Chân tay lạnh quanh năm – triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm
Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng , lạnh thất thường.
(Ảnh: Getty images)
Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài.
Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa Hè lại là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm.
1. Triệu chứng chân tay lạnh
Chân tay lạnh có một số dấu hiệu phổ biến như da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng; bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh; tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn; da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hoặc bị phù; da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên.
Nếu bạn bị lạnh bàn tay và bàn chân mọi lúc, bất kể thời tiết bên ngoài hoặc nhiệt độ xung quanh bạn như thế nào, hãy đến gặp bác sỹ. Có thể có một bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn cần được điều trị.
Nếu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân đổi màu, khó thở hoặc đau tay hoặc chân, hãy đi khám. Chẩn đoán và điều trị chân tay lạnh sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe .
(Ảnh: Getty images)
2. Nguyên nhân dẫn đến chân tay lạnh
Bàn chân lạnh thường do tiếp xúc quá lâu với môi trường lạnh. Nếu tình trạng này diễn ra quanh năm lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm.
Khi bạn bị thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu của bạn có thể không có đủ hemoglobin (protein giàu chất sắt) để vận chuyển ôxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Kết quả có thể là ngón tay và ngón chân lạnh.
(Ảnh: Getty images)
Bệnh động mạch
Khi động mạch của bạn bị thu hẹp hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân của bạn.
Bệnh tiểu đường
Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường.
(Ảnh: Getty images)
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giữ cho các chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Cảm thấy lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.
Video đang HOT
Giống như bệnh tiểu đường, bệnh tim có thể khiến lưu lượng máu đến các chi giảm qua đó dẫn đến tình trạng lạnh chân và tay.
(Ành: Getty images)
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên), đặc biệt là đối với những dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài. Một trong những triệu chứng ban đầu của tổn thương thần kinh là cảm giác đau nhói ở chi như bị kim đâm.
Là tình trạng khiến ngón tay hoặc đôi khi các bộ phận khác của cơ thể bạn cảm thấy lạnh hoặc tê. Nó là kết quả của việc thu hẹp các động mạch ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến máu không thể lưu thông bình thường.
(Ảnh: Shutterstock)
Thiếu vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran.
Rối loạn giấc ngủ
Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức-ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta. Khi vùng này gặp rối loạn, cơ thể sẽ bị chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cũng có thể khiến chân tay bị lạnh.
(Ảnh: Getty images)
Chu kỳ kinh nguyệt
Ở phụ nữ, một số vấn đề về sinh lý như kinh nguyệt và hormone trong cơ thể bị thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Sự nhạy cảm của hệ hệ thần kinh này có thể làm mạch máu dưới da co lại, lượng tuần hoàn máu kém đi và sinh ra chân tay lạnh.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá có thể khiến các mạch máu của cơ thể tổn thương, thành mạch bị thu hẹp và góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng chân, tay lạnh. Theo thời gian, các mạch máu hư hại có thể khiến tim khó bơm máu đến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là những bộ phận ở xa như ngón chân hoặc ngón tay.
3. Cách chữa bàn chân lạnh bằng thảo dược dân gian
Dân gian ta từ xưa cũng lưu truyền khá nhiều cách chữa bàn chân lạnh bằng những thảo dược dễ kiếm, có sẵn trong nhà.
Ngải cứu
Ngải cứu có thể dùng để chữa bàn chân lạnh. Lấy 30-50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15-20 phút.
(Ảnh: Getty images)
Gừng tươi
Bạn lấy 20-30g củ gừng tươi đập dập và đun sôi với 1,5 lít nước. Tuy nhiên, bạn cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.
Thủy liệu pháp
Cách chữa bàn chân lạnh bằng thủy liệu pháp đơn giản là lấy một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh để ngâm chân luân phiên, mỗi chậu khoảng 10-15 phút sau đó lau khô chân rồi đi tất vào. Làm như vậy 1 lần/ngày.
Tốt nhất bạn nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông máu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả. Bạn nhớ phải lau khô chân bằng khăn mềm.
4. Hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh bằng cách nào?
Nhìn chung bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những điều kiện lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất quan trọng.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh.
Lựa chọn trang phục: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Hạn chế mặc quần áo bó sát.
Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh.
Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.
Giữ ấm trong lúc ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.
Mát xa tay và chân có thể làm tăng lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn./.
Tay chân lạnh có thể do thiếu vitamin và khoáng chất?
Nếu bạn cảm thấy lạnh hơn những người xung quanh hoặc thường xuyên bị tay chân lạnh... có thể bạn đang thiếu một số loại vitamin và khoáng chất?
