Chán học chữ thì ta đi học nghề
Phúc cảm nhận không phát huy được bản thân được bằng con chữ, con số nên quyết định chọn học nghề để bước vào đời.
Không theo đuổi phù du
Nguyễn Hồng Phúc (sinh năm 2000) là một hướng dẫn viên du lịch. Ít ai nghĩ rằng, Phúc bước vào tuổi 19 lại có thể là hướng dẫn viên du lịch cho một công ty.
Phúc là người con duy nhất trong gia đình. Ở lứa tuổi của Phúc, các bạn đồng trang lứa đang ngày đêm mài đũng quần trên các giảng đường đại học.
Nguyễn Hồng Phúc trong những lúc thảnh thơi. (Ảnh: H.P)
Nhiều bạn còn phải học “sấp mặt” để tìm cách đặt chân vào cánh cửa đại học, nhưng với Phúc thì không. Cậu chọn cho mình một hướng đi riêng, một ngã rẻ riêng.
Ngay từ những năm học Trung học cơ sở, Phúc đã có ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Phúc luôn đặt niềm tin sẽ thực hiện được hoài bão đó.
Học xong Trung học cơ sở, Phúc mạnh dạn nộp hồ sơ vào Trường Trung cấp Việt Giao với ngành học Hướng dẫn du lịch. Lúc này, Phúc mới vừa tròn 14 tuổi.
Học đến năm thứ 2, Phúc bắt đầu nhận làm hướng dẫn viên cho một công ty ở Sài Gòn. Với kiến thức tích lũy được, Phúc nhanh chóng vượt qua được sự rụt rè từ những chuyến đi đầu tiên.
Chuyến đưa khách nội địa đáng nhớ nhất của Phúc là khách thấy cậu học trò còn quá trẻ vì chỉ hơn 16 tuổi. Mọi người trong đoàn không tin tưởng lắm do nghĩ Phúc còn trẻ con nên chưa đủ kinh nghiệm.
Sau vài ngày, chuyến đi kết thúc thì mọi người hết lời ca ngợi. Hơn 2 năm thực tập, Phúc trở thành nhân viên chính thức tại công ty từ năm 2018.
Phúc kể, bản thân cậu thấy đam mê ngành hướng dẫn viên nên quyết tâm theo đuổi. Phúc lại có cảm giác không đủ khả năng để theo học lên đại học.
Gia đình khó khăn, Phúc biết không đủ điều kiện để có thể học tiếp lên các bậc học cao hơn. Học lực của Phúc chỉ ở tầm trung bình khá nên đi theo con đường học vấn là không khả thi.
Vậy là, Phúc chọn cho bản thân và bày tỏ nguyện vọng với gia đình. Ba mẹ của Phúc đã tìm hiểu về ngành hướng dẫn viên du lịch nên ủng hộ và để cho cậu tự quyết định tương lai.
Video đang HOT
Phúc nói, mức học phí ở Trường Trung cấp Việt Giao khá rẻ và phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Phúc là diện chính sách nên được nhà nước hỗ trợ 50% học phí.
Do ngành hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là đào tạo kỹ năng nên Phúc học rất thoái và không mang tâm lý nặng nề.
Những chuyến đò bình yên
Bây giờ đã là một nhân viên của công ty, các bạn của Phúc thời học lớp 9 rất bất ngờ trước quyết định hơi khác này. Các bạn thấy Phúc hay trêu đùa một cách dí dỏm vì trông Phúc già do đã đi làm.
Trong khi đó, các bạn đồng trang lứa vẫn đang là sinh viên năm đầu và phải phụ thuộc vào gia đình.
Nguyễn Hồng Phúc (áo xanh) trong giờ làm việc tại công ty. (Ảnh: H.P)
Tốt nghiệp Trường Trung cấp nghề, Phúc vừa có giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, vừa có giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung cấp nghề.
Phúc đủ điều kiện để được cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch nội địa. Tuổi 19, các bạn đồng trang lứa đang bay bổng, mộng mơ với cuộc đời sinh viên thì Phúc đã sớm bước chân vào đời.
