Chàng sinh viên Công nghệ ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp
Chàng sinh viên Đỗ Mạnh Công, sinh năm 2001 hiện đang theo học tại trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh chàng có khát khao ước mơ khởi nghiệp từ những con số lập trình.
Đam mê công nghệ từ những ngày còn học cấp 3, Công mong muốn trở thành một lập trình viên máy tính tài năng. Anh chàng có thể ngồi giải mã, lập trình trên máy tính cả ngày mà không hề ngơi nghỉ. Công dành gần như toàn bộ thời gian của mình để tìm tòi, học hỏi trên các kênh youtube, các trang công nghệ thông tin để trau dồi khả năng và kinh nghiệm thực tiễn của mình.
Lên đại học, nhận thấy ngôi trường đang theo học hiện tại không thỏa mãn đam mê của mình, Công quyết định ôn thi lại. Anh chàng lựa chọn trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi để gửi gắm tâm tư và hoài bão của mình.
“Có những lúc mình cảm thấy tự ti và nản lòng khi bạn bè của mình đã học xong một năm còn mình thì chưa có gì. Thế nhưng đó cũng là động lực để mình biết mình phải cố gắng đạt được mục tiêu đã vạch ra. Mình cũng muốn cảm ơn thầy Vũ Ngọc Anh và các thầy cô thời điểm đó đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ nhiệt tình”, Công chia sẻ.
Sau khi đã luyện thành thạo những lập trình ở nhà, Công bắt đầu xin làm nghề ở bên ngoài. Công việc chính của anh chàng là làm về các trang web. Bắt đầu từ những lần nhận làm website chuẩn SEO cho các anh chị bạn bè bán hàng online để tăng tính chuyên nghiệp và xuất được nhiều đơn hàng hơn, Công nhận làm thêm tất cả các web bán quần áo, đồng hồ, điện thoại,… và cả khóa học online.
Công tâm sự: “Vừa học vừa làm khiến thời gian đầu mình hơi mất cân bằng để phân chia thời gian. Hơn nữa khi học chỉ có một máy phải chia đôi màn hình ra vừa học vừa thực hành cùng một lúc nên đôi khi hơi bất tiện. Đặc biệt, trong công việc mình cũng phải gặp nhiều khách hàng khác nhau. Có những người khó tính sẽ phải sửa đi sửa lại nhiều lần mới có thể đáp ứng được. Mặc dù mệt nhưng được theo đuổi công việc yêu thích, tay nghề ngày càng tăng khiến mình hạnh phúc.”
Video đang HOT
Càng tiếp xúc nhiều, Công nhận ra bản thân phải học tập và nỗ lực hơn nữa. Anh chàng mong muốn bản thân có đủ khả năng và sức lực để bắt đầu dự định khởi nghiệp của riêng mình. Bố mất sớm, Công hy vọng sẽ nhanh chóng có thể lo cho mẹ được nhiều hơn sau thời gian vất vả. Mong rằng anh chàng có thể thực hiện được những ấp ủ của mình trong tương lai.
'Rất nhiều người khởi nghiệp thất bại vì muốn làm ông chủ, làm giám đốc'
Nhiều người hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, vì mong muốn kiếm thật nhiều tiền, mong muốn trở nên giàu có hoặc khởi nghiệp để mình thành giám đốc, làm chủ chứ không phải đi làm thuê.
Ông Đỗ Cao Bảo nhận định, những người khởi nghiệp thành công có một điểm chung nhất là họ chỉ khởi nghiệp khi họ rất muốn, rất khát khao làm một việc gì đó.
Báo TG&VN có cuộc trao đổi với ông Đỗ Cao Bảo, đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, nguyên Phó Tổng giám đốc FPT về vấn đề này.
Ông nghĩ gì về nghịch lý rất nhiều sinh viên thất nghiệp dù doanh nghiệp thiếu người trầm trọng, vẫn không tuyển được người như hiện nay?
Nghịch lý này thể hiện sự lệch pha giữa tiêu chuẩn tuyển chọn người lao động của các doanh nghiệp và sự chuẩn bị về nghề nghiệp của sinh viên, sâu xa là sai lầm về định hướng nghề nghiệp cũng như cách lựa chọn nghề nghiệp của phụ huynh và của chính sinh viên.
Trước đây, tấm bằng đại học chính là lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động, là tấm bùa hộ mệnh của người sở hữu. Nhưng hiện nay, việc vào đại học trở nên dễ dàng hơn, giá trị của tấm bằng giảm đi, sự cạnh tranh trên thị trường lao động của người có bằng đại học giảm đi. Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến thực trạng các bạn trẻ thất nghiệp ngày càng nhiều cũng như lúng túng khi khởi nghiệp hay không?
Tôi cho rằng nguyên nhân không phải giá trị của tấm bằng đại học giảm đi mà do định hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ Việt Nam sai. Định hướng sai thì chọn ngành học sai, chọn sai thì chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm sai.
