Chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua “bão” dịch bệnh
Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp, khó kiểm soát.
Trước thực trạng đó, chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Chăn nuôi theo hướng ATSH là phương thức chăn nuôi bao gồm biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường. Đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, vi-rút và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh. Để phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh chuồng trại, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn, nguồn nước; giữ vệ sinh cho vật nuôi và cả người nuôi ở mức độ cao nhất; tiêm các loại vắc-xin theo khuyến cáo của ngành thú y,… Phối hợp với chính quyền các địa phương tập huấn cho các chủ hộ chăn nuôi về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng ATSH; cán bộ chuyên môn đến các hộ dân để trực tiếp hướng dẫn thực hiện các quy trình chăn nuôi theo hướng ATSH. Bên cạnh đó, các chuồng trại chăn nuôi khi thiết kế phải có khu cách ly, mỗi khi nhập vật nuôi mới về phải cách ly ít nhất từ 20 – 30 ngày để bảo đảm an toàn về bệnh dịch sau khi cắt đàn và loại bỏ nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại… Thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH, nhiều hộ dân đã có cơ hội tiếp cận với phương thức chăn nuôi tiên tiến, áp dụng khoa học – kỹ thuật và nâng cao kiến thức chăn nuôi. Đơn cử như gia đình chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), sau khi tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu chuồng trại cách xa nhà ở và có khu chuồng trại riêng để khi có gà bị bệnh sẽ cách ly ngay để tránh lây lan sang các con khác. Đồng thời, nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà; thực hiện tiêm vắc-xin đúng quy định; vệ sinh máng ăn mỗi ngày và sát trùng, vệ sinh chuồng trại hàng tuần; nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Chị Hạnh cho biết: Có thể thấy rõ hiệu quả trong việc chăn nuôi theo hướng ATSH, như tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, xuất chuồng sớm từ 10 đến 15 ngày, giảm ngày công lao động, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, gia đình ông Nguyễn Ngọc Nghiệm, xã Hà Tiến (Hà Trung) đã quyết định tái đàn. Khác với lần nuôi trước, sau khi được cán bộ thú y ở địa phương hướng dẫn, ông Nghiệm đã mạnh dạn đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng ATSH. Ông Nghiệm cho biết: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có giấy kiểm dịch của nơi xuất, khi mới mua về phải được nuôi ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng theo định kỳ; người ra vào chuồng trại phải thực hiện sát khuẩn để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào trang trại. Để xử lý chất thải, ông sử dụng đệm lót sinh học để chuồng trại không còn mùi hôi; đồng thời, trong quá trình nuôi, ông phối trộn men sinh học với thức ăn giúp lợn tăng sức đề kháng.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi theo hướng ATSH mang đến nhiều lợi ích rõ rệt, giảm tỷ lệ dịch bệnh do có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường,… Từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giúp bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao thu nhập cho người nuôi. Nhờ chứng minh được hiệu quả về kinh tế và phòng, chống dịch bệnh nên phương pháp chăn nuôi theo hướng ATSH ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có khoảng hơn 90.000 hộ đang thực hiện chăn nuôi theo hướng ATSH. Tuy nhiên, phần lớn các hộ chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, đôi khi chỉ dừng lại ở các mô hình chứ chưa nhân rộng, phát triển với quy mô lớn, tập trung nên việc áp dụng ATSH còn hạn chế. Do chăn nuôi theo hướng ATSH đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh chuồng trại; yêu cầu về con giống bảo đảm nguồn gốc xuất xứ và an toàn dịch bệnh; thức ăn, nước uống, xử lý chất thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh theo quy định của thú y. Bên cạnh đó, phải có các biện pháp chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; kiểm soát vật tư và dụng cụ chăn nuôi đưa vào chuồng trại,… Chính vì vậy, thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cần tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả của việc chăn nuôi theo hướng ATSH. Đồng thời, tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật phục vụ chăn nuôi ATSH cho người sản xuất. Mặt khác, việc đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH thường đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn; do đó, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.
