Chăm sóc sức khỏe trong dịch COVID-19 – Bài 1: Cần hiểu rõ về biến chủng Delta
Không ai có thể thờ ơ với sự tàn khốc chưa từng có và không gì có thể so sánh được của đại dịch COVID-19.
Trong đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam, biến thể Delta với tốc độ lây nhiễm cao hơn gấp 2 lần so với các biến thể khác đang khiến cho dịch bệnh bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bệnh viện dã chiến Thới Hòa (tỉnh Bình Dương) do Tổng Công ty Bcamex hỗ trợ xây dựng – nơi đang thu dung điều trị trên 13.000 bệnh nhân F0. Ảnh: TTXVN
Nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong đại dịch COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành một loạt các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng khác nhau, trong đó bảo đảm sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật nói chung và COVID-19 nói riêng là cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với việc giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong (nếu mắc bệnh) trong giai đoạn hiện nay. Phóng viên TTXVN đã thực hiện chùm ba bài viết “Chăm sóc sức khỏe trong đại dịch COVID-19″, nhằm đưa ra các giải pháp về nâng cao sức khỏe, giúp người dân thích ứng an toàn và vượt qua đại dịch.
Bài 1: Cần hiểu rõ về đại dịch COVID-19
Dịch COVID-19 với biến chủng Delta có tốc độ lây lan và số người tử vong vô cùng khủng khiếp so với những đợt dịch trước. Tại Việt Nam kể từ đầu dịch đến nay đã có trên 730.000 ca mắc COVID-19 với trên 18.000 ca tử vong; phần lớn số người mắc và tử vong đều được ghi nhận ở đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay). Để làm rõ hơn về biến chủng Delta cũng như ảnh hưởng của dịch COVID-19 đặc biệt với một số nhóm người yếu thế, phóng viên TTXVN đã trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tình hình dịch COVID-19 hiện nay tại Việt Nam?
Chủng Delta xuất hiện ở Việt Nam chính là làn sóng dịch thứ 4, chúng ta có thể dùng 2 từ phức tạp và thảm họa để diễn tả đợt dịch này. Chủng Delta sinh sôi rất nhanh, dẫn đến tình trạng lây truyền nhanh, bởi tải lượng virus cao, lây lan nhanh, chu kỳ không còn dài như trước nữa, chỉ còn 2-3 ngày so với trước đây là 5-7 ngày. Tải lượng virus lớn khiến khả năng lây truyền từ người này sang người khác rất cao, cực kỳ phức tạp, cho nên những biện pháp phòng tránh cũng cần phải thay đổi.
Trước đây, virus lây truyền qua đường giọt bắn và qua tiếp xúc ở tay tới các niêm mạc, nhưng bây giờ không chỉ còn 2 đường đó nữa, còn có thể lây truyền qua đường không khí. Những không gian kín sẽ tạo ra nồng độ virus rất cao và lây từ người này sang người khác, nên khoảng cách 2m không còn an toàn nữa. Điều này dẫn đến nếu cách ly F1 tập trung là không an toàn.
Chỉ trong thời gian ngắn, con số tử vong đã trên 13.000 người vì COVID-19, đó là thảm họa, không còn chỉ là đại dịch. Nhưng lại rất khác nhau ở nhiều địa phương, có tỉnh chỉ là 0,6%, 0,7% nhưng có tỉnh lại hơn 2%, hơn 3%. Do sự vận hành quá trình đối với ứng phó với biến chủng Delta khác nhau, những biện pháp can thiệp khác nhau, có thể đề ra những điều kiện, kết quả rất khác nhau.
Ông có thể cho biết sau gần 2 năm từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, con đường lây truyền của SARS-CoV-2 đã có những thay đổi như thế nào?
Với biến chủng delta, gần đây chúng ta xác định thêm 1 đường lây truyền nguy hiểm nữa đó là qua đường không khí, tương tự như vi khuẩn lao nên virus có thể lây truyền rất xa. Điều đó xảy ra ở những phòng cách ly, 4 người 1 phòng và thông khí không tốt, dẫn đến khả năng lây nhiễm chéo. Đối với F1, việc cách ly tập trung phải thay đổi. Các đường lây truyền đối với chủng Delta có sự thay đổi là thêm đường không khí, đối với lây qua không khí thì khoảng cách 2m không còn an toàn.
Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus tấn công trực tiếp đến phổi, gây ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp, thưa ông?
Virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập, tấn công vào cơ thể chúng ta qua 3 đường, đường hít vào là quan trọng nhất thông qua mũi, miệng. Đường thứ 2 là qua niêm mạc mắt, khi chúng ta sờ vào các đồ vật, virus bám vào tay, sau đó thói quen đưa tay lên mặt, dụi mắt đều có thể làm lây truyền.
Virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta chủ yếu từ đường hô hấp trên, từ thanh quản trở lên và đường hô hấp dưới là từ phía phổi. Nói một cách tổng quát, 84% là chỉ tồn tại ở mức độ không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, có nghĩa là viêm đường hô hấp trên chứ không phải tấn công vào phổi. Còn tấn công vào phổi chỉ khoảng 16%, trong 16% này thì có 5% nặng và nguy kịch, 11% còn lại là trung bình. Số liệu đó phù hợp với số liệu trên thế giới. Tuy nhiên, số liệu đó lại khác nhau ở các tỉnh khác nhau.
Ví dụ như ở TP Hồ Chí Minh, số liệu đó không đúng hoàn toàn, một số bệnh nhân khó thở nặng, người bệnh không nhận biết được, diễn biến nhanh và dẫn đến tử vong.
Ngay cả những trường hợp bị mắc COVID-19 và đã được chữa khỏi thì tổn thương di chứng, tổn thương lâu dài của phổi cũng sẽ tạo ra những di chứng, những lá phổi đó sau COVID-19 cũng để lại một số hậu quả nặng nề ở một số trường hợp bị nặng.
Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 20 bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19, xin ông cho biết nguy cơ tăng nặng với những người có bệnh nền?
Những nguy cơ trung bình, nguy cơ chuyển nặng và nguy kịch phụ thuộc vào hai yếu tố là độ tuổi và bệnh nền.
Những người 50 tuổi trở nên có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trên 60 tuổi.
Đối với các bệnh nhân có bệnh nền, tỷ lệ tử vong phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nền, người có một bệnh nền thì tỷ lệ bao nhiêu, hai bệnh nền tỷ lệ bao nhiêu… Trong các bệnh nền, có những bệnh liên quan đến chuyển hóa như: Cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì…; có các bệnh lý về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen phế quản, sơ phổi, lao phổi, giãn phế quản… Những bệnh nền đó làm tăng nặng lên quá trình COVID-19 tấn công vào phổi.
Những người có bệnh nền phải hết sức chú ý để không bị mắc COVID-19, khi có cơ hội để tiêm vaccine thì cần phải tiêm ngay. Chúng ta phải nỗ lực bảo vệ bằng được những người này, bảo vệ bằng cách tiêm vaccine phủ kín. Đó là thông điệp hết sức quan trọng sau này chúng ta sẽ làm, đó gọi là sống chung với virus, đối tượng mà chúng ta biết rõ nhất có thể gây tử vong, gây tăng tải, quá tải hệ thống y tế, nhóm đó sẽ là diện bị nhiễm nhiều nhất.
Các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa phổi, chúng tôi đã có thông điệp từ ban đầu là phải bảo vệ an toàn cho những người có bệnh phổi đang điều trị trong bệnh viện.
Đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Việt Đức tận tâm ngày đêm điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm. Ảnh: TTXVN phát
Thưa ông, COVID-19 gây ảnh hưởng đến những bệnh nhân đang điều trị Lao phổi như thế nào, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có những giải pháp gì để bảo vệ những bệnh nhân Lao trong đại dịch COVID-19?
Rõ ràng, COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến Lao. Trên thế giới, COVID-19 đã đẩy lùi thành quả chống lao 5 năm về phía trước, có nghĩa là bệnh Lao hiện giờ vào tình cảnh năm 2015. Ở Việt Nam, từ đợt dịch thứ 4 trở về trước, chúng ta vẫn giữ được tốt. Nhưng từ đợt thứ 4 vừa rồi đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khiến người dân không tiếp cận được dịch vụ phòng, chống Lao, không thể tiếp cận, chuẩn đoán được, hoặc có một số trường hợp đang uống thuốc bị ngắt quãng, không tiếp xúc được với thuốc, gây ra tình trạng mắc Lao nhiều hơn, chuẩn đoán muộn hơn hoặc điều trị ngắt quãng, gây ra tình trạng kháng thuốc và thất bại trong quá trình điều trị.
Chúng tôi đã phải tính toán từ trước, có app để khám bệnh từ xa, không chỉ riêng với Lao mà cả với những bệnh khác. Cùng đó, nếu trước đây cấp thuốc cho người bệnh theo tuần, theo ngày, thì đã chuyển sang cấp thuốc 1 tháng, thậm chí là 2 tháng, đồng thời có những biện pháp để người bệnh tiếp xúc tốt hơn.
