Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Không dồn hết trách nhiệm cho trường học
Muốn chấn hưng văn hóa phải chấn hưng từ gốc, tức bắt đầu từ giáo dục. Thế nhưng chỉ mình nhà trường vẫn chưa đủ.
Ảnh minh họa.
Ngoài nhà trường, gia đình, cộng đồng cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục con người, tạo ra môi trường sống an toàn và văn hóa…
TS Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng khoa Sư phạm và Xã hội nhân văn, Trường ĐH Kiên Giang: Gia đình, trường học đầu đời của mỗi người
Văn hóa là con người, muốn chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ chấn hưng con người và muốn chấn hưng con người thì đầu tiên con người ấy phải được giáo dục. Trong đó, yếu tố giáo dục phải đảm bảo từ nhiều phía như: Gia đình, nhà trường, xã hội…
Gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.
Do đó, mỗi gia đình cần đề cao giá trị nhân văn trong ứng xử, hành xử với nhau, luôn tôn trọng, chia sẻ cùng nhau, thường xuyên giáo dục cái tốt đẹp, thiện mỹ của cuộc sống đối với thành viên. Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách cho con em mình, tạo ra văn hóa nền tảng cho sự phát triển xã hội.
Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc, vì vậy để tạo lập môi trường giáo dục tốt, đội ngũ nhà giáo phải có tinh thần thân thiện, ân cần, chu đáo, chăm sóc… đối với người học. Biết tạo điều kiện cho các em sửa sai, được nói ra cảm xúc của mình; luôn mở rộng nội dung bài giảng để phát triển kỹ năng xã hội, tình cảm, thể chất, sáng tạo, nghệ thuật đối với sinh viên. Tạo bầu không khí gần gũi, tổ chức lớp học phù hợp, đáp ứng tốt nguyện vọng của người học.
Người học được giáo dục trong môi trường lành mạnh, trong sáng đó sẽ cảm thấy hạnh phúc và sẽ khơi dậy được khát vọng phát triển, cống hiến, phục vụ. Mỗi con người được sống, được giáo dục trong môi trường nhân văn và tình người sẽ thể hiện được những nét văn hóa trong ứng xử với thế giới xung quanh. Đúng như mong mỏi của Bác Hồ là mỗi người hãy là một bông hoa đẹp thì cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Muốn chấn hưng văn hóa thì phải có con người văn hóa.
Video đang HOT
Nhìn chung, ngoài nhà trường và gia đình thì cộng đồng, các tổ chức, ban ngành cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ. Đó là tạo ra trường học xã hội chủ nghĩa để người trẻ luôn được dung dưỡng, bảo bọc, được sống trong vòng tay yêu thương, trìu mến, được học hỏi tấm gương của người đi trước để họ được ươm mầm cho những khát vọng của tương lai, góp phần xây dựng và phát triển đất nước…
Thạc sĩ Nguyễn Văn Nghiêm, Trường ĐH Đồng Tháp: Chỉ “đơn lẻ” nhà trường sẽ không “đủ sức”
Thạc sĩ Nguyễn Văn Nghiêm
Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa, đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai. Đồng thời, nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động tri thức để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, theo cách thức văn hóa, dựa trên những phương tiện văn hóa, trong môi trường văn hóa đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương với sự tổng hòa của văn hóa quốc gia.
Thế nhưng, nếu chỉ “đơn lẻ” nhà trường sẽ không thể “đủ sức” thực hiện thành công sứ mệnh chấn hưng giáo dục. Bên cạnh và đồng hành với nhà trường cần có sự hiệp lực của gia đình, cộng đồng và các tổ chức, ban ngành cùng chung mục tiêu và cùng gánh vác vai trò quan trọng trong giáo dục con người, tạo ra môi trường sống an toàn và văn hóa.