Ông trời đã ban cho mỗi một người có một năng lực, sở trường trong một hoặc vài lĩnh vực nhất định. Lẽ ra khi chọn nghề (chọn trường đại học, chọn ngành học), mỗi người cần phải tìm ra năng lực sở trường của mình. Có nghĩa, phải tìm ra lĩnh vực, ngành nghề mình đam mê nhất, có sở trường nhất, làm tốt nhất.
Bạn nào định hướng như vậy thì ngay từ khi còn là sinh viên đã yêu thích các môn học, đã biết cần chuẩn bị kiến thức gì, biết gắn kiến thức với thực tế thông qua các đợt thực tập. Và chắc chắn bạn sinh viên ấy sẽ có việc làm ngay sau khi ra trường, thậm chí ngay từ năm cuối đại học.
Những bạn chọn ngành học, trường học theo lời khuyên của bố mẹ, thầy cô giáo, theo xu thế của xã hội, nếu chọn trái với sở trường của mình, khi học không có say mê, học không phải để chuẩn bị kiến thức làm việc sau này mà học vì điểm số, vì tấm bằng đại học thì rất dễ rơi vào nhóm thất nghiệp sau khi ra trường.
Hiện nay không ít bạn trẻ dù có ý tưởng tốt, có tư duy từ "ao làng" sang tư duy "biển lớn" nhưng con đường khởi nghiệp khá chông chênh, chật vật, vì sao thưa ông?
Con đường khởi nghiệp chông chênh, chật vật cũng bởi họ hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp. Rất nhiều người khởi nghiệp vì mong muốn kiếm thật nhiều tiền, mong muốn trở nên giàu có hoặc khởi nghiệp để mình trở thành giám đốc, làm ông chủ, không phải đi làm thuê.
Khởi nghiệp với mục đích như vậy khi gặp khó khăn rất dễ chán nản. Mà chắc chắn rằng, khởi nghiệp sẽ có rất nhiều khó khăn, trở ngại, bởi thực tế trên đời không có việc gì dễ dàng cả, kể cả đi làm công ăn lương cũng thế thôi.
Những người khởi nghiệp thành công có một điểm chung nhất là họ chỉ khởi nghiệp khi họ rất muốn, rất khát khao làm một việc gì đó. Nếu không khởi nghiệp, không lập công ty thì họ không thể thực hiện được khát khao đó, mong muốn đó, nếu ở tổ chức khác họ không thể thực hiện được.
Khởi nghiệp như vậy họ sẽ không sợ khó khăn nào, có khó khăn thì sẽ nỗ lực vượt qua.
Con đường khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ chông chênh, chật vật cũng bởi họ hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp. (Nguồn: KT/VOV)
Từ kinh nghiệm của bản thân, theo ông, để bạn trẻ khởi nghiệp thành công cần những tiêu chí nào?
Theo tôi, việc đầu tiên trong con đường sự nghiệp của các bạn trẻ là phải tìm ra năng lực, sở trường của mình từ rất sớm, tốt nhất là từ khi còn học phổ thông.
Sở trường chính là lĩnh vực mình có đam mê, mình yêu thích, mình học và làm quên cả thời gian, không thấy khổ, mình làm thấy dễ mà người khác thấy khó.
Tiếp theo là phải dồn hết nỗ lực, tâm huyết, thời gian cho lĩnh vực mà mình có sở trường.
Điểm quan trọng nữa là phải có tính thực tiễn. Học gì làm gì cũng phải định hướng đến hiệu quả, luôn luôn đặt câu hỏi việc này giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn cuộc sống, nó mang lại lợi ích gì cho tổ chức, cho xã hội.
Nếu làm tốt 3 việc trên thì các việc sau này không còn khó nữa, hoặc có gặp khó khăn thì đều có thể tìm ra lời giải và đều có thể vượt qua.
Trên thực tế, không ít kỹ sư, cử nhân trẻ không thể khởi nghiệp thành công do thiếu vốn, thiếu kỹ năng và gặp vô vàn khó khăn. Ông có lời khuyên nào cho họ?
Đúng là khởi nghiệp thì gặp vô vàn khó khăn, rào cản, nào là thiếu vốn, thiếu ý tưởng, thiếu kỹ năng, rồi cơ chế, chính sách.
Lời khuyên của tôi là các bạn trẻ cần tìm cho mình một hoặc vài mentor (người hướng dẫn), là những người đã khởi nghiệp thành công, càng gần với lĩnh vực của mình càng tốt. Các mentor là những người giúp mình ít mắc sai lầm nhất, đi đến đích nhanh nhất.
Xin cảm ơn ông!
Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trở thành quán quân Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI vừa phối hợp cùng Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình Khởi nghiệp 2021 - Festival Khởi nghiệp 2021. Chương trình đã trao giải các dự án khởi nghiệp xuất sắc năm 2020, trong đó Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có dự án ứng dụng Bột tảo Spirulina xuất...