Chậm, vì sao?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 31/3 là hạn chót để các trường ĐH công bố thông tin tuyển sinh năm 2021 trên cổng thông tin điện tử của mình.
Ảnh minh họa/INT
Tuy nhiên, nhiều trường, nhất là các trường ĐH ở phía Nam có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh lớn vẫn chưa công khai Đề án tuyển sinh ĐH năm 2021.
Đề án tuyển sinh của các trường ĐH là thông tin chính thống nhất để thí sinh tham khảo, cân nhắc trong lựa chọn phương thức đăng ký xét tuyển cũng như ngành, tổ hợp môn để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH.
Đặc biệt, với trường áp dụng các tiêu chí phụ, những thông tin này càng phải được công bố sớm để thí sinh có thời gian cân nhắc, lựa chọn, đối chiếu để bảo đảm quyền lợi khi nộp hồ sơ tham gia xét tuyển.
Theo các trường ĐH, chậm trễ do Bộ GD&ĐT chưa công bố lịch thi tốt nghiệp và thời gian đăng ký dự thi chính thức. Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH cũng đang lấy ý kiến. Điều này khiến các trường chưa chốt được phương thức tuyển sinh chính thức để công bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo nội dung của dự thảo quy chế tuyển sinh cũng như ý kiến đóng góp của đại diện các trường ĐH trong Hội nghị tuyển sinh ĐH 2021, nguyên tắc tuyển sinh năm nay gần như không thay đổi so với năm trước. Những sửa đổi, bổ sung của quy chế theo hướng có lợi cho thí sinh như được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thay vì 1 như năm trước.
Chi phí đăng ký nguyện vọng xét tuyển giảm còn 25.000 đồng/nguyện vọng… Mặt khác, khi chưa có quy chế tuyển sinh mới thay thế, quy chế tuyển sinh hiện hành sẽ là căn cứ để các trường xây dựng đề án tuyển sinh.
Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng việc các trường ĐH chậm công khai đề án tuyển sinh năm 2021 để cân nhắc bài toán học phí và cân đối tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển? Qua tham khảo một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học, mức học phí hiện nay khá thấp so với chi phí đào tạo tính trên mỗi sinh viên.
Trong các cuộc họp, Bộ GD&ĐT cho biết dự kiến học phí sẽ không tăng so với năm ngoái. Nhưng tăng hay giữ nguyên học phí đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Trong khi đó, học phí vẫn là nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học, trong điều kiện nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là không đáng kể.
Công bố đề án tuyển sinh cũng đồng thời đưa ra mức thu học phí và lộ trình tăng học phí từng năm. Có thể, chưa công bố đề án tuyển sinh cũng là động thái để chờ quyết định chính thức của Bộ GD&ĐT về việc tăng hay giữ nguyên mức học phí.
Tuy nhiên, dù với lý do nào đi chăng nữa, việc chậm trễ trong công bố đề án tuyển sinh của các trường ĐH sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của chính trường đó trong công tác tuyển sinh.
Theo quy định, sau ít nhất 15 ngày kể từ khi công khai đề án trên trang thông tin điện tử, các trường mới bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Việc chậm trễ này dẫn đến các mốc thời gian khác trễ theo.
Từ câu chuyện này cũng cho thấy cần sớm công bố các quy định, quy chế liên quan đến công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT, tạo hành lang pháp lý để các trường ĐH và THPT chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Học sinh và phụ huynh có thời gian xây dựng kế hoạch học – ôn thi cũng như lựa chọn ngành nghề, trường học.
New Zealand: Làn sóng sinh viên mới "bủa vây" các trường ĐH
Các trường đại học New Zealand đang mất đi lượng lớn sinh viên quốc tế, những người trả học phí cao gấp đôi sinh viên bản địa.
Lượng tân sinh viên bản địa tại New Zealand tăng đột biến.
Nhưng sau một năm, quốc gia này ghi nhận số lượng tuyển sinh trong nước tăng đột biến khiến các trường không kịp trở tay.
Việc gia tăng số lượng sinh viên bản địa là xu hướng bình thường trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhưng số lượng năm nay vượt xa kỷ lục trước đó trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Trường Đại học Victoria of Wellington ghi nhận tăng 1.350 sinh viên trong nước (tương đương 9%) trong khi giảm 470 sinh viên quốc tế.
