Chẳng cần tích trữ mì tôm, mẹ hãy nấu cho bé 1 bát cháo thơm lừng lại giàu dinh dưỡng, phòng dịch hiệu quả
Cháo cà rốt thịt bò là một lựa chọn cho bữa sáng giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch hiệu quả. Công thức chế biến như sau.
Cháo cà rốt thịt bò
Cháo cà rốt thịt bò là một bữa sáng phù hợp, không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, giúp trẻ và gia đình phòng dịch hiệu quả. Cụ thể, thịt bò chứa một hàm lượng kẽm vô cùng lớn, giúp phòng chống virus xâm nhập, tạo ra bạch cầu tăng cường hệ miễn dịch. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả, ngăn cơ thể không bị tổn thương dưới sự tấn công của vi khuẩn và vi-rút.
Ngoài ra, 2 thực phẩm này cũng cung cấp những hoạt chất dinh dưỡng khác như vitamin A, kali, sắt, canxi, đặc biệt là các axit amin có khả năng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, đặc biệt hiệu quả giữa mùa dịch COVID-19 đang diễn biến nhiều phức tạp.
Nguyên liệu:
- bát gạo tẻ
- 2 thìa canh gạo nếp
- củ cà rốt
Video đang HOT
- 50g thịt bò băm nhuyễn
Cách làm:
- Trộn gạo tẻ vào gạo nếp, vo qua với nước cho sạch. Sau đó cho vào nồi cơm điện 2 bát tô nước.
- Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ thái hạt lựu.
- Căn khi cháo bắt đầu sôi, cho thịt bỏ và cà rốt vào, khuấy đều, đậy nắp nồi cơm điện lại.
- Nồi cháo bắt đầu chín nhừ, hơi đặc, nêm gia vị vừa ăn.
Các thực phẩm khác giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch:
1. Tỏi: Tỏi có tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên.
2. Sữa chua: Theo khoa học, gần 70%-80% các hoạt động của hệ miễn dịch đều diễn ra trong ruột. Thế nên, con người cần một hệ tiêu hoá thực sự tốt và cân bằng, sữa chua là lựa chọn lý tưởng.
3. Canh gà: Canh gà luôn là lựa chọn chữa cảm cúm, phòng virus hiệu quả.
4. Cải bó xôi: Cải bó xôi giàu axit folic giúp tái tạo tế bào, đồng thời nó cũng chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Theo Phunutoday
Muốn cua ngon đừng luộc làm theo cách này vừa ngọt thịt, mai đỏ hồng, lại giữ trọn dinh dưỡng
Nếu luộc cua, một phần dinh dưỡng của cua sẽ bị bão hòa trong nước. Thế nhưng hấp thì ngược lại, sẽ giữ được gần như tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm. Nhưng hấp cua thế nào là đúng? Hãy tham khảo bài viết sau.
Chọn cua
Muốn cua sau khi hấp thơm ngon, khâu chọn cua là vô cùng quan trọng. Chị em đừng chọn cua có lớp vỏ màu xám đục. Thay vào đó hãy ấn vào yếm cua. Nếu thấy cua thấy rắn chắc, yếm to tức là nhiều thịt, rắn chắc, không nhiều nước, xốp, bở. Đồng thời, hãy chú ý yếm cua có bám chắc vào thân không? Chân và càng có đầy đủ, chuyển động khỏe mạnh không? Gai trên càng và mai cua có còn sắc nguyên không? Nếu có, tức là cua chất lượng.
- Cua thịt: cua đực, yếm nhỏ có hình tam giác. Nếu lớp da lụa (giữa kẹt khuỷu trên càng cua) màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt.
- Cua gạch: Cua cái, yếm nhỏ chiếm hầu hết bề mặt của phần bụng.
Sơ chế cua: Ngâm rửa cua bằng rượu trắng
Cua mua về xả qua với nước lạnh. Sau đó, ngâm cua trong rượu trắng trong vòng 10-15 phút vừa giảm bớt mùi tanh, vừa khiến cua bị say, dễ dàng cọ rửa mà không sợ bị cua quắp làm tổn thương tay.
Sau khi cọ sạch cua xong, bạn nên buộc cua lại như ban đầu để cua không không giãy bò, khiến chân hoặc càng cua bị rụng ra.
Hấp cua Thêm gừng hoặc sả, ngửa bụng cua khi hấp
Chị em chuẩn bị một nồi nước lạnh nửa lon bia (nếu thích). Đặt cua lên xửng hấp một ít gừng, sả vào cho thơm. Gừng sẽ giúp cua nhanh chín là lên màu đẹp mắt. Đồng thời, bạn nên đặt cua ngửa bụng so với xửng hấp để nước ngọt bên trong cua không bị chảy ra ngoài. Bằng không nước cua sẽ chảy ra đáng kể, vừa kém ngon vừa kém dinh dưỡng.
Theo Phunutoday
Những sai lầm khi luộc đậu bắp, khiến món ăn vừa nhớt, vừa "hao tổn" đến 1 nửa dinh dưỡng Đậu bắp là loại thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình, không chỉ tươi ngon, mà còn rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hiều người vẫn thường mắc phải những sai lầm nghiêm trọng sau, khiến đậu sau khi luộc xong vẫn bị nhớ và mất dinh dưỡng. Đậu bắp là loại thực phẩm quen thuộc của nhiều...