Chặn mạch ngầm trốn thuế
Đánh giá kết quả một năm giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), Nga cho rằng thành tích lớn nhất là lần đầu tiên trong lịch sử đã liên kết thành công các “nền kinh tế đầu tàu” thảo luận thẳng thắn vấn đề chống trốn thuế
Hội nghị thượng đỉnh của EU bàn về chống trốn thuế
Các con số thống kê cho thấy mỗi năm kinh tế toàn cầu mất tới 3.000 tỷ USD vì nạn trốn thuế. Riêng với Liên minh châu Âu, con số thất thoát khoảng 1.000 tỷ Euro (1.300 tỷ USD) mỗi năm do trốn thuế đã biến khu vực này thành “thiên đường trốn thuế” của thế giới. Thực trạng này nghiêm trọng đến mức EU phải đặt nhiệm vụ ngăn chặn trốn thuế như mục tiêu ưu tiên trong bối cảnh hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, các dòng tiền bẩn, các hoạt động rửa tiền có thể làm suy yếu nền tài chính các quốc gia đang phát triển.
Có những lý do khách quan dẫn đến hành vi trốn thuế. Chẳng hạn, trong khi thuế thu nhập cá nhân ở Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan luôn trên 50%, thì ở Bulgaria chỉ có 10%. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi ở Pháp, Malta, Bỉ đều trên 30%, thì ở Bulgaria, Cyprus lại rất thấp, chỉ có 10%. Điều này kích thích các công ty tìm cách trốn thuế. Ngay những tập đoàn kinh tế lớn như Amazon, Google, Starbucks, Apple… cũng bị cáo buộc gian lận thuế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trốn thuế là những kẽ hở về pháp luật. Mới đây, Liên hiệp Phóng viên điều tra (ICIJ) đã công bố một báo cáo điều tra về gian lận tài chính và phanh phui các “thiên đường trốn thuế” trên toàn cầu, phơi bày bí mật của hơn 120.000 công ty có chi nhánh ở nước ngoài và quỹ đầu tư, cũng như các vụ gian lận tài chính của gần 130.000 cá nhân tại hơn 170 quốc gia.
Theo báo cáo của ICIJ, các ngân hàng hàng đầu thế giới như Clariden, UBS (Thụy Sỹ) và Deutsche Bank (Đức) đã cho phép khách hàng thành lập các công ty bí mật tại nhiều quốc gia. Ngoài ra, các cá nhân bị ICIJ phanh phui “có liên quan đến các hoạt động kinh doanh không khai báo thuế” bị phát hiện đặt trụ sở kinh doanh ở khắp mọi nơi: quần đảo Cook (New Zealand), quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Azebaijan, Nga, Canada, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Mông Cổ…
Chặn những mạch ngầm trốn thuế đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu. Các nước đều thống nhất nhận thức rằng, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, thịnh vượng và phát triển, thế giới phải kiên quyết với nạn trốn thuế. Chính vì thế mà trong 3 nội dung chủ yếu của chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh G-8 năm 2013, có tới 2 nội dung liên quan tới vấn đề này là tuân thủ các quy định về thuế và đảm bảo tính minh bạch, công khai. Các nước cần có kênh chia sẻ thông tin về giao dịch tài chính như: cung cấp thông tin người gửi cho cơ quan thuế vụ của các nước; trao đổi dữ liệu giữa các ngân hàng về các tài khoản tiết kiệm cá nhân cũng như tạo ra hệ thống tự động trao đổi dữ liệu về thuế… Chỉ có vậy thì nạn trốn thuế mới có thể được ngăn chặn.
Theo ANTD
Tổng thống Nga, Ukraine bất ngờ đàm phán "đối tác chiến lược"
Tổng thống Ukraine Yanukovych và Tổng thống Nga Putin ngày 6/12 đã có cuộc đàm phán bất ngờ về một "hiệp ước đối tác chiến lược" giữa hai nước.
Tổng thống Ukraine Yanukovych và Tổng thống Nga Putin tại dinh thự của ông Putin ở Sochi, ngày 22/10/2012
Ông Yanukovych đã bay từ Trung Quốc tới Sochi, miền nam Nga, để có cuộc họp với Tổng thống Putin. Để tham dự cuộc đàm phán bất ngờ này, ông đã phải hủy chuyến công du đã lên kế hoạch tới Malta.
Cuộc đàm phán bất ngờ diễn ra trong bối cảnh vào tháng trước ông Yanukovych đã treo ký kết thỏa thuận đối tác với Liên minh châu Âu (EU), châm ngòi cho các cuộc biểu tình giận dữ ở thủ đô Kiev.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối ông Yanukovych hiện vẫn "đóng đô" ở bên ngoài tòa nhà chính phủ ở Quảng trường độc lập tại Kiev, bất chấp cái giá lạnh thấu xương. Họ bất bình do ông Yanukovych đã bất ngờ đảo ngược mối quan hệ với EU, từ chối ký thỏa thuận liên kết với khối này, vốn đã được chuẩn bị sau nhiều năm đàm phán.
Trong khi đó, tại Sochi, ông Yanukovych đã thảo luận về việc "chuẩn bị một hiệp ước đối tác chiến lược trong tương lai", với Nga, cơ quan báo chí của ông Yanukovych cho hay. Ngoài ra, đàm phán cũng đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế khác.
Ông Putin từ trước đã kêu gọi Ukraine gia nhập liên minh thuế quan của Nga với Belarus và Kazakhstan, liên minh mà điều kiện gia nhập ít nhọc nhằn hơn của EU.
Trong những tháng gần đây, Nga đã gây áp lực về kinh tế đối với Ukraine, khi áp dụng trì hoãn thuế quan tại biên giới và cấm nhập khẩu kẹo củaUkraine.
Arseniy Yatsenyuk, một đồng minh của cựu Thủ tướng Tymoshenko, lãnh đạo của một đảng đối lập chính trong quốc hội Ukraine, lên án cuộc đàm phán ở Sochi. "Nỗ lực của họ là bán Ukraine cho Nga chưa chấm dứt", ông lên án. "Nếu ông Yanukovych cố gắng ký bất kỳ thứ gì với Nga về liên minh thuế quan, sẽ có một làn sóng biểu tình lớn hơn".
Theo Dantri
Sướng như... tù nhân Thuỵ Điển Khác với nhiều nước, nơi các nhà tù lâm vào tình trạng quá tải, Thụy Điển vừa quyết định đóng cửa 4 nhà tù và một trại giam phòng ngừa, bởi số lượng phạm nhân không ngừng giảm, hiện tượng mà chính các nhà chức trách cũng không hiểu tận tường nguyên nhân. Một tù nhân trọng tội chơi game trong trại giam...