Chân dung nam sinh đạt 10 điểm Văn kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021, soi thành tích phải ngả mũ thán phục
Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam còn khẳng định: Nếu có thang điểm trên 10 cũng cho thêm.
Hội đồng thi Quảng Nam thông tin đã tìm ra thí sinh đầu tiên đạt điểm 10 môn Văn kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1. Đó là em Đặng Văn Quang , học sinh Trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam.
Theo Vietnamnet, thầy Lê Thành Vinh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam cho hay đã nắm được thông tin em Quang đạt điểm 10 môn Ngữ văn. Nhưng với học lực của Quang thì đây là kết quả nằm trong dự đoán.
Quang vốn là học sinh giỏi văn. Ngay từ lớp 10 em đã vượt cấp thi Học sinh giỏi quốc gia và đạt giải Khuyến khích môn Ngữ Văn, đến năm lớp 11, Quang tiếp tục đạt giải Nhì cũng ở môn này. Ngoài ra, em còn 3 lần đạt giải Nhất môn Văn trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, giải Nhất môn Văn trong kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Nam sinh Đặng Văn Quang – chàng trai đạt 10 điểm Văn.
Theo báo Tuổi Trẻ, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam – ông Hà Thanh Quốc cũng đã đọc bài thi Văn được chấm 10 điểm này. Ông Quốc giành nhiều lời khen cho bài văn, đánh giá đây là bài thi tuyệt vời, tư duy và suy nghĩ vượt trội dù chỉ là trải nghiệm của học sinh lớp 12. Ông cũng khẳng định, nếu có thang điểm trên 10 và là giáo viên chấm thi thì cũng không tiếc để cho thêm điểm bài thi của nam sinh THPT chuyên Lê Thánh Tông này.
Được biết, không chỉ giỏi Văn, Quang còn là học sinh giỏi toàn diện, học đều ở tất cả các môn. Điểm trung bình các môn Tự nhiên của nam sinh này đều trên 9.0.
Trường đại học dự phòng phương án tuyển sinh trong mùa dịch
Dịch bệnh khiến kế hoạch năm học 2020-2021 có nhiều xáo trộn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 dự kiến cũng có điểm thay đổi, khiến các trường đại học phải dự trù một số tình huống mới.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã có văn bản yêu cầu các trường đại học, cao đẳng chủ động lên phương án tuyển sinh dự phòng.
Các kỳ thi năng khiếu, đánh giá năng lực sẽ bị ảnh hưởng
PGS Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho hay tới nay, số lượng hồ sơ xét tuyển học bạ nộp vào trường là hơn 44.000.
Trong trường hợp dịch bệnh diễn ra phức tạp và có sự thay đổi về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, trường sẽ điều chỉnh lại đề án tuyển sinh, có thể tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ. Tuy nhiên, chỉ tiêu xét tuyển học bạ sẽ được điều chỉnh phù hợp, tùy theo ngành nghề và hệ đào tạo. Đặc biệt, phương án tăng chỉ tiêu xét học bạ chỉ dành cho một số ngành khó tuyển hay thí sinh đăng ký ít.
Về kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức để lấy điểm xét tuyển một số ngành liên quan, PGS Nguyễn Trường Thịnh cho biết nếu dịch kéo dài, không thể tổ chức kỳ thi, nhà trường sẽ tìm ra phương án thay thế phù hợp để tránh thiệt thòi cho thí sinh.
Kỳ thi năng khiếu, đánh giá năng lực của các trường bị dời lại do dịch bệnh. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.
Một trường đại học khác cũng có kế hoạch tổ chức thi năng khiếu và thi đánh giá năng lực chuyên biệt trong năm nay là ĐH Sư phạm TP.HCM.
Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết nhà trường đưa ra 3 phương thức xét tuyển chính: Xét tuyển học bạ (tối đa 20% chỉ tiêu), kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, kết hợp điểm học tập THPT (tối đa 20% chỉ tiêu), kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (40%).
Trong đó, phương thức xét điểm học tập THPT kết hợp với điểm kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức là điểm mới. Trong mỗi tổ hợp xét tuyển, trường sẽ quy định một môn chính và điểm môn này được lấy từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
"Hiện, kỳ thi đã được dời đến cuối tháng sáu (ngày 26, 27, 28/6) do tình hình dịch bệnh. Nhà trường rất mong dịch bệnh được kiểm soát để có thể tổ chức được. Vì mỗi thí sinh chỉ dự thi một môn, tức một buổi thi, trường hy vọng có thể kiểm soát vấn đề phòng dịch tốt. Hiện tại, khoảng 4.000 thí sinh đăng ký dự thi, mỗi buổi thi dự kiến có 700 em nên vấn đề tổ chức không áp lực quá lớn", Phó hiệu trưởng nói.