Song hành với việc định hình và định vị lại hệ thống giá trị cốt lõi để phát triển văn hóa nhà trường, Nhà nước cần có kế hoạch kiến tạo “hệ sinh thái” chấn hưng giáo dục. Điều này đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước để tạo sự gắn kết, đồng bộ, không để xung đột giá trị giữa ba môi trường văn hóa: Nhà trường, gia đình và xã hội, tránh tác động tiêu cực đến quá trình giáo dục nhân cách con người…
Một vấn đề quan trọng trong chấn hưng giáo dục là cần xây dựng thành công Mô hình Trường học mới. Trường học hạnh phúc là mô hình có nhiều ưu điểm và phù hợp với đặc điểm của nền giáo dục nước ta. Xây dựng trường học hạnh phúc vừa là mục tiêu, vừa là giá trị của những nền giáo dục tiên tiến. Các thành tố thường được nhắc đến trong sự nghiệp giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội giữ những vai trò khác nhau nằm trong sự tổng hòa.
Thầy Kim Văn Ngói, Phó Hiệu trưởng Trường THPT DTNT Huỳnh Cương (Sóc Trăng): Cùng nhà trường giữ gìn bản sắc văn hóa
Thầy Kim Văn Ngói
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa rất quan trọng. Ngoài nhà trường, gia đình, cộng đồng và các tổ chức, ban ngành có vai trò quan trọng trong giáo dục con người, tạo ra môi trường sống an toàn và văn hóa.
Đối với trường dân tộc nội trú, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động GD-ĐT đóng vai trò quan trọng. Nhà trường đã đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Bằng việc giáo dục văn hóa, kỹ năng sống kết hợp với việc đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trong tiết học, từng hoạt động, các trường học đã góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Tạo được không khí thoải mái cho học sinh khi tham gia học tập; Góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…
Nhà trường xây dựng kế hoạch có lồng ghép các hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chỉ đạo bộ phận chuyên môn, hàng năm xây dựng kế hoạch nhằm phát triển chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục và song song với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đoàn Thanh niên thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Về phía các đoàn thể và giáo viên cùng xây dựng kế hoạch phù hợp cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo viên các môn văn hóa, nhất là Ngữ văn, Khmer, Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử… lồng ghép vào việc giáo dục nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục và rèn luyện tại trường, hào hứng tham gia câu lạc bộ, hội thi…
Thước đo thành công của bậc học mầm non là gì?!
Theo báo cáo tổng kết do Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh trình bày, trong bối cảnh đặc biệt của dịch bệnh với nhiều khó khăn, bậc Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đạt nhiều kết quả tốt.
Ngày 18-8, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022 đối với Giáo dục mầm non, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh thước đo thành công của bậc học này chính là 3 chữ "yên": "Phấn đấu làm sao để trẻ em đến lớp được yên vui, thầy cô công tác được yên tâm, cha mẹ gửi con được yên lòng...".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với bậc học mầm non, có 4 quan điểm cần thống nhất. Trước hết, toàn xã hội, toàn ngành cần quan tâm hơn nữa, quan tâm một cách chính đáng, hiệu quả, thiết thực tới bậc học này, bởi những gì tốt đẹp nhất phải dành cho trẻ em, sự đổi mới của giáo dục cần phải từ bậc học nền tảng, bậc mầm non.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị
Chúng ta đang nhấn mạnh, đề cao phương diện giáo dục con người, nhân cách, đạo đức, phẩm chất; mà nhân cách, đạo đức, tình cảm của con người được hình thành quan trọng ở cấp mầm non và những năm đầu tiểu học. Chính vì vậy, chăm lo tới giáo dục mầm non chính là quan tâm phát triển toàn diện trẻ em, coi trọng yếu tố nhân cách và con người.
Bộ trưởng cũng cho rằng bậc học có nhiều đặc điểm riêng về chăm sóc và nuôi dạy nên cần tăng cường thêm các biện pháp, chính sách sao cho phù hợp. Trong điều kiện thực tế của năm học chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, cần xem xét việc dạy học ở bậc mầm non sao cho linh hoạt, phù hợp. Với những nơi trẻ em không thể đến lớp, cần phối hợp với gia đình để có biện pháp hỗ trợ. Bộ trưởng giao Vụ Giáo dục Mầm non tập hợp các video bài giảng, kho học liệu mở trong nước và thế giới; xây dựng, biên soạn nguồn học liệu mới.