Đặc biệt là có kế hoạch sau khi dịch COVID-19 được khống chế, chúng ta trở lại hồi phục, thì phải có kế hoạch ngay, làm thế nào để bù đắp lại phát hiện, chủ động. Bệnh viện sử dụng chiến lược 2X (X – Quang và Xpert). Những người bị Lao mắc COVID-19 rõ ràng gây ra sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng, vừa bị COVID-19 nhưng vẫn phải chữa Lao, coi Lao giống như 1 bệnh nhiễm trùng khác cùng với COVID-19 trong việc tăng nặng. Bệnh viện đã có hướng dẫn trong hệ thống chương trình thực hiện để làm thế nào giảm nhẹ nhất ảnh hưởng của COVID-19 đến bệnh Lao.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có mong muốn được an toàn và khỏe mạnh trong mùa dịch, ông có khuyến cáo gì với người dân để đạt được điều này?
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu được COVID-19 hoạt động như thế nào và những khuyến cáo của Bộ Y tế về những vấn đề có thể khắc phục được và cách thức chúng ta tham gia. Khi đã hiểu được cặn kẽ vấn đề đó, người dân sẽ biết thông điệp 5K có tác dụng như thế nào, thực hành chuẩn 5K là chúng ta vẫn có thể chống được sự lây truyền của virus này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tương lai Covid-19 thành bệnh thông thường
Covid-19 khó bị xóa sổ, nhưng có thể trở thành loại bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm khi con người sử dụng hiệu quả vũ khí tiêm chủng.
Hơn 20 tháng kể từ khi Covid-19 khởi phát, người dân khắp thế giới đang phải thay đổi cách nghĩ về căn bệnh mà nhiều quan chức y tế từng tin rằng họ có thể chế ngự, với sự xuất hiện của biến chủng Delta siêu lây nhiễm khiến virus gần như không thể xóa sổ hoàn toàn.
Số ca nhiễm nCoV toàn cầu tăng mạnh, ngay cả với những quốc gia từng dập dịch thành công bằng chiến lược "không Covid" như Australia. Tại Mỹ, virus hiện chủ yếu tấn công những người chưa được tiêm chủng Covid-19, khiến số ca nhập viện và tử vong ở nhiều nơi bị đẩy lên những mức kỷ lục mới.
"Virus này sẽ không bao giờ buông tha chúng ta", Catherine ONeal, giám đốc y tế bệnh viện Our Lady of the Lake tại thành phố Baton Rouge, bang Louisiana, cho hay. Bệnh viện này đang phải trải qua đợt bùng phát lớn chưa từng có kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Giới khoa học đang cố gắng giải đáp câu hỏi rằng những biến chủng mới của nCoV trong tương lai sẽ có xu hướng chết chóc hơn hay dễ lây lan hơn, cũng như liệu đại dịch sẽ kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, viễn cảnh tươi sáng nhất không phải là xóa sổ virus.
Tiêm vaccine Covid-19 lưu động tại TP Thủ Đức, ngày 1/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Thay vào đó, nhiều người dự đoán Covid-19 sẽ trở thành một căn bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm, không còn gây ra hàng loạt ca nhập viện và tử vong, đồng thời mọi người có thể sẽ phải tiêm chủng thường xuyên để duy trì khả năng miễn dịch với virus.
Mặc dù vậy, thời điểm Covid-19 trở thành một loại bệnh thông thường, hoặc thậm chí trạng thái này có được thiết lập ổn định hay không, phụ thuộc vào tốc độ và số lượng người được tiêm chủng, theo Adolfo Garcia-Sastre, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu và Các mầm bệnh Mới nổi thuộc Trường Y Icahn ở New York, Mỹ.
Roberto Burioni, nhà virus học tại Đại học Vita-Salute San Raffaele ở Milan, Italy, cảnh báo tốc độ triển khai vaccine chậm đang đặt ra mối đe dọa lớn với thế giới , bởi nguy cơ xuất hiện những biến chủng nCoV mới. "Chúng ta nên cung cấp các vaccine hiệu quả ở mức giá hợp lý cho tất cả mọi người", Burioni kêu gọi.
Việc tiêm chủng cho toàn thế giới dường như vẫn là một hành trình dài. Mới khoảng 2,3 tỷ trong số 7,8 tỷ dân toàn cầu được tiêm chủng đầy đủ, theo số liệu gần đây từ dự án Our World in Data của Đại học Oxford. Một số nhà dịch tễ học ước tính khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới từng nhiễm nCoV.
Angela Rasmusse, nhà virus học tại Tổ chức Vaccine và Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Saskatchewan ở Canada, cho biết nguy cơ nhiễm virus đối với những người chưa tiêm đang gia tăng, khi ngày càng nhiều người được tiêm chủng và virus tìm kiếm những mục tiêu dễ bị tấn công hơn.
"Nhiều người rồi sẽ bị nhiễm theo cách này hay cách khác", Rasmusse cho hay, nói thêm rằng tiêm chủng là biện pháp an toàn hơn để tránh những tổn hại hoặc tử vong vì Covid-19, cũng như nguy cơ xuất hiện biến chủng mới, khiến hệ thống y tế và nền kinh tế thêm nhiều gánh nặng.
