Chân dung nữ đại gia vừa lọt top giàu nhất sàn chứng khoán Việt
Nhờ đà tăng cổ phiếu VHC gần đây, khối tài sản của bà Trương Thị Lê Khanh – Chủ tịch HĐQT của Vĩnh Hoàn đã tăng thêm gần 1.400 tỷ đồng, giúp bà lên vị trí số 17 trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán.
Sau một tuần đầu tháng 9 điều chỉnh sâu với các phiên giảm điểm mạnh, thị trường chứng khoán đã hồi phục rất tốt trở lại trong tuần qua 10-14/9. Trong đó phải kể đến cổ phiếu thuộc nhóm ngành thủy sản mà nổi bật nhất là mã VHC của ông lớn thủy sản CTCP Vĩnh Hoàn.
Cổ phiếu VHC liên tục ghi nhận mức đỉnh cao mới trong thời gian gần đây. Nếu như đầu năm VHC giao dịch quanh ngưỡng hơn 50.000 đồng thì hiện tại thị giá của VHC đã đạt 86.000 đồng/cổ phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, VHC đạt doanh thu tới gần 4000 tỷ đồng, lãi ròng 427 tỷ đồng, tăng 80%.
Bà Trương Thị Lê Khanh – Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn
Nhờ đó, khối tài sản của bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT của Vĩnh Hoàn đã tăng thêm gần 1.400 tỷ đồng so với đầu năm và đạt 3.400 tỷ đồng, leo lên vị trí số 17 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Video đang HOT
Bà Trương Thị Lê Khanh – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Ảnh: Vietnamnet.
Bà Trương Thị Lê Khanh được biết đến là một trong những doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam. Bà từng xếp thứ 7 trong danh sách 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 với tổng tài sản chứng khoán đạt 2.634 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực thủy sản bà là người đứng vị trí quán quân vượt qua nhiều người khác trong lĩnh vực thủy sản. Bà Lê Khanh cũng là người đưa công ty cổ phần Vĩnh Hoàn xuất sắc vượt qua các đối thủ cạnh tranh trở thành công ty duy nhất của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam được nêu trong danh sách của Forbes.
Tính đến ngày 13/04/2017, nữ đại gia Trương Thị Lê Khanh giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chiếm giữ 42.88%% cổ phần trong Vĩnh Hoàn.
“Nữ tướng” ngành thủy sản
Doanh nhân Trương Thị Lê Khanh sinh năm 1961 tại An Giang, hiện sống và làm việc chủ yếu ở TP HCM.
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài chính kế toán TP HCM, bà Khanh vào làm việc ở Sở Tài chính An Giang. Chỉ 3 năm sau, bà được cử làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang. Đến năm 1997, bà thành lập Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Dưới sự điều hành của bà Khanh, Vĩnh Hoàn từ một xưởng sản xuất nhỏ vào năm 1997 đã trở thành công ty phát triển vượt bậc trong ngành thủy sản bằng mô hình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng và sản xuất xuất khẩu.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ
Cá tra Việt Nam - kỳ vọng từ Đề án giống 3 cấp
Cá tra Việt Nam (CTVN) đang tồn tại nhiều bất cập mà nguyên nhân sâu xa là do... con giống. Vì vậy để CTVN phát triển đúng tầm vóc của mặt hàng cấp quốc gia, cần phải bắt đầu từ con giống theo mô hình cá giống 3 cấp".
Đó là phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị "Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp tổ chức tại An Giang vào ngày 21.8.2018.
Theo số liệu Bộ NNPTNT, các tháng đầu năm 2018 ngành hàng cá tra tiếp tục duy trì tăng trưởng cao. Không chỉ người sản xuất, ương dưỡng giống, nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra đều có lãi.. mà kim ngạch xuất khẩu cũng tăng. Tính đến ngày 30.7.2018 đạt 1.198 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên, dự báo, ngành hàng CTVN đang đối mặt với khó khăn. Đó không chỉ là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao kỷ lục (từ 3,87 - 7,74 USD/kg), mà còn tiếp tục giảm sút thị trường EU do tác động từ truyền thông bôi bẩn...
Trong khi đó, cơ cấu sản phẩm CTVN chưa hợp lý khi sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chiếm đến trên 92% và 8% còn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một ít so với phi lê... Tuy nhiên theo Bộ trưởng, quan trọng hơn là tới đây Việt Nam không còn "một mình một chợ", bởi nhiều quốc gia đang "vào cuộc".
Ngoài Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia... hiện còn có thêm Trung Quốc đã nuôi và thu hoạch cá tra ở Hải Nam với hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, giá thành thấp. Trong khi đó, một số ít doanh nghiệp Việt vì lợi ích trước mắt đã lạm dụng phụ gia để tăng trọng, tỉ lệ mạ băng sản phẩm quá cao để gian lận thương mại làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm sút uy tín của sản phẩm CTVN trên thị trường quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Cty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) - khẳng định, nguyên nhân cốt lõi nằm ở khâu con giống. "Con giống không đạt chất lượng, vừa đẩy chi phí điều trị, vừa đẩy giá thành cao mà còn để lại nhiều nỗi lo về dư lượng sản phẩm và môi trường..." - bà Khanh nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng vấn đề chất lượng con giống chiếm vị trí quan trọng trong chăn nuôi thủy sản (nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ quản), và cũng như bà Khanh, Bộ trưởng tin tưởng, kỳ vọng và xem đề án Giống cá tra 3 cấp như "chiếc chìa khóa" của vấn đề. Cụ thể là quy chuẩn hóa 3 cấp sản suất cá tra giống thay cho cách làm loạn xạ hiện nay.
Trong đó quy định rõ, cấp 1 gồm viện, trường chịu trách nhiệm chọn tạo cung cấp đàn cá tra bố mẹ chất lượng. Cấp 2, gồm Trung tâm giống thủy sản của tỉnh, các doanh nghiệp, trại giống có năng lực, nuôi vỗ cá tra bố mẹ và cho sinh sản ra cá bột và cấp 3 là đơn vị ương dưỡng giống cá tra từ bột lên hương và lên giống. "Vấn đề quan trọng ở đây chính là sự đoàn kết, tin tưởng nhau. Muốn đi xa, không thể đi một mình" - Bộ trưởng lưu ý.
LỤC TÙNG
Theo Laodong
Ngư dân hợp sức xóa "thẻ vàng" Ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phần lớn ngư dân đã tự giác chấp hành tốt các quy định khi khai thác hải sản, chung tay cùng với cơ quan chức năng xóa "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) để hướng tới phát triển ngành thủy sản bền vững. Ngư dân đã biết sợ "thẻ vàng" Ông Lê Anh...