Video đang HOT
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi: "Chìa khóa" để phát triển bền vững
Thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn nên nguy cơ bùng phát vẫn rất cao.
Thúc đẩy việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây chính là "chìa khóa" để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi an toàn là một trong những giải pháp để kiểm soát dịch bệnh.
Kiểm soát dịch bệnh và nguồn gốc sản phẩm
Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước, bệnh Dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra nhỏ lẻ ở các hộ chăn nuôi, phải tiêu hủy hơn 2.000 con lợn và bệnh cúm gia cầm cũng xảy ra ở các địa phương, phải tiêu hủy hơn 100.000 con gia cầm. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn có nguy cơ tái phát, lây lan ra diện rộng.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế ở các địa phương là những trang trại áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn không những kiểm soát được dịch bệnh mà còn truy xuất được nguồn gốc sản phẩm gia súc, gia cầm, đáp ứng đòi hỏi của các nhà phân phối và nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh ở xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) cho biết, áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh nên trong thời gian bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở nhiều nơi, trang trại vẫn giữ ổn định với tổng đàn 200 con, được gắn tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên giá bán cao hơn 10-20% so với lợn nuôi theo phương pháp truyền thống.
Theo ông Hoàng Lê Đại Thắng, Phó phụ trách Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Chương Mỹ, việc các trang trại thực hiện mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ giúp chính quyền địa phương chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh mà còn tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát cũng như giảm thiểu tác động chất thải ra môi trường...
Thống kê của ngành Nông nghiệp, trên địa bàn thành phố có 45 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh (trong đó có 26 cơ sở chăn nuôi lợn, 12 cơ sở chăn nuôi gà, 2 cơ sở chăn nuôi vịt, 4 cơ sở chăn nuôi bò và 1 cơ sở chăn nuôi dê).
Đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, việc hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có thể hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh cho gia súc, gia cầm...; đồng thời, bảo đảm chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay, cả nước có 1.832 vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm. Thực tế cho thấy, các địa phương xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Đây chính là "chìa khóa" để mở cánh cửa phát triển ngành chăn nuôi.
Nhân rộng các vùng chăn nuôi an toàn
Có thể nói lợi ích từ việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là rất lớn, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, qua kiểm tra thực tế ở các địa phương xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vướng mắc lớn nhất là chi phí thực hiện xét nghiệm và hoàn thiện các thủ tục để được công nhận vùng an toàn dịch bệnh (lên tới 2-3 tỷ đồng).
Cùng với đó, chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh thú y, tỷ lệ tiêm phòng và quy trình giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi chưa đạt yêu cầu cũng là "rào cản" cho việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.
Để triển khai có hiệu quả và nhân rộng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, trước hết theo ông Nguyễn Đình Tường, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai), các ngành chức năng cần tăng cường dự báo tình hình dịch bệnh đối với chăn nuôi; đồng thời, hỗ trợ các cơ sở, trang trại áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh về chi phí xét nghiệm; hóa chất, thuốc sát trùng...
Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển cho biết, để kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, huyện đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi, trang trại áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở các xã Tân Ước, Liên Châu...; đồng thời, hỗ trợ các trang trại, hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn Quỹ khuyến nông thành phố để đầu tư mở rộng trang trại.
Nhấn mạnh việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với việc thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng thông tin, ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương tiếp tục phát triển cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tập trung ở 76 xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư ở các huyện, thị xã như: Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ... Cùng với đó là hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh về kỹ thuật chăm sóc, khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Sáng 19/3, Việt Nam không có ca COVID-19 mới, hơn 27.000 người được tiêm vaccine Sáng 19/3, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận thêm ca COVID-19 mới, số người được tiêm vaccine phòng bệnh hiện đang là 27.546. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi cho 2.198 bệnh nhân mắc COVID-19. Số liệu thống kê của Bộ...