Chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể khiến mọi người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết và nhiễm khuẩn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực miền Bắc. Trong đó, nhiều nơi xuất hiện mưa rải rác, mưa phùn kèm rét đậm.
Trước tình hình trên, bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, thời tiết lạnh và mưa làm giảm nhiệt độ cơ thể, dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch làm mọi người dễ dàng bị ốm hơn. Đặc biệt, nhiệt độ lạnh cũng có thể gây hạ thân nhiệt, nguy hiểm cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, thời tiết mưa phùn, nồm ẩm khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và mắc cúm. Vì vậy, bác sĩ gợi ý một số mẹo chăm sóc sức khỏe hữu ích cần phải biết trong tiết trời lạnh và nồm ẩm bao gồm:
Tránh ra ngoài khi trời đang mưa phùn
Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng má.u đến các chi và các cơ quan. Trong đó giảm lưu thông má.u tới mũi, khiến cho mọi người dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang hơn.
Vì vậy, mọi người cần mặc nhiều áo để giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Khi ra ngoài trời nhớ mặc áo mưa, mang theo ô để không bị ướt.
Video đang HOT
Ăn thực phẩm giàu vitamin C
Ăn vitamin C giúp mọi người tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là các loại rau củ quả màu đỏ, cam và vàng, chẳng hạn như bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ, cam, dứa,…
Đặc biệt, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm. Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn.
Khi đi dưới mưa phùn, cơ thể có thể bị nhiễm lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm. Tắm nước nóng sẽ giúp nhiệt độ cơ thể ấm lên, loại bỏ vi khuẩn cũng như bảo vệ mọi người khỏi các bệnh nhiễ.m trùn.g tiềm ẩn.
Việc ngâm chân nước ấm, có thể pha với thảo mộc trước khi đi ngủ, sau đó lau chân khô ráo cũng là cách giúp lưu thông khí huyết, có một giấc ngủ ngon hơn.
Ăn nhiều món ấm
Trong những ngày mưa lạnh, giá rét, một ly trà hay socola nóng sẽ giúp mọi người cảm thấy thật thư giãn và thoải mái. Với một bát canh nóng hay ăn đồ ăn nóng cũng sẽ giúp tránh xa cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
Khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm thì mọi người nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt cần rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.
Dù trong thời tiết nào, mọi người cũng nên đảm bảo uống đủ nước. Bởi, việc uống đủ nước là cách để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Trời mưa phùn, ẩm ướt có thể làm muỗi sinh sôi. Do đó, cần đặc biệt phòng tránh bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa.
Mọi người có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuố.c đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt.
Không mặc quần áo ẩm
Trời nồm khiến quần áo rất lâu khô và ẩm. Nếu dính nước mưa hoặc mặc quần áo ẩm sẽ khiến mọi người dễ bị cảm lạnh, ho hoặc cúm nên cần đảm bảo luôn mặc quần áo khô ráo. Trong trường hợp quần áo hơi ẩm, mọi người cần là hoặc sấy cho khô hẳn rồi mới mặc để tránh bị nhiễm lạnh.
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuố.c
Thời tiết giao mùa đông xuân, mưa phùn, nồm ẩm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng vọt.
Trẻ bị viêm đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng. Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuố.c điều trị hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuố.c đông y không rõ nguồn gốc...
Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuố.c, sử dụng lại đơn thuố.c cũ, lấy thuố.c của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuố.c của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống, hoặc khi bác sĩ kê đơn kháng sinh thì nhiều bậc phụ huynh tự ý thay đổi liều thuố.c cũng như khi thấy bệnh tình trẻ đỡ hơn thì tự ý dừng kháng sinh.
Những việc làm này rất nguy hiểm vì kháng sinh cần phải sử dụng đủ liều mới phát huy tác dụng. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định cho dùng kháng sinh từ 7 - 10 ngày nhằm phát huy tối đa tác dụng của thuố.c cũng như hạn chế tác dụng phụ và tình trạng kháng thuố.c kháng sinh. Nếu không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì những ảnh hưởng của lạm dụng kháng sinh khiến trẻ nhỏ có thể gặp phải rất nhiều hậu quả.
Hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất là kháng kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của thuố.c kháng sinh. Vi khuẩn sẽ thay đổi, làm giảm phần nào hoặc loại bỏ hiệu quả của thuố.c kháng sinh dùng để chữa bệnh.
Nếu sau khi điều trị kháng sinh, những vi khuẩn còn sống sót sẽ có thể nhân lên, đồng thời nó còn truyền các đặc tính cho các thế hệ sau. Các đặc tính đó có thể là tình trạng kháng thuố.c, khiến cho số lượng chủng loại vi khuẩn kháng thuố.c kháng sinh ngày càng gia tăng. Hậu quả của việc kháng kháng sinh là khiến cho bệnh nặng hơn và tái đi tái lại thường xuyên, thời gian phục hồi lâu hơn, phương pháp và chi phí điều trị cao hơn, đặc biệt khi không có thuố.c điều trị hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Đồng thời, bởi kháng sinh có tác dụng chính là tiê.u diệ.t vi khuẩn, tuy nhiên, những vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi đối với cơ thể trẻ bị tiê.u diệ.t nếu cho trẻ sử dụng liều cao dài ngày hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Vì vậy, những vi khuẩn có lợi cho đường ruột đã bị tiê.u diệ.t nên trẻ dễ bị loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn hay phát ban...
Một trong những ảnh hưởng khác của lạm dụng kháng sinh ở tr.ẻ e.m chính là gây hại đến gan và thận. Khi sử dụng số loại kháng sinh cho tr.ẻ e.m sẽ gây tổn hại đến gan, thận... Do đó, lạm dụng kháng sinh ở tr.ẻ e.m rất nguy hiểm.
Phụ huynh không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không thật sự cần thiết. Nếu trẻ bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc một số trường hợp bị viêm phế quản, viêm mũi họng ở mức độ nhẹ mà trẻ vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường, không có biểu hiện nặng lên... thì chưa nhất thiết phải vội vàng dùng kháng sinh.
Thay vào đó, phụ huynh nên hạ sốt cho trẻ nếu trẻ có sốt, tăng cường uống nước và cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng... Sau 1 tuần trẻ không có biểu hiện khả quan hơn và bệnh dần nặng lên thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ khám và chỉ định thuố.c phù hợp, không tự ý dùng kháng sinh ở nhà cho trẻ.
Khi trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều dùng cũng như kết hợp thuố.c kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường... để thuố.c phát huy hết các tác dụng, để vi khuẩn không có cơ hội kháng kháng sinh.
Nhiều bệnh gia tăng khi thời tiết nồm ẩm Giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 9 đến 16/2, TP ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới. Cộng dồn từ...