Trường ĐH Waikato tuyển sinh 740 sinh viên trong nước (tăng 9,7%). Trường ĐH Canterbury tăng hơn 1.500 sinh viên. Trường ĐH Lincoln ghi nhận mức tăng kỷ lục 35% tân sinh viên sau khi miễn học phí một số khóa học.
Các trường đào tạo ngành bách khoa cũng ghi nhận sự tăng trưởng lớn với Trường ĐH Bách khoa Otago tăng 800 sinh viên (tương đương 30%). Học viện Công nghệ Waikato tăng 850 sinh viên (tương đương 26%).
Bất chấp đại dịch Covid-19, số lượng sinh viên bản địa tăng do lệnh hạn chế biên giới, các chương trình đào tạo miễn phí và nhiều thay đổi trong kế hoạch tuyển sinh đại học. Ngoài ra, phần lớn sự gia tăng do sinh viên không thể du học.
Năm 2018, gần 14.000 người New Zealand trong độ tuổi 20 - 28 rời đất nước, chuyển sang nước ngoài học tập và làm việc ít nhất một năm. Vì lệnh hạn chế biên giới, nhiều người trong số này phải quay trở lại New Zealand học tập. Đồng thời, học sinh phổ thông có kế hoạch du học cũng chuyển hướng đăng ký trong nước.
Dự đoán được điều này, chính phủ New Zealand đã tung ra nhiều chương trình hỗ trợ tuyển sinh đại học. Quỹ đào tạo nghề New Zealand đã cung cấp các khóa học miễn phí ngành xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp đến cuối năm 2022. Chris Hipkins, Bộ trưởng Giáo dục thông tin hơn 100.000 sinh viên đã đăng ký chương trình này với 1/3 chọn lĩnh vực xây dựng, 18% chọn các ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, học sinh phổ thông không đạt chứng chỉ đầu vào đại học vẫn có thể đăng ký vào các trường đại học. Các em sẽ tham gia khóa học nền tảng cơ bản dành cho người không có chứng chỉ.
Tuy nhiên, các khoản tài trợ của trường đại học không đáp ứng được số lượng sinh viên bản địa tăng đột biến. Nhiều trường đã thiếu hụt hàng triệu USD đầu tư cho các khóa học miễn phí, học bổng, cơ sở vật chất cho tân sinh viên. Chính phủ đã chấp thuận tăng tài trợ cho các trường nhưng chỉ giải quyết được phần nào bài toán tài chính.
Trong khi số lượng sinh viên ngày càng tăng, nhiều trường đại học đã cắt giảm nhân sự trong những tháng gần đây. Khoảng 300 nhân viên Trường ĐH Aucland đã nghỉ việc từ đầu năm 2021. Các trường ĐH như Victoria, AUT, Massey và Lincoln cũng ghi nhận con số tương tự. Vì vậy, những giảng viên hiện tại sẽ phải quản lý và giảng dạy nhiều học sinh hơn với sự hỗ trợ thấp hơn.
Andrew Lessells, Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên New Zealand cho biết: "Các trường đại học cần có chiến lược và tầm nhìn xa cho vài năm tới. Số lượng sinh viên bản địa đang tăng và chúng ta cần nhiều giảng viên, nhân viên trong trường đại học để đáp ứng nhu cầu mới. Nếu nguồn nhân lực của các trường không đủ, tôi e rằng sinh viên không nhận được hỗ trợ cần thiết".
Các trường đại học phụ thuộc vào sinh viên quốc tế đang đối mặt nhiều khó khăn. Khi chuyển sang ưu tiên sinh viên trong nước, họ lại không có sự chuẩn bị kĩ càng. Trước tình hình trên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, New Zealand cần kiểm soát số lượng sinh viên quốc tế và bản địa để tạo thế cân bằng trong tương lai.
Vẫn băn khoăn chuyện hậu kiểm tuyển sinh Theo thông tin từ Bộ GDĐT, kỳ thi tuyển sinh ĐH 2021, Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi cử, xét tuyển và kỳ thi riêng của một số cơ sở đào tạo. Ảnh minh họa. Đến thời điểm này, các cơ sở đào tạo đã công bố Đề án tuyển sinh năm học 2021- 2022. Nhiều phương thức...