Phúc rất ngại và mắc cỡ mỗi khi ai đó hỏi về tuổi tác vì còn quá trẻ để lăn xả vào cuộc sống.
Cậu học trò không ngại khoe bản điểm có những điểm số cao, thành tích tốt trong suốt quá trình học tập tại trường.
Năm 2016 – 2017, Phúc là đại diện của trường và của công ty đang công tác lọt vào đến vòng bán kết Giọng hát vàng ngành du lịch. Ở trường, Phúc từng đoạt các giải thưởng danh giá và tham gia các hoạt động phong trào. Phúc đoạt giải 3 của ngành Hướng dẫn viên du lịch Hội thi học sinh – sinh viên giỏi nghề Thành phố Hồ Chí Minh 2018.
Phúc còn đoạt giải nhì VietGiao Gottalnet 2018 tại Trường Trung cấp Việt Giao trong kỳ thi kiến tập.
Khi hỏi tế nhị về mức thu nhập của nghề đủ trang trải trong cuộc sống hay không, Phúc khẳng định rằng, nghề hướng dẫn viên đủ ăn, đủ chi tiêu.
“Thu nhập của người Hướng dẫn viên du lịch còn tùy vào thời gian cao điểm hay thấp điểm chứ không dừng ở một con số nhất định”, Phúc phân tích.
Phúc còn tự hào, bản thân mình là người bước chân ra đời, sống tự lập sớm nhất so với các bạn đồng trang lứa từng học hồi Trung học cơ sở.
Người thanh niên trẻ mong có cuộc sống bình yên để tiếp tục chinh phục trên con đường là người Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
Phúc muốn được đưa du khách đi khắp mọi nẻo đường, khám phá những kỳ bí trong mỗi chuyến đi để giải tỏa căng thẳng sau hàng giờ làm việc mệt nhọc.
Phúc tâm niệm, nghề Hướng dẫn viên như người đưa đò, đưa đón khách muôn phương và cũng không mấy ai nhớ đến người từng đưa khách sang sông trên chuyến đò đó.
Với người hướng dẫn viên du lịch, thành công của mỗi chuyến đi là làm hài lòng các du khách đã từng lựa chọn thương hiệu của công ty – nơi người hướng dẫn viên đang cống hiến.
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Cổng trường đại học có phải lối đi đúng duy nhất?
Sau kỳ thi THPT quốc gia 2019, các thí sinh sẽ theo những ngã rẽ riêng để xây dựng tương lai. "Cổng trường Đại học có là con đường duy nhất hay chọn đúng lối đi mới thực sự dẫn tới thành công?" là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
Học nghề là một trong những con đường dẫn đến thành công (Ảnh minh họa)
Ngã rẽ nào cũng có ý nghĩa riêng
Ngay từ trước khi con gái tham gia kỳ thi THPT quốc gia, chị Phạm Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) đã xác định: "Kỳ thi này rất căng thẳng. Vì thế tôi không tạo áp lực buộc con phải đỗ đại học bằng được. Nếu con không đỗ trường này thì học trường khác, thậm chí có thể đi học nghề cũng không sao hết".
"Thời nay muốn thành công, ngoài nghề nghiệp còn phải có kỹ năng sống, sự năng nổ, tháo vát và sáng tạo", chị Thu Hiền chia sẻ thêm.
Có không ít phụ huynh cùng suy nghĩ với chị Thu Hiền và đã tự biết "cởi trói" cho mình và con cái để hướng nghiệp tương lai theo nhiều con đường mà không nhất thiết phải vào đại học.
Trên thực tế còn rất nhiều người làm cha, làm mẹ và các em học sinh vẫn giữ suy nghĩ: bằng mọi giá phải vào đại học, để có một chỗ đứng trong xã hội.
Suốt mùa thi vừa qua, những câu chuyện thi cử được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông, trong đó không hiếm chuyện về những gia đình dốc hết tiền để con đi luyện thi với quyết tâm nhất định con phải thành sinh viên đại học.