Trước một năm học khó khăn, Bộ trưởng lưu ý, cần nhận thức đầy đủ thách thức đặt ra, để linh hoạt đề ra giải pháp, trong đó vai trò chủ động của địa phương là rất quan trọng. Cụ thể, các địa phương cần ưu tiên ngân sách cho kiên cố hóa trường học, chủ động có giải pháp khắc phục về thiếu hụt giáo viên, tập trung nguồn lực triển khai chương trình giáo dục mầm non mới và một số chính sách khác đối với bậc học mầm non.
Bộ trưởng bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông với đội ngũ giáo viên mầm non, bởi đặc thù công việc nặng nhọc, thời gian làm việc dài, áp lực lớn, yêu cầu cao, trong khi thu nhập lại thấp. Vì vậy, cần nhiều cách thức để tháo gỡ việc này, làm sao tăng thu nhập thực tế để giáo viên gắn bó, yên tâm với công việc. Ngoài ra, cần tăng hệ thống các trường tư thục, với yêu cầu giáo viên hệ thống trường tư cũng phải có quyền lợi để đảm bảo tốt công việc.
Bên cạnh đó, phải quan tâm đến các nhóm trẻ, vì đây là nơi giải quyết được nhu cầu lớn về giữ trẻ song lại tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn. Cần tiếp tục ban hành chính sách, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên về cấp phép hoạt động với các cơ sở này. Bạo hành trẻ, tuy đã có bước cải thiện nhưng trong năm vẫn xảy ra ở một số nơi, do đó vấn đề này rất cần được quan tâm trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: "Phấn đấu làm sao để trẻ em đến lớp được yên vui, thầy cô công tác được yên tâm, cha mẹ gửi con được yên lòng. Ba chữ "yên" đó là thước đo sự thành công của chúng ta cho triển khai ở bậc học này. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em".
Theo báo cáo tổng kết do Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh trình bày, trong bối cảnh đặc biệt của dịch bệnh với nhiều khó khăn, bậc Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đạt nhiều kết quả tốt.
Trên 5 triệu trẻ em tại cơ sở Giáo dục mầm non được đảm bảo an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao, trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng vào lớp 1 bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực; chế độ, chính sách cho trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Công tác quy hoạch, sắp xếp, phát triển mạng lưới trường lớp được thực hiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương. Năm học 2020-2021, toàn quốc có 15.480 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, 21.236 điểm trường lẻ. So với năm học trước tăng 19 trường, giảm 2.724 điểm trường lẻ.
Toàn quốc huy động 5.357.046 trẻ em mầm non đến cơ sở Giáo dục mầm non, tăng 50.725 trẻ so với năm học trước. Cuối năm học 2020-2021, tỉ lệ trẻ em được học 2 buổi/ngày đạt 99,2% (tăng 0,2%), tỉ lệ trẻ em mầm non được tổ chức ăn bán trú đạt 93,3% (tăng 0,3%). Đáng chú ý, tỉ lệ trẻ em ngoài công lập đạt 23,2%, tăng 1,1% so với năm học trước.
Đội ngũ giáo viên được nhiều tỉnh/thành phố quan tâm tuyển dụng bổ sung, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng chương trình Giáo dục mầm non. Hiện tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có 529.531 người. Bình quân 1,84 GV/lớp (tăng 0,02). Tỉ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật Giáo dục 2019 đạt 78,9% (tăng 5,2%).
Giáo viên chán ngán vì module 5 bắt "nhai lại" những điều cũ kĩ Giáo viên dạy học hàng chục năm vẫn phải bồi dưỡng những nội dung cũ kĩ liên quan đến tâm lí học sinh khiến nhiều người chán ngán. Thời điểm này, ngành giáo dục nhiều địa phương trên cả nước đang tiến hành cho giáo viên bồi dưỡng thường xuyên module 5 và 9 Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giáo viên...