Chàng sinh viên nghèo bán đá bào ban đêm kiếm tiền nuôi giấc mơ kỹ sư
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Trần Hiền Hòa, sinh viên Đại học Cần Thơ, phải đi bán đá bào mỗi tối để kiếm thêm thu nhập nuôi giấc mơ làm kỹ sư và phụ giúp gia đình.
Hòa quê ở Trà Vinh, khăn gói lên Cần Thơ học đại học. Gia cảnh khó khăn nên đến chiều tối cậu lại chạy xe đi khắp các con đường lớn ở Cần Thơ để bán đá bào. Cậu kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt và gửi về nhà phụ cha mẹ lo em út ăn học.
Khi mọi người kết thúc ngày làm việc, thảnh thơi bên gia đình, cậu sinh viên năm nhất Trần Hiền Hòa lại cùng chiếc xe đạp loanh quanh khắp nẻo phố phường Cần Thơ để mưu sinh.
Tết cũng phải đi bán
Hòa cho biết ngày còn nhỏ bạn đã theo xe đá bào của cha mẹ ở quê. Chính những chiếc xe đá bào đã nuôi lớn 6 người con trong gia đình. Khi lên Cần Thơ học, Hòa tiếp tục đi bán đá bào dù còn nhiều công việc khác vì đã “quen tay quen chân rồi”.
Chiếc xe đá bào – “cần câu cơm” của Hòa. Ảnh: An Huỳnh.
Gia đình đông con, ba Hòa năm nay đã ngoài 60 tuổi, bị bệnh cột sống, chỉ ở nhà nấu siro cho Hòa đi bán.
Bước chân lên đại học, tự ý thức cha mẹ đã già, em út ở nhà còn đi học, Hòa chủ động đem theo xe đá bào ở quê lên, bươn chải kiếm thêm tiền để lo cho mình. Hòa kể ngày nào cũng vậy, khoảng 16h30, sau khi tan học, 9X ăn tạm cái gì đó rồi đạp xe lòng vòng khắp các con đường tấp nập ở Cần Thơ.
Hòa chia sẻ mỗi đêm bạn kiếm được khoảng 70.000-100.000 đồng, ngày cuối tuần hay có lễ hội đặc biệt thì kiếm được nhiều hơn. Hàng tháng, nếu dư ra chút ít, Hòa gửi về quê cho mẹ, phụ gia đình. Mùa mưa không bán được, mẹ ở quê lại phải gửi tiền lên cho nam sinh.
Nhiều lúc đi bán hàng bị đuổi, không cho đứng, Hòa chỉ im lặng tìm nơi khác.
Không xấu hổ
Để có tiền lo cho gia đình, Tết vừa rồi, Hòa ở lại Cần Thơ đi bán hàng, mùng 6 mới về quê. Thương nam sinh, nhiều bạn bè ở quê đã lên tận nơi thăm và động viên.
Video đang HOT
“Những ngày Tết bán rất được, mình gắng ở lại làm kiếm thêm để cha mẹ nhẹ phần nào”, Hòa bộc bạch nỗi lòng.
Hòa (thứ hai từ phải qua) được bạn bè nhận xét là người vui vẻ, lạc quan. Ảnh: NVCC
Sau đêm dài mưu sinh, trở về phòng trọ, Hòa vẫn chưa thể đi ngủ, bài tập ở lớp vẫn còn chờ cậu. 9X tâm sự những lúc phải ôn thi hay có bài tập bạn đành phải nghỉ bán hàng để ôn bài, còn bình thường nam sinh chịu khó thức khuya làm bài tập trên lớp.
“Về tới nhà chỉ muốn ngủ vì chân tay đều mỏi nhưng mình cũng ráng làm bài tập trên lớp, nhiều khi ngủ gục không hay”, chàng trai nói.
Hỏi Hòa có lúc nào thấy chạnh lòng vì hoàn cảnh và công việc của mình không, em bảo “chạnh lòng nhưng không xấu hổ”.
“Nhiều lúc đi bán hàng, gặp bạn cũ dưới quê hoặc trong lớp đại học, các bạn hỏi thăm, mình cũng vui vẻ thôi. Mình nghĩ kiếm tiền bằng sức lao động chân chính thì không có gì phải xấu hổ cả”.
Sau khi hình ảnh Hòa đi bán đá bào để kiếm tiền được đăng trên một diễn đàn của ĐH Cần Thơ, nhiều người gọi em là “hot boy đá bào”. Từ đó đến nay, cậu bán được nhiều hơn vì các bạn sinh viên ủng hộ.
Hòa chia sẻ rất thích làm kỹ sư hoặc quản lý công trình nên bằng mọi giá, khổ cực ra sao cũng cố làm có tiền học đại học, chỉ có vậy mới mong đổi đời.
