Chàng sinh viên khiếm thị cùng lúc học hai trường đại học
“Tương lai mình muốn trở thành một luật sư giỏi và xây dựng trung tâm bảo trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh như mình” – Đó là ước mơ của chàng sinh viên khếm thị Cao Duy Đạt.
Cao Duy Đạt sinh năm 1991 tại một làng quê nghèo huyện Tam Nông – Phú Thọ. Ngay từ khi mới chào đời Duy Đạt đã không may bị khiếm thị vì ảnh hưởng bởi cơn sốt virut khi còn trong bụng mẹ.
Thương cậu con trai út tật nguyền, gia đình đã phải bán mọi thứ quý giá trong nhà để chạy chữa mong giữ lại chút ánh sáng cho Đạt. Từ khi mới 8 tháng tuổi đến nay Đạt đã phải trải qua 6 cuộc phẫu thuật nhưng kết quả không như mong muốn. Lớn lên không được như các bạn cùng trang lứa, có đã thời gian Đạt đã cảm thấy rất buồn, tự ti và đôi khi còn nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên với sự động viên của gia đình, bạn bè, người thân, Cao Duy Đạt đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của mình để hòa nhập với cuộc sống.
Chàng trai khiếm thị giàu nghị lực Cao Duy Đạt
Nghị lực của chàng trai khiếm thị
Thế nhưng Đạt không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình, muốn được học chữ như bạn bè. Năm 8 tuổi, Đạt phải xa gia đình một mình đến học tại trường Bảo trợ trẻ em mồ côi và khuyết tậtthành phố Việt Trì. Nhờ có một giọng hát vàng rất có tố chất nên Đạt đã được chuyển lên Thái Nguyên học tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
Đến năm cấp 3, không có chương trình học cho người khiếm thị, Đạt phải học chung với các bình thường khác. Điều này đã khiến cậu học trò khuyết tật gặp không ít khó khăn. Đạt không chép kịp bài cô giáo giảng, hay chép được bài trên bảng. Đặc biệt với môn hình học vô cùng trừu tượng lại càng thử thách tính kiên trì của cậu.
Đạt phải nhờ bạn bè đọc lại các cuốn sách giáo khoa thành tài liệu âm thanh hoặc đọc cho Đạt để chép ra chữ nổi, 1 trang chữ thường tương đương với 5 trang chữ nổi nên công việc này phải mất đến hàng tháng trời. Bên cạnh đó việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn bởi Đạt không thể tự mình đi lại bằng các phương tiện cá nhân, đi xe bus mất rất nhiều thời gian. Nhiều khi Đạt phải đi xe ôm hoặc taxi, tiền đi lại một tháng của Đạt có khi lên tới gần 1 triệu đồng. Đạt tâm sự: “Giờ đây mình không còn cảm thấy mặc cảm và tự ti như trước nữa, thầy cô, bạn bè, gia đình đã giúp đỡ mình rất nhiều trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giờ mình đã có thể hòa nhập với mọi người và tự tin hơn trong cuộc sống với những ước mơ về tương lai mà mình đang ấp ủ”.
Ươm ước mơ Luật sư và thầy giáo
Như bao nhiêu bạn bè khác, học xong cấp 3 Cao Duy Đạt muốn được học tiếp trên giảng đường Đại học. Kì tuyển sinh năm 2012, Đạt mang hồ sơ đến nộp ở nhiều trường ĐH nhưng đều bị từ chối vì lí do chưa có chương trình dạy cho người khuyết tật. Cùng năm đó, bố của Duy Đạt bị tai nạn giao thông phải nằm liệt giường gần 1 năm khiến cho cậu gần như sụp đổ.
Tuy nhiên, chàng trai khiếm thị giàu nghị lực vẫn không bỏ cuộc, Đạt quyết tìm một cánh cổng đại học cho mình. Đạt nộp hồ sơ vào trường Đại học Mở Hà Nội vào khoa Luật kinh tế và may mắn mỉm cười khi cậu được trở thành tân sinh viên của trường. Đạt chia sẻ: “Giờ Đạt đang là sinh viên năm hai rồi. Đạt muốn học Luật kinh tế vì muốn giành lại công bằng cho mọi người và Đạt nghĩ công việc luật sư cũng rất tốt với mình giúp mình tự tin hơn trong cuộc sống”.
Bên cạnh chương trình học tại ĐH Mở, anh chàng này còn học tại chức ngành Công tác xã hội tại trường ĐH Lao động. Đối với người thường học hai trường một lúc đã là khó khăn thế nhưng Đạt vẫn đang cố gắng để hoàn thành tốt việc học tập hai chuyên ngành hoàn toàn khác nhau và còn hướng tới một chuyên ngành thứ 3 nữa. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Nghệ thuật chuyên ngành đàn và Đạt lại tiếp tục nộp hồ sơ liên thông lên ĐH để viết tiếp tục ước mơ làm giáo viên dạy đàn cho các em khuyết tật.
