Chậm nên càng gấp
Cuối tháng này, Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc thượng đỉnh lần thứ 7 với các nước châu Phi. Đây là hội nghị cấp cao Ấn Độ – châu Phi đầu tiên kể từ khi có sự thay đổi chính phủ ở Ấn Độ.
Logo hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ – châu Phi 2015
Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Narendra Modi đặc biệt coi trọng việc tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Ấn Độ và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi.
Video đang HOT
Ấn Độ vốn có mối quan hệ truyền thống lâu đời với các nước châu Phi. Về phương diện này, có thể nói Ấn Độ hơn hẳn tất cả những đối tác theo đuổi cùng chiến lược tranh thủ và chinh phục các nước châu Phi như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản… Nhưng so với những đối tác ấy, Ấn Độ hiện chậm chân đáng kể.
Cách đây 7 năm, khi ý tưởng về thành lập khuôn khổ diễn đàn hợp tác mới cho Ấn Độ và các nước châu Phi là hội nghị cấp cao thường niên được đề xướng và thực hiện thì Trung Quốc, EU và Nhật Bản đã đi được khá xa trong quan hệ hợp tác với các nước châu Phi. Chính vì đã chậm chân nên bây giờ Ấn Độ phải nhanh bước, tăng tốc và tìm kiếm phương thức hợp tác riêng. Hội nghị lần này với các nước châu Phi vì thế rất quan trọng với Ấn Độ và có ý nghĩa rất to lớn với cá nhân ông Modi.
Tăng tốc, tăng tính thiết thực và tìm phương cách hợp tác mới là những nhân tố quyết định thành công hay thất bại đối với Ấn Độ, bởi kẻ xuất phát muộn này không ngang bằng với những đối tác khác trong quan hệ với các nước châu Phi về tiềm lực kinh tế và tài chính, về mức độ quan hệ cũng như ảnh hưởng chính trị.
La Phù
Theo Thanhnien
Bê bối gián điệp phủ bóng thượng đỉnh Mỹ - Trung
Truyền thông Mỹ ngày 22-9 đồng loạt đưa tin một nữ doanh nhân nước này bị Trung Quốc giam giữ suốt 6 tháng qua với cáo buộc gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia. Vụ việc nhạy cảm được cho là sẽ đổ thêm dầu vào lửa đối với những tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề do thám và nhân quyền.
Theo báo The New York Times, danh tính của công dân Mỹ nói trên được xác định là Sandy Phan-Gillis, một người gốc Hoa chào đời tại Việt Nam và tới Mỹ hồi những năm 1970. Trang web Savesandy.org của những người ủng hộ nữ doanh nhân này cho biết bà bị bắt hồi tháng 3 khi đi cùng một phái đoàn thương mại từ TP Houston, thủ phủ dầu mỏ bang Texas - Mỹ đến Trung Quốc. Ông Jeff Gillis, chồng bà Phan-Gillis, khẳng định: "Vợ tôi không phải là gián điệp hoặc kẻ trộm".
Bà Sandy Phan-Gillis Ảnh: The New York Times
Xác nhận vụ việc trên trong cuộc họp báo ngày 22-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không đề cập đích danh bà Phan-Gillis mà chỉ nói rằng: "Người phụ nữ (mà các phóng viên hỏi tới) bị nghi có các hành động đe dọa an ninh quốc gia và hiện đang bị điều tra bởi các cơ quan liên quan". Tuy nhiên, theo Savesandy.org, bà Phan-Gillis bị giam giữ hơn 6 tháng qua nhưng mới bị bắt chính thức hồi cuối tuần trước mà không hề có cáo buộc và bằng chứng cụ thể. Trang web này còn khẳng định giới chức Trung Quốc thừa nhận không đủ bằng chứng để truy tố bà Phan-Gillis nhưng vẫn chưa chịu thả bà. Không những thế, bạn bè, gia đình và thậm chí cả luật sư cũng không được phép vào thăm.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao vụ việc nhạy cảm này mãi tới ngày 21-9 mới được tiết lộ, tức một ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến TP Seattle để bắt đầu chuyến công du Mỹ kéo dài 1 tuần. Vụ việc hẳn sẽ làm phức tạp thêm cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo này với Tổng thống Mỹ Barack Obama - vốn không thiếu các chủ đề nóng, từ vấn đề an ninh mạng và sự ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice hôm 21-9 cảnh báo hoạt động gián điệp mạng có liên hệ với Bắc Kinh chính là rào cản lớn nhất trong quan hệ Mỹ - Trung, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải chấm dứt ngay hành vi này. Trong khi đó, tân Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho rằng Trung Quốc đã đi quá giới hạn ở biển Đông và phải lãnh những hậu quả ngược lại với kỳ vọng của họ.
Đỗ Quyên
Theo_Người lao động
Thiếu Nga, G7 gặp nhiều khó khăn giải quyết các vấn đề nóng Quan hệ giữa G7 với Nga vẫn căng thẳng sẽ gây bất lợi bởi Nga là nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề hòa bình Trung Đông hay hạt nhân Iran. Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang có cuộc họp tại Đức. Hội nghị năm nay đặt ra nhiều bài toán khó với các...