Cảm giác lạnh có thể là do thiếu hụt một số vitamin B hoặc sắt, dẫn đến thiếu máu (không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể). Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô và các tế bào khắp cơ thể cần lượng oxy này cho các quá trình trao đổi chất tạo ra nhiệt và duy trì nhiệt độ cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể khiến bạn dễ bị lạnh hơn những người khác.
1. Thiếu vitamin B12 có thể gây tay chân lạnh
Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu nguyên hồng cầu to (số lượng hồng cầu thấp và hồng cầu lớn hơn bình thường) và liên quan đến nhạy cảm với cảm lạnh. Sự thiếu hụt cũng có thể tạo ra các triệu chứng khác.
Tay chân lạnh có thể do thiếu một số vitamin và khoáng chất.
Nếu bạn đang thiếu vitamin B12, không chỉ khiến tay chân lạnh mà còn bao gồm các triệu chứng khác như:
Đau đầu
Cảm thấy khó thở
Chán ăn
Khó tiêu
Tim đập nhanh
Cảm thấy thờ ơ
Tiêu chảy
Nhận thấy khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc hiểu chúng
Có vấn đề về miệng như đau lưỡi hoặc loét...
Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu B12 như thiếu máy ác tính, chế độ ăn uống không cung cấp đủ, những người đã phẫu thuật dạ dày hoặc có thể do dùng một số loại thuốc như PPI (thuốc ức chế bơm prtoton trị trào ngược acid dạ dày, metformin trị đái tháo đường...).
Nguồn vitamin B12 trong chế độ ăn uống bao gồm sữa, thịt và cá. Nếu bị thiếu hụt, bạn cũng có thể bổ sung B12 bằng đường uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thiếu vitamin B9 khiến tay chân lạnh
Vitamin B9 ở dạng tự nhiên được gọi là folate. Sự thiếu hụt folate có thể khiến bạn cảm thấy nhạy cảm với cái lạnh. Folate cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu không có đủ folate, bạn có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Bên cạnh cảm giác lạnh, các dấu hiệu bạn có thể bị thiếu vitamin B9 khi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ bao gồm:
Cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi
Hụt hơi
Nhịp tim không đều
Khó tập trung
Rụng tóc
Da nhợt nhạt
Vết loét phát triển trong miệng...
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt folate như mang thai (cơ thể cần nhiều hơn bình thường), rối loạn sử dụng rượu, trải qua phẫu thuật đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa có thể cản trở sự hấp thụ folate và gây thiếu hụt...
Nguồn folate tự nhiên bao gồm các loại rau lá xanh đậm, đậu phộng, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, cá và gan...
Folate và các vitamin B khác cũng được thêm vào nhiều sản phẩm thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn như mì ống, bánh mì và ngũ cốc.
3. Thiếu sắt là nguyên nhân khiến tay chân lạnh
Thiếu sắt là khá phổ biến. Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 30% dân số. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể không có đủ chất sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sắt cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, protein trong hồng cầu liên kết với oxy.
Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, ngoài tay chân lạnh, các triệu chứng thiếu sắt có thể bao gồm:
Cảm thấy mệt
Đau ngực
Xanh xao
Hụt hơi...
Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt có thể liên quan đến mất máu do chấn thương, kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu từ đường tiêu hóa... Ngoài ra, một số trường hợp gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt do các bệnh liên quan đến đường ruột hoặc hệ tiêu hóa, đã trải qua phẫu thuật giảm cân, có tình trạng di truyền khiến ruột không thể hấp thụ sắt hoặc ngăn chặn tình trạng mất máu xảy ra một cách hiệu quả...
Nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt đỏ, cá hồi, đậu, trái cây sấy khô, trứng và các loại rau lá xanh đậm. Bánh mì và ngũ cốc có thể được bổ sung sắt. Bạn cũng có thể bổ sung sắt bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4 dấu hiệu rụng tóc liên quan đến tuyến giáp Rụng tóc là vấn đề nhiều người gặp phải, tuy nhiên rụng tóc có thể do rối loạn hormone tuyến giáp, vì các hormone này ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của nang tóc. Vậy dấu hiệu rụng tóc như thế nào thì liên quan đến tuyến giáp? Rụng tóc liên quan đến tuyến giáp thường xuất hiện ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Giấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chất

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
Tin nổi bật
23:31:12 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025
Tại sao sân bay bổ nhiệm hai chú chó làm giám đốc?
Lạ vui
21:49:11 24/05/2025