Video đang HOT
Không chỉ đàn giỏi mà Đạt còn hát rất hay
Ít ai biết rằng, chàng trai 9X khiếm thị có dáng người nhỏ bé ấy lại là chủ nhân của giải Vàng Liên hoan tiếng hát người khuyết tật toàn quốc. Chất giọng ấm áp, truyền cảm của Đạt luôn khiến người khác bị thu hút lạ kì. Cũng chính vì vậy mà Đạt đã trở thành MC thân quen của chương trình Blog Radio trên Đài tiếng nói Việt Nam. Công việc ấy giúp cho Đạt hòa nhập hơn với cuộc sống, san sẻ yêu thương với mọi người và đặc biệt là truyền niềm tin yêu, nghị lực vượt khó đến cho những số phận bất hạnh khác trong cuộc sống. Ngoài ra Đạt còn đang làm thêm nhiều nghề từ dẫn MC chương trình, đến làm việc tại quán cafe, tẩm quất… để tự trang trải cuộc sống nơi thủ đô.
Đạt đang học cách tẩm quất
“Tương lai mình muốn trở thành một luật sư giỏi và còn muốn xây dựng trung tâm bảo trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh như mình. Khi ấy mình sẽ đứng lớp làm giáo viên đem tiếng đàn đến cho các em” – Đó là ước mơ thật đẹp của chàng trai khuyết tật giàu nghị lực này.
Theo TTVN
Lê Thị Trang - Cô gái khiếm thị giàu nghị lực được tuyển thẳng ĐH
Lê Thị Trang được tuyển thẳng vào khoa Báo chí truyền thông trường Nhân văn TP.HCM trong kì thi ĐH vừa qua.
Họ và tên: Lê Thị Trang
Năm sinh: 1995
Được tuyển thẳng vào Đại học năm 2013
Hiện là sinh viên năm I khoa Báo chí truyền thông ĐH KHXH&NV TP.HCM
Sở thích: hát, múa, đọc truyện, trò chuyện với bạn bè...
Cô gái mắc căn bệnh kì lạ nhưng ý chí mạnh mẽ
Cô bạn Lê Thị Trang
Lê Thị Trang - cô gái khiếm thị được tuyển thẳng vào khoa Báo chí truyền thông của trường ĐH KHXH&NV TP.HCM khiến nhiều người ngưỡng mộ vì nghị lực phi thường của mình. Khi gặp cô bạn, chúng tôi càng bất ngờ bởi vẻ tự tin, hòa đồng, năng nổ mà Trang sở hữu cũng như khâm phục hơn những gì mà cô gái này đã làm được.
Trang là chị cả trong một gia đình nghèo có 3 chị em ở Ấp 6, Hương Hòa, Bến Cát, Bình Dương. Cha đi làm thuê, không có công việc ổn định, mẹ là công nhân chăm sóc cao su gần đó, Lê Thị Trang vốn đã phải chịu nhiều áp lực về cuộc sống. Tuy nhiên, Trang lại còn không được may mắn như các bạn khác khi mắc phải căn bệnh võng mạc sắc tố bẩm sinh (thiếu vitamin A). Chính vì vậy, khả năng thị lực của cô bạn ngày càng giảm dần đi và yếu hẳn hơn các bạn khác.
"Từ lúc mang thai mình, mẹ không có nhiều điều kiện để ăn uống, nên căn bệnh này là do bẩm sinh thôi. Mình không nhìn thấy rõ điều gì, cứ mờ mờ, mọi thứ trên bảng thì phóng to gần 10 lần mình mới thấy được, tối đến thì chẳng thấy gì cả" - Trang tâm sự.
Với hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, nên ngay từ cấp hai, cô nàng đã tự ý thức đặt ra cho mình mục tiêu học tập thật tốt để có thể giúp đỡ cha mẹ và xây dựng tương lai cho chính mình. Biết được con gái rất ham học, gia đình đã quyết tâm tạo điều kiện cho cô bạn học hành đến cùng. Vì vậy, sau chín năm học tại Bình Dương, Trang đã được bố mẹ cho vào học tại trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM. Ngoài ra, nhà trường cũng đã hỗ trợ Trang gần 100% tiền học phí.
Thế nhưng, tiền ăn uống, sinh hoạt vẫn là một mối lo toan đối với gia đình. Với ý thức và lòng quyết tâm cao độ, Trang ngày càng cố gắng hơn, kết quả học tập của cô bạn lúc nào cũng đạt từ 8 - 9 phẩy.
