai. Vừa mở tin nhắn, tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng vì dòng tin gửi đến: "Nhờ quý phụ huynh thông báo dùm. Ngày mai các trò đến đông đủ trước 6h45 nha. Cô sẽ lì xì lấy hên đầu năm. Mong các trò có mặt đầy đủ."
Ảnh minh họa
Ngay khi nghe tôi thông báo, con trai tôi nhảy lên và reo hò không ngớt. Con bảo: Cô giáo của mình là số 1. Ngay đầu năm đã được cô lì xì rồi. Cô tâm lí quá thôi. Nhất định mai con phải đến trường sớm. Nhìn con hào hứng, mong ngóng mà tôi thấy rất vui.
Nhớ năm ngoái, con trai tôi cũng rất hào hứng đến lớp sau Tết vì chiêu "dụ" độc đáo của cô chủ nhiệm. Ngày đầu đến trường, cô mang rất nhiều bánh kẹo mời cả lớp liên hoan. Sau đó cô phát động cuộc thi "Hoa điểm 10 - Giờ học tốt". Nếu bạn nào đạt được nhiều hoa điểm 10 cô sẽ có thưởng. Phần thưởng chỉ là cây bút, cuốn tập thôi.
Ngoài ra, ai đạt nhiều phần thưởng sẽ được ghi tên vào "bảng vàng danh dự" trước lớp. Chỉ có như vậy thôi mà cả lớp đều rất vui và hăng hái. Ai cũng cố gắng nỗ lực hết mình trong học tập. Thật bất ngờ là lớp con cuối năm đầu toàn khối về phong trào học tập.
Cô bạn tôi dạy Mầm non ở một trường vùng sâu thì tâm sự: Sau Tết các cô rất sợ trò ngại đến lớp sau kì nghỉ Tết dài ngày. Vì thế, buổi đầu tiên các cô phải đến sớm để đón trẻ. Các cô mang theo rất nhiều quà để tặng các em. Chủ yếu là tự làm. Đó là những chiếc vòng tay và dây chuyền xinh xắn. Ngoài ra, cô cũng phải tổ chức nhiều trò chơi để các em hứng thú khi đến trường. Nói chung là làm sao để các em cảm thấy đến trường rất là vui.
Bản thân là giáo viên, tôi cũng từng "đau đầu" vì học sinh lơ là trong học tập sau Tết. Những ngày đầu năm các em thường không tập trung chú ý nghe giảng. Nhiều khi vừa dạy mà vừa bực mình. Năm ngoái, tôi bắt đầu đổi chiến thuật để "dụ" trò có hứng khởi trong học tập. Ngày đầu tiên đến trường, tôi chuẩn bị sẵn vài phong bao lì xì màu đỏ rất đẹp. Trong đó tôi bỏ vào đó các tờ tiền mới với mệnh giá 10 ngàn, 20 ngàn khác nhau. Khi đến trường, tôi sẽ kiểm tra bài cũ các trò. Nếu trò nào trả lời đúng hoặc đúng khoảng 80% sẽ được nhận một phong bao. Chỉ như vậy thôi mà không khí lớp học vô cùng hào hứng sôi nổi. Các em hò reo không ngớt khi có bạn được nhận phong bao. Tiết học sau đó cũng thật vui và thoải mái.
Thực ra các cách dụ trò này không phải ai cũng được ủng hộ. Nhiều thầy cô lớn tuổi trách chúng tôi làm hư học trò. Các em là học sinh thì phải học tập và tuân thủ đúng nguyên tắc. Ai hư sẽ bị phạt và hạ hạnh kiểm. Nguyên tắc trường đã quy định cứ thế mà làm. Tại sao các cô cứ đội trò lên đầu vậy. Các em được voi sẽ đòi tiên. Tốt nhất là không chiều bọn trẻ quá.
Mặc dầu vậy, tôi vẫn thích làm mấy trò "dụ" trẻ này. Tôi luôn nghĩ, các trò là những đứa trẻ hồn nhiên, dễ thương. Các em luôn thích cái mới, cái lạ. Dụ các em một chút để tạo hứng khởi trong học tập đâu có sao. Chỉ mong các em đều vui vẻ, thoải mái ngày đầu năm. Từ đó mà tình cảm cô trò cũng được gắn kết.
Năm nay, trong buổi đầu đến lớp, tôi lại tiếp tục làm vậy để động viên các em.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi Kiến nghị đưa giáo dục người lớn thành một ngành học trong trường đại học Bộ GD&ĐT cùng các trường đại nên nghiên cứu đưa chương trình giáo dục người lớn thành trở thành một ngành học, một quy định trong luật sẽ dễ dàng hơn trong việc giáo dục thường xuyên cho các tầng lớp người dân lao động. Chiều ngày 11/1, Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý các nội...