“Nhiều lúc nghĩ cũng buồn cho mình không được như bạn bè nhưng mà nhờ gia đình, người thân động viên, mình cũng không nghĩ nhiều, chỉ biết giờ gắng học cho tốt sau này ra trường đi làm nuôi em út học tiếp, chăm lo cho ba mẹ thôi”.
Theo Zing
Dầm mình dưới biển nửa ngày cào nghêu ở Cần Giờ
Giữa trưa nắng gắt trên bãi biển Cần Giờ (TP HCM), hàng trăm người dầm mình trong nước khoảng 4-6 giờ để mò, cào nghêu mưu sinh.
Những ngày này, mỗi sáng khi nước triều rút, khoảng 200 người chuyên cào nghêu thuê ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (TP HCM) bắt đầu ra bãi biển mưu sinh. "Thời điểm bắt nghêu tùy thuộc vào con nước lên xuống, có ngày 8h, cũng có khi 4h, chúng tôi đã phải dậy cào", ông Nguyễn Văn Thắng, người cao nghêu gần 20 năm ở ấp Long Thạnh, xã Long Hoa, cho biết.
"Mùa này nắng dữ lắm, gió biển ở đây rất gắt nên bà con đều phải che kín mặt khi làm", chị Hồ Thị Chum nói.
Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi) dầm mình dưới nước biển để mò bắt nghêu. "Hai vợ chồng tôi cào nghêu nuôi con tật nguyền hơn 20 năm nay rồi. Ngày hên thì kiếm được 200.000 đồng nhưng có bữa chỉ được vài chục nghìn thôi", bà tâm sự.
Theo kinh nghiệm của những người cào nghêu ở xã Long Hòa, nghêu thường tập trung ở vùng nước xâm xấp, khi đó chỉ cần dùng tay và chân sục xuống lớp cát là có thể bắt được.
"Với người có sức khỏe có thể cào tối đa được 40 kg nghêu, tương đương 200.000 đồng, còn người bình thường có thể cào khoảng 10-12 kg", bà Hồ Thị Đen nói.
Ở khu vực nước triều đã rút cạn, người lao động sử dụng phương pháp cào khô bằng cách lấy niềng cào rồi lượm nghêu lẫn trong cát. "Cào khô tuy bắt được ít nghêu nhưng bù lại mình không phải dầm nước, tốn sức lực", ông Võ Quang (ngụ ấp Long Thạnh) giải thích.
Ông Tạo Quách Mỵ (63 tuổi, ấp Long Thạnh) cho biết đã làm nghề bắt nghêu hơn chục năm nay. "Tôi không có con cái, nhà cửa thuê mướn nên ở tuổi này vẫn phải ráng đi cào để sống qua ngày", ông Mỵ nói.
Bàn tay chai sần của ông Mỵ sau 4 tiếng cào nghêu.
Khoảng 12h trưa, những người cào thuê tập trung tại một khu vực khô ráo để chủ bãi nghêu thu gom và trả tiền công.
Nghêu được rửa sạch rồi vận chuyển lên tàu và đưa đi tiêu thụ tại các chợ ở TP HCM , Hà Nội và các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai.
Ông Lê Trung (ở ấp Đồng Hòa, xã Long Hòa) thu gom giúp vợ những vật dụng cào nghêu trước khi về nhà nghỉ ngơi. "Bà xã tôi đi cào nghêu, còn tôi đi biển để kiếm sống qua ngày. Mấy bữa nay trời gió quá nên đi biển không được. Ở tuổi này cũng muốn nghỉ ngơi nhưng vì miếng cơm manh áo nên hai vợ chồng cùng ráng", ông Trung nói.
Phút nghỉ ngơi của những người cào nghêu thuê (quê ở Long An, Bến Tre và Tiền Giang) tại dãy nhà trọ.
Theo thống kê của UBND xã Long Hòa, toàn xã hiện có hơn 200 ha nuôi nghêu, đã tạo công ăn việc làm hơn 570 lao động, trong đó có 250 người tại địa phương, số còn lại đến từ các tỉnh miền Tây.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Nhặt nhạnh từng miếng cơm trên "đảo rác" ở đảo ngọc Phú Quốc Bên cạnh các khu resort cao cấp, khách sạn 5 sao, trên đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) còn có những "đảo rác" khổng lồ mà ở đó người dân ngày ngày bám trụ, bán sức khoẻ để kiếm miếng cơm qua ngày. Phú Quốc (Kiên Giang) được mệnh danh là đảo ngọc của Việt Nam. Tại đây, những khu resort cao cấp,...