Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn
Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần chế độ dinh dưỡng đặc thù để phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ, số bữa ăn và lượng thức ăn trong mỗi bữa vì thế cũng cần được điều chỉnh khác nhau.
Dinh dưỡng tốt nhất cho từng độ tuổi của trẻ
Dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi: Dinh dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Cho trẻ bú mẹ ngay cả khi sữa chưa về. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần ăn thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước tráng miệng sau khi bú. Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm. Trẻ không bú được thì mẹ cần vắt sữa và cho trẻ uống bằng thìa và cốc.
Nuôi dưỡng trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi: Cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày); Tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, tới 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều; Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày; Trẻ từ 7-12 tháng, cho trẻ ăn 3 bữa bột một ngày. Ngoài ra cho trẻ uống thêm nước ép trái cây, bánh mềm.
Trẻ từ 12 -24 tháng: Cho trẻ ăn 5 bữa một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh). Cho trẻ ăn đủ bốn nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm, mỡ hay dầu thực vật và các loại rau quả. Nên thay đổi món ăn cho trẻ để tạo cảm giác ngon miệng. Nước cháo loãng hay nước hầm xương không phải là thức ăn bổ dưỡng. Không cho mì chính vào thức ăn của trẻ
Dinh dưỡng cho trẻ từ 2-5 tuổi: Số bữa ăn trong ngày của trẻ 2- 5 tuổi, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ muốn; Ở tuổi này trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. Trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn. Trẻ cần có bát và thìa riêng để trẻ có thể ăn dễ dàng và người chăm sóc trẻ có thể theo dõi được lượng thức ăn mà trẻ ăn.
Các loại thức ăn cho trẻ: Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm như: tinh bột, đạm, mỡ hay dầu thực vật và các loại rau, hoa quả tươi; Không cho trẻ ăn bánh, kẹo hay đồ ngọt trước bữa ăn vì trẻ sẽ có cảm giác chán ăn; Không nên cho trẻ ăn kiêng.
Video đang HOT
Nhu cầu năng lượng theo từng độ tuổi
Trẻ từ 1 – 3 tuổi bắt đầu tập đi, đứng, tập nói nên sự tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên so với những trẻ dưới 1 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này cũng dần được hoàn thiện. Nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 1300 kcal mỗi ngày. Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. Thức ăn của trẻ của từ 1 đến 3 tuổi nên được chế biến mềm, đa dạng hóa dần các loại thức ăn để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ. Lưu ý cung cấp đủ nước cho trẻ.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi tham gia vào các lớp mầm non. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non nên được lưu ý vì tốc độ phát triển trong giai đoạn này vẫn còn nhanh. Cân nặng tăng trung bình 2kg mỗi năm và chiều cao tăng khoảng 7cm mỗi năm. Trẻ mầm non có tần suất và cường độ hoạt động thể lực nhiều hơn nên nhu cầu năng lượng cũng cao hơn, khoảng 1600 kcal mỗi ngày. Protein, lipid và glucid nên được bổ sung một cách cân bằng, ưu tiên nguồn protein từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Luyện tập và hình thành thói quen ăn uống và khoa học là việc cần thực hiện ở lứa tuổi này.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tinh thần lẫn thể chất, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung
Các bước chuẩn bị một bữa bột cho trẻ:
Bước 1: Rửa tay và rửa thức ăn sạch sẽ trước khi nấu.
Bước 2: Đong đủ lượng nước và bột thích hợp rồi nấu chín.
Bước 3: Thêm thịt hoặc cá hoặc tôm hoặc trứng hoặc ốc hoặc hến đã băm
nhỏ nấu với bột đến khi chín trong vòng 10 phút.
Bước 4:Thêm rau xanh đã băm nhỏ hoặc nghiền.
Bước 5: Thêm vài giọt dầu, mỡ và muối i ốt hoặc nước mắm i ốt, quấy đều sôi là được.
Yêu cầu bột: Chín róc xoong, lỏng sền sệt như nước cơm đặc. Nếm nhạt hơn thức ăn của người lớn.
5 tuổi chỉ nặng 11kg, đi khám bé gái phát hiện bị tim bẩm sinh
Bé H.V.N.H 5 tuổi, ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cân nặng chỉ 11 kg. Đi khám được phát hiện mắc bệnh thông liên nhĩ và có chỉ định phẫu thuật sớm.
BSCK I Nguyễn Minh Cường, Trưởng Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện (BV Sản - Nhi Bắc Giang) cho biết, gia đình bé thấy con biếng ăn, chậm lớn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện và được phát hiện mắc bệnh thông liên nhĩ.
Thông liên nhĩ là bệnh lý tim bẩm sinh chiếm từ 7 - 15% trong tổng số ca bệnh tim bẩm sinh. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ gái, nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Với sự hỗ trợ trực tiếp từ thầy thuốc BV Nhi TW, bác sĩ BV Sản Nhi Bắc Giang đã thực hiện kỹ thuật mổ tim hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ. Ảnh: Mai Toan
Được sự hỗ trợ trực tiếp và chuyển giao kỹ thuật của TS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi TW), thầy thuốc BV Sản Nhi Bắc Giang đã thực hiện kỹ thuật mổ mới thay vì kỹ thuật cũ có vết mổ ở vị trí giữa ngực, kỹ thuật này vị trí mổ đi qua khoang liên sườn, ít xâm lấn, giảm biến chứng sau này do không phải can thiệp vào xương.
Vết mổ ngắn, nằm ở dưới nách nên bảo đảm tính thẩm mỹ. Bằng các biện pháp kỹ thuật chuyên sâu, các bác sĩ đã làm cho một bên phổi xẹp lại tạm thời để can thiệp vào tim, tiến hành vá lỗ thông liên nhĩ.
Được biết, phẫu thuật tim cho trẻ em được BV Sản - Nhi Bắc Giang triển khai nhiều năm qua với hàng trăm ca thành công, đây là lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật tiên tiến với đường mổ ở sườn. Trước đó, để chuẩn bị ứng dụng kỹ thuật mới, BV Sản - Nhi Bắc Giang đã cử ê kíp mổ gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... tham gia khóa đào tạo chuyên sâu tại BV Nhi TW.
Bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ cần quan tâm dấu hiệu như chậm tăng cân, da tím tái, kém ăn hoặc ăn được nhưng không lớn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
3 người đàn ông cùng đi cấp cứu sau bữa nhậu thịt cóc Ba người đàn ông ở Hoà Bình xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tê bì, mệt mỏi, yếu cơ, đái buốt, rối loạn nhịp tim, phải vào viện cấp cứu sau khi ăn thịt cóc. BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, chỉ tuần qua, đơn vị...