Chân gà chiên mắm giòn dai, ngon tuyệt
Món chân gà chiên mắm được nhiều người yêu thích vì có thể ăn cả da lẫn xương giòn rụm.
Nguyên liệu làm chân gà chiên mắm:
- 20 chân gà
- Đá lạnh
- Tỏi, hành lá, gừng, ớt
- Dầu hào
- 2 quả hồi
- Nước mắm
- Đường
- Sa tế
- Giấm gạo
Video đang HOT
Cách làm chân gà chiên mắm như sau:
Bước 1: Chân gà làm sạch, bỏ hết móng vuốt. Mổ phanh từng chân gà ra từ trong ra ngoài, nhưng chú ý đừng để rách da gà.
Bước 2: Đun sôi nồi nước rồi luộc gà với 1/2 muỗng cà phê muối, đường (giúp không bị bong da) và giấm gạo. Luộc chân gà trong 2 phút, vớt ra để ráo.
Bước 3: Ướp với xì dầu trong khoảng 30 phút.
Bước 4: Làm nóng dầu trên chảo sâu, nhớ cho nhiều dầu để đủ ngập toàn bộ chân gà. Sau đó chiên chân gà đến khi chuyển sang màu vàng và hoàn toàn khô.
Bước 5: Vớt chân gà ra đặt vào tô nước đá. Ngâm từ 3 đến 4 giờ để da săn lại.
Bước 6: Trộn đều hỗn hợp gồm nước mắm, 2 tép tỏi băm, 1 miếng gừng giã dập, 2 cây hành lá xắt nhỏ, ớt băm nhỏ, cùng với dầu hào, hoa hồi, đường, sa tế để làm nước sốt.
Bước 7: Trong một chảo sâu, hầm chân gà với nước sốt trong 15 phút (để lửa nhỏ) cho đến khi phần sốt đặc lại là món ăn đã hoàn thành.
Quán cháo mực "tự chọn" gần 25 năm ở quận 1
Ở quán khác, khách vào bàn, chỉ cần dõng dạc: "cho tô cháo", còn tại quán, bạn sẽ phải phân vân: "hôm nay ăn cháo với cái gì?".
Nhắc đến các loại cháo ở TP HCM, không thể không kể đến cháo mực - món cháo bình dân quen thuộc của người dân nơi đây. Thế nhưng, nếu cháo lòng phủ sóng tại nhiều đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn thì cháo mực ngược lại. Số lượng quán bán món này không nhiều, càng không có trường hợp ngồi tại nhà, chờ xe bán cháo chạy ngang để gọi và thưởng thức.
Cháo mực đương nhiên thành phần chính là mực, nhưng mực tươi hay mực khô tùy người bán muốn bán gì hay người nấu muốn nấu cháo gì. Với mực khô, cách nấu khá đơn giản, đầu bếp xé nhỏ mực, ngâm với rượu để khử mùi, rồi xào chín với ít nước mắm. Cuối cùng cho mực, huyết, da heo vào nồi cháo, nêm nếm vừa ăn là được.
Quán cháo mực 10 có tuổi đời gần 25 năm
Cháo mực tươi cầu kỳ hơn. Mực tươi sau khi được làm sạch, khử mùi với rượu gừng, để ráo, sẽ hấp chín với gừng tươi. Hoặc, có người cầu kỳ hơn, phơi mực một nắng, mới hấp. Phần cháo trong cách chế biến này cũng có cùng công thức và nguyên liệu như món cháo mực khô.
Khi dọn ăn hay múc cho khách, mực hấp được cho lên trên tô. Cộng thêm nguyên liệu "đắt đỏ" nên cháo mực tươi thường có giá gấp đôi, thậm chí gấp 3 cháo mực khô - không phù hợp với giới bình dân. Vì thế, cháo mực tươi gần như chỉ được nấu trong các bữa ăn gia đình nhà hay phục vụ trong các quán, nhà hàng lớn.
Số lượng quán cháo mực tại Sài Gòn không nhiều, nhưng không phải không có những cái tên nổi bật như cháo mực Thanh Sơn (Nguyễn Đình Chiểu, quận 3); cháo mực Thái Sơn (Đinh Tiên Hoàng, quận 1)... được nhiều người nhắc nhiều nhất với cách bán "tự chọn thành phần ăn kèm' - quán cháo mực 10 (10 Phó Đức Chính, quận 1).
Một tô cháo mực cơ bản tại quán đơn giản với phần cháo hơi đặc ăn kèm huyết, mực khô xé và quẩy dành cho người thích thanh đạm.
Nếu thuộc nhóm "thích thịt", quán có hàng chục món từ trứng vịt bắc thảo, đùi gà, chân gà... đến giò heo để bạn chọn. Khi thanh toán, tiền cháo và phần ăn kèm sẽ được tính riêng. Cách bán này, vừa mang đến sự lựa chọn phong phú cho thực khách và giúp quán 'móc túi' khách nhẹ nhàng.
Nếu thích thanh đạm, bạn có thể gọi một tô cháo mực, ăn kèm quẩy
Chị Phương Uyên, đang làm việc tại công ty trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, kể chị biết quán cháo mực vài năm trước do một người bạn dẫn đến. Cháo mực tại đây thanh, ngọt, dễ ăn và cách bán tự chọn khiến chị khá thích thú nên chị cũng giới thiệu cùng bạn bè. Mỗi lần đến quán, chị chỉ gọi một tô cháo mực ăn kèm với quẩy, không gọi các thành phần khác: "Ăn như vậy sẽ nhẹ bụng, giảm lượng đạm".
Ngược với sở thích chỉ gọi cháo mực của chị Phương Uyên, nhóm bạn của anh Hải Triều (trụ sở công ty trên đường Võ Văn Tần, quận 3) bật mí: "Nhìn có vẻ đơn điệu nhưng các món ăn kèm cháo đều được xử lý và chế biến khá ngon như đùi gà thì dai mềm, giò heo giòn sần sật, trứng bắc thảo béo thơm. Nên không đến thì thôi, đến là cả nhóm kêu một loạt món rồi chia với nhau".
Cháo mực tại quán được nấu với nước hầm xương heo nên thanh ngọt
Huyết và mực cũng được thêm vào tô khi bạn gọi món
Ngoài cháo mực, cách bán này cũng áp dụng với bánh canh, nui, hoành thánh. Thực khách đến quán, ăn ít hay thích thanh đạm, có thể gọi một tô, xì xụp thưởng thức. Khách nhiều tiền hơn hay thích ăn nhiều món ăn thì gọi thêm các thành phần khác. Với cách bán tự chọn, quán có thể phục vụ từ những đối tượng khách cao cấp (gọi nhiều món ăn thêm) đến khách bình dân (chỉ gọi món chính).
Quầy "tự chọn" được đặt ở khu bếp mở ngay mặt tiền quán.
Quán cháo mực 10 (10 Phó Đức Chính, quận 1) bán từ 7 - 22 giờ. Giá các món từ 15.000 đồng.
Canh chân gà hầm đậu phộng ngon hết nấc, ăn hoài không ngán Với công thức làm chân gà hầm đậu phộng dưới đây giúp bạn đổi vị, chống lão hóa da vô cùng tốt. Nguyên liệu món chân gà hầm đậu phộng 500g chân gà 50g đậu phộng 2 lát gừng 1 muỗng cà phê muối 1 muỗng canh hạt nêm Cách làm chân gà hầm đậu phộng Bước 1: Đầu tiên bạn hãy lấy...