Tuy nhiên, vấn đề nhà trường lo lắng là quá trình di chuyển của thí sinh. Do đó, trường cũng đang theo dõi thêm tình hình dịch bệnh để có quyết định. Trong trường không thể tổ chức cuối tháng 6, trường sẽ tổ chức vào tháng 7, 8.
Mặt khác, đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, trong trường hợp kỳ thi có 2 đợt, ông Trung mong Bộ GD&ĐT có thể tổ chức cho thí sinh thi xong cả 2 đợt, sau đó mới tổ chức xét tuyển đại học cùng một lần. Phương án này sẽ đảm bảo công bằng cho thí sinh hơn là chia tỷ lệ chỉ tiêu cho từng đợt thi.
Quá trình tuyển sinh năm 2021 sẽ có một số khó khăn nhưng các trường có thể điều chỉnh kịp thời nhờ có kinh nghiệm từ năm trước. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.
Có kinh nghiệm từ năm trước
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp TP.HCM, thông tin theo đề án tuyển sinh đã công bố, trường dành 50% tổng chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 30% chỉ tiêu xét học bạ, 10% xét điểm thi năng lực và 10% ưu tiên xét tuyển.
Theo ông Nhân, nếu dịch diễn biến phức tạp, số lượng hồ sơ nộp về nhiều và chất lượng thí sinh tốt, trường có thể cân nhắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu xét tuyển các phương thức khác như xét học bạ, thi đánh giá năng lực.
"Tuy nhiên, mức độ tăng chỉ tiêu các phương thức tuyển sinh riêng của trường nếu có cũng không quá nhiều, tối đa 60% tổng chỉ tiêu. Trường chỉ có một đợt xét tuyển học bạ kéo dài đến ngày 15/7. Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT có thay đổi, trường sẽ kéo dài thêm thời gian nhận hồ sơ học bạ", TS Nhân nói.
Mặc khác, nếu kỳ thi bị lùi hay chia làm 2 đợt, trường cũng căn cứ mốc thời gian điều chỉnh của Bộ GD&ĐT để điều chỉnh thời gian tuyển sinh. Trường sẽ cân đối, chia tỷ lệ chỉ tiêu cho 2 đợt để đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Ngày 1/6 vừa qua, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã công bố kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 và đang tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 2 với mức điểm xét tuyển xét học bạ bằng đợt 1.
TS Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF - đánh giá năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khá phức tạp, công tác tuyển sinh gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nếu so với năm 2020, công tác tuyển sinh của trường ít ảnh hưởng hơn, vì đã có những phương án dự phòng phù hợp tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, đến hiện tại, tất cả học sinh lớp 12 đã kết thúc học kỳ II, điểm số đã hoàn thiện trong học bạ. Vì vậy, lượng thí sinh quan tâm xét tuyển học bạ nhiều.
Với tình hình dịch bệnh hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng dự trù phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt như năm 2020. Việc dời lịch thi hay tổ chức kỳ thi thành nhiều đợt có thể sẽ có khó khăn nhất định đến công tác tuyển sinh, thời gian xét tuyển, chỉ tiêu từng phương thức xét tuyển của các trường. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng chỉ tiêu tuyển sinh chung của các trường.
Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đồng hành cùng Zing thực hiện tuyến nội dung "Tiếp sức mùa thi 2021", nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh trước thềm vượt vũ môn.
Năm 2021, UEF tiếp tục thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và dành hơn 50 tỷ đồng mỗi năm để trao các suất học bổng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí.
Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ 50% thời lượng học tập tiếng Anh, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho mọi sinh viên trúng tuyển bất kể phương thức nào.
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh: Đừng bỏ lỡ cơ hội ghi điểm Để đạt điểm cao môn tiếng Anh, thí sinh nên nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, rèn kỹ năng làm các câu hỏi ở mức vân dụng, vận dụng cao và phân bổ thời gian làm bài khoa học. Ảnh minh họa. Cô giáo Nguyễn Việt Hà, giảng viên môn tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội, chia sẻ...