Cô bạn rất tích cực tham gia các hoạt động của trường
Ấn tượng hơn hết là sự lạc quan ở cô gái trẻ này với nụ cười luôn nở trên môi. Dù bị khiếm thị nhưng Trang còn rất tích cực tham gia các phong trào, hoạt động, biểu diễn văn nghệ ở trường cấp ba. Chính điều này đã giúp cô bạn luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến.
Chia sẻ về cuộc sống sinh viên, Trang nói: "Mình sống xa nhà quen rồi nên không cảm thấy buồn, tự ti hay gặp vấn đề gì khi nói đến căn bệnh của mình. Mình luôn luôn nghĩ rằng, trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều không phải là những người bất hạnh nhất, bởi vì luôn còn đó những người khổ sở hơn chúng ta, dù ít hay nhiều. Ai mà chẳng có nỗi khổ riêng. Hơn nữa, mình không hề cô đơn, xung quanh mình còn có cha, có mẹ, còn có hai đứa em để che chở, để làm chỗ dựa, còn có những người bạn thật sự tốt. Ai mà buồn nổi, phải không?".
Chụp ảnh cùng thầy giáo và các bạn.
Ước mơ làm báo cháy bỏng
Dù biết rõ rằng nghề báo là một nghề không hề đơn giản, nhất là những người khiếm thị thì còn gặp nhiều trắc trở hơn nữa, nhưng Trang vẫn đam mê và ánh mắt luôn tràn đầy nhiệt huyết khi nói về ước mơ của mình. Cô bạn cho biết: "Mình thích môn Toán lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có "duyên nợ" với môn Văn nhiều hơn. Ngay từ những ngày đầu cấp 3, mình đã ước mơ trở thành nhà báo, làm phát thanh, là một biên tập viên để có thể làm được các chương trình từ thiện, để thắp sáng ước mơ cho những con người biết vượt lên số phận!".
Cũng chính vì ý chí đáng khâm phục cùng với bảng thành tích khá ổn (ba môn Văn, Sử, Địa đều trên 8 điểm kèm theo những bài báo tường đã viết), Lê Thị Trang đã thuyết phục được thầy trưởng khoa và được tuyển thẳng vào khoa Báo chí truyền thông.
Trang chia sẻ bí quyết của mình: "Mình cũng là người bình thường như bao bạn khác thôi: học hành bình thường, ăn uống bình thường, chơi đùa bình thường. Bí quyết học tập của mình là học ra học, chơi ra chơi, thế nên, việc cân bằng cuộc sống cũng khá dễ dàng. Đừng bao giờ làm phức tạp hóa vấn đề lên cả. Tự trau dồi kiến thức và kĩ năng cũng như tin vào bản thân mình, bạn sẽ thành công thôi".
Với ý chí mạnh mẽ, Lê Thị Trang mong muốn trở thành một biên tập viên trong tương lai
Cô nàng có sở thích đọc truyện và thần tượng trong văn chương của cô gái nhỏ nhắn này là tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Với Trang, truyện của tác giả Nguyễn Nhật Ánh vừa vui, vừa buồn, vừa hỗn độn với đầy đủ các thể loại cảm xúc nên luôn khiến cô bạn "mê tít".
Trong cuộc sống, thần tượng duy nhất của Trang chính là mẹ. "Mẹ rất giàu tình cảm, rất thương con nhưng không bao giờ thể hiện điều đó ra bên ngoài. Mẹ điềm tĩnh và cực kỳ nghiêm khắc. Mẹ đã dạy cho mình tất cả, không bao giờ để mình gục ngã trước số phận, để mình có được như ngày hôm nay" - Trang nghẹn ngào.
Trong tương lai gần, cô bạn sẽ cố gắng học thật tốt, tham dự các câu lạc bộ, làm cộng tác viên cho các tờ báo để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình, vừa để ba mẹ yên lòng. Khi ra trường, Trang luôn muốn trở thành một biên tập giỏi.
Cô bạn quyết tâm: "Khi bước vào con đường này, ban đầu mình cũng thấy cũng hơi choáng, hơi sốc, nhưng mình thấy cũng sẽ ổn thôi nếu như bản thân biết phấn đấu hết mình vì ước mơ và vì tương lai sau này. Mình sẽ nỗ lực hết mình!".
Theo Trithuc
Chàng trai khiếm thị thành sinh viên xuất sắc Sinh ra trong một gia đình nông dân (quê ở xã Quới Điền, Thạnh Phú, Bến Tre), cuộc sống của Đỗ Minh Trí trôi qua bình lặng, yên ả. Rồi bất ngờ, Trí mắc căn bệnh hiểm nghèo và mất đi hoàn toàn thị lực... Minh Trí mày mò học hỏi nhờ chiếc máy tính của một mạnh thường quân trao tặng Tuổi...