Tiêm chủng đã chứng minh hiệu quả giúp hạn chế số ca nhập viện và tử vong. Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những người chưa tiêm vaccine Covid-19 nguy cơ nhập viện cao gấp 10 lần và tử vong cao gấp 11 lần so với những người đã tiêm, theo dữ liệu mà cơ quan đã xem xét.
"Càng nhiều người được tiêm vaccine thì càng ít vấn đề sẽ xảy ra hơn", Garcia-Sastre, một chuyên gia về bệnh cúm, đánh giá.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/9 tuyên bố sử dụng quyền lực liên bang để yêu cầu các doanh nghiệp trên 100 nhân viên tiêm vaccine Covid-19 cho toàn bộ người lao động, hoặc tiến hành xét nghiệm nCoV hàng tuần. Quy định này có thể ảnh hưởng tới 80 triệu người.
Kế hoạch của Biden cũng đòi hỏi tất cả viên chức và nhà thầu chính phủ, cùng khoảng 17 triệu nhân viên y tế tại các cơ sở nhận tài trợ từ chương trình Medicare hoặc Medicaid, phải tiêm vaccine Covid-19. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm nâng tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc.
Garcia-Sastre nhận định Covid-19 trong tương lai có thể bớt chết chóc hơn so với bệnh cúm, căn bệnh khiến nửa triệu người trên toàn cầu thiệt mạng mỗi năm, bởi những vaccine Covid-19 được sử dụng rộng rãi nhất được đánh giá tốt hơn vaccine cúm. Tuy nhiên, Covid-19 có thể vẫn nghiêm trọng với những người có hệ miễn dịch yếu hơn, như người cao tuổi hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Lý do khiến nhiều nhà khoa học tin rằng Covid-19 cuối cùng sẽ trở thành căn bệnh tương tự cảm lạnh hay cúm là có tới 4 chủng virus corona khác đã gây cảm lạnh thông thường ở người. Họ suy đoán 4 virus này có thể từng gây ra những bệnh nặng hơn, dù không chắc chắn. Stanley Perlman, nhà nghiên cứu virus corona tại Đại học Iowa của Mỹ, cho biết các virus này đã bắt đầu lây lan từ rất lâu nhưng giới khoa học không biết chúng tiến hóa như thế nào.
Thêm vào đó, mặc dù nCoV vẫn tiếp tục biến đổi, sản sinh ra những biến chủng mới được theo dõi chặt chẽ, Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps tại bang California của Mỹ, cho rằng Delta là biến chủng mạnh đến mức sẽ khó có chủng mới nào lấn át được.
Một số nhà khoa học vẫn lo ngại về khả năng xuất hiện biến chủng xuyên thủng được lớp bảo vệ của các vaccine hiện nay. Tuy nhiên, tiến sĩ Burioni cho hay nếu virus tiến hóa đến mức đó, nó có khả năng sẽ trở nên ít lây nhiễm hoặc chết chóc hơn, khi vật chủ của nó tử vong quá nhanh chóng trước khi kịp lây lan mầm bệnh cho người khác. "Có thể virus sẽ phải trả giá", ông dự đoán.
Tình huống này từng xảy ra với virus HIV vào những năm 1990. Virus này đã đột biến theo cách giúp nó chống lại được một loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên, giới khoa học phát hiện khả năng tự sao chép của nó đã chậm lại đáng kể, Burioni cho biết.
Nhưng ngay cả khi nCoV không đột biến để né tránh các vaccine hiện nay, sự tiến hóa dần dần của nó có thể làm xói mòn khả năng miễn dịch theo thời gian, khiến mọi người bị tái nhiễm và cần những liều vaccine tăng cường, nhà virus học Jesse Bloom tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Mỹ cho hay, nói thêm rằng khả năng miễn dịch của con người với những chủng virus corona khác gây cảm lạnh thông thường suy giảm sau mỗi 3-5 năm.
Một số người khác tin rằng virus cuối cùng sẽ ổn định và chỉ thay đổi nhẹ sau đó. Mặc dù vậy, trong 2-3 năm tới, nhiều biến chủng mới sẽ xuất hiện và giới chức sẽ phải chạy đua để tiêm liều vaccine tăng cường, nhà dịch tễ học Salim Abdool Karim, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi, cảnh báo.
"Chúng ta sẽ phải chơi trò mèo đuổi chuột với virus", ông dự đoán.
Tiêm chủng vaccine đầy đủ giảm nguy cơ tử vong tới 11 lần Thêm một bằng chứng khoa học nữa cho thấy việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 mang lại tác dụng bảo vệ quan trọng, ngay cả trong việc ngăn chặn biến thể siêu lây nhiễm Delta. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 10/9, Đài Phát thanh Công cộng Mỹ (NPR) dẫn...