Chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018: Phát hiện hàng loạt lỗi bài thi qua quét ảnh
Công tác chấm bài thi THPT quốc gia 2018 đã bắt đầu thực hiện. Đối với các bài thi trắc nghiệm hoàn toàn chấm tự động trên máy. Tuy nhiên, trước khi chấm, cán bộ chấm thi phải xử lý qua 4 pha để phát hiện lỗi bài thi.
Việc quét Phiếu TLTN phải được giám sát chặt chẽ của công an
Quét ảnh bài thi để sửa lỗi
Bộ GD&ĐT quy định, việc xử lý các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) trong Hội đồng thi có thể được thực hiện trong phạm vi toàn bộ Hội đồng thi, điểm thi.
Các Phiếu TLTN được thu theo từng phòng thi, khi xử lý có thể dồn thành từng lô (gồm nhiều phòng thi). Mỗi Điểm thi sẽ tổ chức thành lô cho mỗi bài thi.
Việc quét và đọc Phiếu TLTN được tiến hành theo lô; việc chấm tự động được thực hiện theo từng Hội đồng thi, theo từng bài thi.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, trước khi xử lý bài thi phải sử dụng Phần mềm để chuẩn bị dữ liệu cho Kỳ thi; Phần mềm chấm thi được tính theo thang điểm 100 và mức làm tròn được cấu hình mặc định theo các tệp tin để tương thích với Phần mềm Quản lý thi mà Bộ GD&ĐT đã quy định trước đó. Cách tính điểm, làm tròn theo quy định sẽ được Phần mềm Quản lý thi tự động chuyển đổi cho phù hợp.
Một số dữ liệu khác như: Phòng thi; Thí sinh với các thông tin về tên, ngày sinh, giới tính, SBD, số CMND… phải cập nhật trước khi chấm thi. Quá trình xử lý chấm thi được thực hiện theo 4 pha. Cụ thể:
Pha 1 . Quét ảnh: Dùng máy quét ảnh (Scanner) tốc độ cao quét các bài thi theo từng lô đưa vào các thư mục chứa ảnh.
Pha 2. Đọc ảnh (còn gọi là xử lý ảnh hay nhận dạng ảnh): Xử lý ảnh để đọc các thông tin từ ảnh như số báo danh, mã đề và các phương án trả lời. Sau đó, xuất báo cáo Bộ GDĐT về trạng thái ban đầu của bài làm của thí sinh, chưa sửa lỗi.
Video đang HOT
Pha 3. Sửa lỗi của thí sinh
Lãnh đạo Cục Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế thống kê, có khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi như:
Không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
Thậm chí, có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.
Pha 4. Chấm bài thi: Sau khi thực hiện xong ba pha trên, Hội đồng thi mới được sử dụng đáp án do Bộ GDĐT cung cấp để chấm điểm. Kết quả chấm và phân tích và báo cáo Bộ GDĐT. Nếu chưa thực hiện pha thứ 3, khi phát hiện còn lỗi chưa sửa thì Phần mềm sẽ chặn, không cho phép thực hiện pha thứ 4 này.
Công an giám sát trực tiếp quy trình xử lý chấm bài
Các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) (bài làm của thí sinh) đều được chấm bằng máy.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT bộ phận giám sát chấm bài trắc nghiệm gồm: cán bộ giám sát của đơn vị chủ trì cụm thi, đơn vị phối hợp tổ chức thi và công an thực hiện giám sát trực tiếp, liên tục các hoạt động của Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.
Việc quét Phiếu TLTN phải được giám sát chặt chẽ. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý Phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì.
Sau khi quét, tất cả Phiếu TLTN và Phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.
Điểm của bài thi tổ hợp là trung bình cộng điểm của các môn thi thành phần, quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm của các bài thi độc lập và điểm của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp được quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Theo quy chế của Bộ GD-ĐT, chậm nhất đến ngày 10/7, các Hội đồng thi hoàn thiện khâu chấm thi.
Ngày 11/7, phải hoàn thành việc đối sánh kết quả thi và thông báo kết quả cho thí sinh.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Những lỗi mất điểm "sơ đẳng" trong bài thi THPT quốc gia thí sinh cần lưu ý
Trong các đợt chấm thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD&ĐT đã thống kê từ các Hội đồng chấm bài thi trắc nghiệm có khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi rất sơ đẳng không đáng có trong bài thi và dễ mất điểm hoặc đưa vào diện bài "nghi ngờ".
Trong các kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, rất nhiều thí sinh tô nhầm số báo danh hoặc tô không đúng cách dẫn đến máy không nhận biết được
Cụ thể, đó là các lỗi mà Hội đồng thi đã phải sửa như:
Thứ nhất, không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
Thứ hai, không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
Thứ ba, phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
Thứ tư, có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.
Đối với chấm bài thi tự luận, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các hội đồng thi bố trí CBChT chấm lần thứ nhất và lần thứ hai ngồi ở 2 phòng chấm khác nhau.
Mỗi bài thi tự luận được 2 CBChT chấm độc lập. CBChT lần thứ nhất chấm trên Phiếu chấm cá nhân; CBChT lần thứ hai chấm trên bài thi và ghi điểm vào Phiếu ghi điểm.
Trước khi giao bài đã chấm xong 2 vòng độc lập cho 2 CBChT thống nhất điểm, phải đối chiếu điểm bài thi trên Phiếu ghi điểm của CBChT lần thứ hai với điểm trên Phiếu chấm cá nhân của CBChT lần thứ nhất, phát hiện những trường hợp chênh lệch từ 0,5 điểm trở lên để theo dõi, xác định nguyên nhân và kết quả xử lý thống nhất của 2 CBChT nhằm phòng ngừa các sai sót, vi phạm Quy chế thi.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT yêu cầu, các hội đồng thi quán triệt CBChT không được sửa chữa điểm trên Phiếu chấm, Phiếu ghi điểm và trên bài thi trong quá trình thống nhất điểm.
Bộ GD&ĐT sẽ xử lý nghiêm đối với những bài làm vi phạm Quy chế thi hoặc cán bộ không thực hiện đúng Quy chế thi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.
Để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính, tránh xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, Ban Chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Thi THPT quốc gia: Đề thi Lịch sử tiếp tục bị lọt ra ngoài Sáng nay, ngày 27/6, trong buổi thi bài thi Khoa học Xã hội, gồm ba phân môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân, với tổng thời gian làm bài là 150 phút, nhưng chỉ sau một tiếng, đề thi môn Lịch sử tiếp tục lọt ra ngoài, giống như đề thi Vật lý trong buổi thi Khoa học Tự nhiên...