Song, có không ít người thở dài ngao ngán. Họ là những người cũng từng không tiếc tiền của cùng con em "lai kinh ứng thí" để giờ đây khi đã cầm tấm bằng đại học trong tay lại phải ngậm ngùi đi làm công nhân như những người vừa tốt nghiệp một lớp học nghề ngắn hạn.
Chia sẻ câu chuyện này, Nguyễn Văn Huy, 26 tuổi, chủ một cửa hàng sửa chữa máy tính trên phố Lê Thanh Nghị, Hà Nội kể, hết lớp 12 em không thi đại học vì lựa sức học của mình. Thay vào đó Huy đăng ký học lớp điện tử điện lạnh ở Trường Cao đẳng dạy nghề Hà Nội.
Tốt nghiệp, Huy xin một chân học việc tại cửa hàng sửa chữa máy tính. Cần mẫn, chăm chỉ Huy học hỏi các anh, chị đi trước từng chút một từ thực tế công việc. Hai năm nay, Huy cảm thấy đã đủ tự tin và cùng một người bạn mở riêng cửa hàng sửa chữa máy tính.
"Công việc nhiều, nhưng điều quan trọng là phải giữ tín nhiệm với khách hàng, hỏng đến đâu sửa đến đấy, không trò bịp, không tráo đổi linh kiện", Huy chia sẻ.
Giờ đây, trừ đi các chi phí, mỗi tháng Huy và người bạn cùng chia nhau mức lợi nhuận ổn định, trung bình trên 10 triệu đồng/người. Trong khi, cùng thời điểm, có không ít người bạn của Huy đã tốt nghiệp đại học, nhưng rất chật vật trong tìm việc, bên cạnh đó nhiều người có việc đúng chuyên môn nhưng đồng lương rất eo hẹp.
Chọn đúng đường đi mới tới đích thành công
Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2019 là gần 1,1 triệu người. Như vậy, thay vì học đại học với 4 - 5 năm chi phí tốn kém có nên học các trường nghề chi phí thấp, thời gian ngắn và nhiều cơ hội việc làm?.
Thực tế thì học nghề là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Tại Singapore, nơi nền kinh tế có hàm lượng chất xám rất cao nhưng hiện nay Chính phủ đang khuyến khích người dân không cần phải học đại học mà vẫn có việc làm, vì họ không thiếu cử nhân mà cần lực lượng lao động có tay nghề cao.
Hãy tự mình chọn con đường đi phù hợp trước hết là với năng lực, đam mê và sau nữa là điều kiện bản thân, gia đình cũng như bối cảnh xã hội.
Có rất nhiều bạn trẻ chọn nghề hoàn toàn theo định hướng của cha mẹ hoặc hồn nhiên nghe theo những mách bảo của bạn bè về các nghề "hot" mà không hề tự tìm hiểu mong muốn thực sự của chính mình.
Vì thế, biết đâu đấy chính việc không đủ điểm xét tuyển vào một trường đại học nào đó có khi lại giúp các em tự định hình lại mình để tìm đúng đường - con đường mà mình sẽ gắn bó cả cuộc đời, với những khát vọng và lẽ sống đầy nhân văn.
Xin nhắc lại triết lý về sự thành công của Bill Gates - một tỷ phú công nghệ nổi tiếng thế giới: Thành công không phải số tài sản bạn sở hữu mà là những điều bạn làm được để cảm thấy hạnh phúc và khiến những người xung quanh hạnh phúc!.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Hà Tĩnh: Thêm thí sinh được đề xuất đặc cách tốt nghiệp THPT do bố mất đúng kỳ thi Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề xuất Sở GD&ĐT tỉnh này đặc cách tốt nghiệp THPT cho một nữ thí sinh của nhà trường do phải nghỉ thi để chịu tang bố. Trao đổi với Dân trí vào ngày 1/7, thầy Nguyễn Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi...