Chân dung ‘cha đẻ’ Ethereum người từng là tỷ phú tiền ảo trẻ nhất thế giới
“cha đẻ” Ethereum cũng là đồng sáng lập Tạp chí Bitcoin.Anh bỏ học giữa chừng để tập trung toàn thời gian vào việc xây dựng Ethereum.Từng là tỷ phú tiền ảo trẻ nhất thế giới nhưng tài sản của Buterin hiện đã xuống dưới mức 1 tỷ USD.
Hôm 20/5, Vitalik Buterin – đồng sáng lập nền tảng chuỗi khối Ethereum thông báo trên Twitter rằng “Tôi không còn là tỷ phú nữa”. Trước đó, chàng trai 28 tuổi này từng được công nhận là tỷ phú tiền ảo trẻ nhất thế giới. Theo Bloomberg, Buterin sở hữu một ví tiền kỹ thuật số có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD tính đến tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Ether – đồng tiền mã hóa của Ethereum đã giảm mạnh. (Ảnh: Das Magazin)
Buterin sinh năm 1994 tại thị trấn Kolomna, ngoại ô Moscow, Nga. Sau đó, anh chuyển tới Canada cùng gia đình và lớn lên tại thành phố Toronto. Lần đầu tiên Buterin được giới thiệu về Bitcoin và các loại tiền điện tử là năm 2011 khi mới 17 tuổi. Cùng năm đó, chàng thanh niên đồng sáng lập Tạp chí Bitcoin (Bitcoin Magazine) và viết nhiều bài báo giải thích quan điểm của mình về tương lai của đồng tiền mã hóa. (Ảnh: Cryptobriefing)
Buterin từng khiến nhiều người bất ngờ vì chia sẻ về một trong những nguyên nhân sâu xa đằng sau việc ra đời Ethereum. Thời đi học, anh rất mê chơi game World of Warcraft. Tuy nhiên, đến một ngày, nhân vật của Buterin bị thay đổi một số thuộc tính do một bản cập nhật của Blizzard. Buterin buồn đến phát khóc vì chuyện đó. Anh nhận ra “những điều thật kinh khủng mà các dịch vụ tập trung có thể mang lại” và sự phân quyền quan trọng như thế nào. Không lâu sau đó, Buterin bỏ game. (Ảnh: TechCrunch)
Máy tính luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chàng trai trẻ này. Trong một cuộc trò chuyện với Fortune năm 2016, cha của Buterin kể lại rằng ông đã mua cho con trai chiếc máy tính đầu tiên khi cậu mới 4 tuổi. “Excel là trò chơi yêu thích nhất của Buterin khi đó”, ông chia sẻ. Theo đuổi niềm đam mê của mình, Buterin tiếp tục theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Waterloo. Thế nhưng, cũng giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác, anh bỏ học ngay năm thứ nhất để tập trung toàn thời gian vào việc xây dựng Ethereum. (Ảnh: EtherNews)
Video đang HOT
Ý tưởng về Ethereum bắt đầu sau khi Buterin đi khắp thế giới gặp gỡ các nhà phát triển Bitcoin và phát hiện ra nhiều hạn chế của đồng tiền này. Anh muốn tạo ra một phiên bản mới và cải tiến của Bitcoin, cho phép mở rộng nhiều tính năng hơn với tầm nhìn đầy tham vọng là tái cấu trúc lại web một cách triệt để. (Ảnh chụp màn hình Weibo)
Năm 2014, Buterin được trao học bổng Thiel trị giá 100.000 USD. Đây là học bổng dành cho những người trẻ dưới 23 tuổi theo đuổi những sở thích ngoài học thuật (thay vì học lên cao đẳng hoặc đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông). Học bổng này do tỷ phú Peter Thiel, nhà đầu tư nổi tiếng từng rót vốn vào Facebook những ngày đầu, sáng lập. Một năm sau đó, Buterin và các cộng sự ra mắt Frontier – dự án xương sống để triển khai Ethereum. (Ảnh: Reuters)
Sau khi huy động được 18 triệu USD trong đợt ICO năm 2014, phiên bản Ethereum chính thức đầu tiên được phát hành hai năm sau với nguồn cung ban đầu là 72 triệu đồng Ethereum. Thế hệ blockchain của Ethereum mang lại nhiều tự do hơn cho các nhà phát triển và dễ sử dụng hơn. Hiện Ether là tiền điện tử có vốn hóa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Bitcoin. (Ảnh: Reuters)
Hồi tháng 2, chia sẻ với Bloomberg News, nhà sáng lập 28 tuổi nói rằng anh thoải mái đón nhận việc thị trường tiền số giảm giá. “Những người am hiểu sâu sắc về tiền điện tử thực tế đang rất vui khi thị trường tiền số có dấu hiệu giảm sút”, anh nói. “Họ hoan nghênh vì sau khi suy giảm, thị trường sẽ tăng trở lại và thu hút các nhà đầu tư đang do dự”. (Ảnh: Bloomberg)
Theo Buterin, “mùa đông tiền số” cần diễn ra để mọi người thấy dự án nào thực sự bền vững, loại bỏ dự án kém hoặc không tạo giá trị cho cộng đồng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp đội ngũ xây dựng các dự án về tiền điện tử tập trung vào việc cải thiện công nghệ. (Ảnh: Bloomberg)
Khi đại dịch hoành hành ở Ấn Độ năm ngoái, Buterin đã quyên góp hơn 50.000 tỷ token Shiba Inu cho quỹ cứu trợ Covid-19 ở quốc gia này. Thời điểm đó, khoản quyên góp trị giá hơn 1 tỷ USD. Khoản quyên góp của Buterin đại diện cho hơn 5% tổng số tiền Shiba Inu đang lưu hành và khiến giá giảm khoảng 50%.
NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng giá bao nhiêu?
Hiện chỉ có 3 NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng được rao bán trên trang Opensea.
Hiện nay, trên trang Opensea, một nơi giao dịch vật phẩm kỹ thuật số (NFT), 3 NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang được rao bán. Bức tranh NFT đầu tiên của tác giả Telecom_AI hiện được bán với giá 0,32 Ethereum, tương đương với 1.113,47 USD (tức khoảng 25 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022. Đây là bức NFT duy nhất về tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tác giả này.
Ảnh chụp màn hình
Bức tranh NFT thứ hai thuộc về tác giả hatranthanh. Đây là bức tranh vẽ lại tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên nền tạp chí Forbes. So với bức đầu tiên, giá của bức tranh này rẻ gần gấp 10 lần, với 0,029 Ethereum, tức 100,91 USD (khoảng 2,3 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022.
Ảnh chụp màn hình
Trong 3 bức tranh NFT, bức tranh của tác giả 21guns được rao bán với giá đắt nhất, lên đến 1 Ethererum, tương ứng với 3479,6 USD (tức khoảng 79,5 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022. Theo thông tin trên trang Opensea, thời gian rao bán bức tranh sẽ hết hạn vào ngày 8/4/2022, và đây cũng là bức tranh về vị tỷ phú duy nhất của tác giả 21guns.
Ảnh chụp màn hình
Nếu người mua có ý định sưu tập hết tất cả bức tranh NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tổng số tiền người đó sẽ phải bỏ ra lên đến khoảng 106 triệu VND. So với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam trong năm 2021 (5,7 triệu VND/tháng, theo Tổng cục Thống kê), đây là một con số rất lớn.
Được biết, NFT (Non-Fungible Token) là các vật phẩm kỹ thuật số duy nhất có các chứng nhận về tính xác thực và quyền sở hữu được đăng ký trên chuỗi khối (blockchain). NFT không thể làm giả, "độc nhất vô nhị" và không thể thay thế cho nhau.
Để tạo NFT, trước tiên, người tạo phải chọn một nền tảng blockchain để "mã hóa" tài sản kỹ thuật số của mình. Hiện tại, Ethereum là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để mã hóa NFT. Nhưng tạo NFT không miễn phí, cụ thể, người tạo phải trả một số khoản phí nhất định để đăng ký thông tin NFT trên nền tảng blockchain (được gọi là đúc tiền).
Hiện tại, trào lưu NFT đang phát triển nhanh chóng và được coi như một loại tài sản kỹ thuật số đối với nhiều người. Theo nghiên cứu từ Binance, NFT được xem là cánh cửa giúp cho vũ trụ ảo (metaverse), một thế giới nơi người dùng tương tác với nhau trong không gian 3 chiều, có thể đi vào đời thật và được ứng dụng rộng rãi.
Ở Việt Nam, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã "bắt trend" với trào lưu NFT. Vào cuối tháng 2, rapper B Ray và LK cũng ra mắt bộ sưu tập NFT trên nền tảng SingSing. Gần đây nhất, Binz cũng đã cho ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng mình với tên DBMH được phát hành trên nền tảng blockchain Tuniver để kỷ niệm sự ra mắt của ca khúc Don't break my heart.
Bill Gates: Tiền số và NFT là cú lừa dựa trên 'lý thuyết kẻ ngốc hơn' "Tôi không đụng vào tiền số. Tôi chẳng mua hay bán gì tiền số hết", Bill Gates thừa nhận. Theo hãng tin Bloomberg, tỷ phú Bill Gates mới đây đã chỉ trích tiền số cũng như các tài sản số (NFT) là cú lừa dựa trên "lý thuyết kẻ ngốc hơn". "Nếu giả sử được gọi là một loại tài sản thì chắc...