Chăm lo học sinh vùng khó ở Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 56%, đời sống còn khó khăn, cho nên việc chăm lo học tập của con em có phần sao nhãng.
Trước tình hình này, tỉnh Yên Bái tăng cường công tác vận động đưa trẻ ra lớp, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chính sách đối với học sinh nội trú, sĩ số và tỷ lệ chuyên cần tại các trường luôn được bảo đảm, tạo đà cho việc nâng cao dân trí.
Học sinh bán trú xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải trồng rau xanh cải thiện bữa ăn hằng ngày.
Tỉnh Yên Bái có chín trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú với 88 lớp, gần 3.000 học sinh, trong đó cấp THCS là 2.615 học sinh; THPT 826 học sinh; tỷ lệ học sinh người DTTS được học tại trường PTDT đạt 7,3% (tăng 0,2% so với năm học trước). Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD và T tỉnh Yên Bái Nguyễn Thúy Hằng cho biết: Qua khảo sát và kiểm tra thực tế nhiều năm qua, trước khi nghỉ Tết Nguyên đán các trường đều tổ chức ăn Tết tập trung cho các cháu.
Ban giám hiệu căn dặn khi về gia đình, học sinh cần chấp hành tốt việc cấm đốt pháo, tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, phòng, chống cháy rừng, ra lớp đúng thời gian quy định. Nhờ làm tốt việc tăng gia tự túc, các trường đều mổ lợn, gói bánh chưng, tổ chức liên hoan, tạo không khí tươi vui, đầm ấm.
Tại Trường PTDT bán trú Lang Thíp, huyện Văn Yên tổ chức lễ bảo tồn các văn hóa dân tộc và vui đón Xuân Canh Tý 2020. Nhà trường khuyến khích học sinh mặc trang phục của dân tộc mình, mời các nghệ nhân trong xã đến chung vui, biểu diễn sáo H’Mông, dân ca Dao, hát đồng ca, đồng thời tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tham gia như môn đẩy gậy, kéo co, ném pao…
Video đang HOT
Trong bộ áo mới, em Hảng Seo Bình, dân tộc H’Mông, nhà ở làng Khoang, cách trường nội trú 18 km phấn khởi: Nhà em giáp với xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên (Lào Cai) một dãy núi. Hôm nay được bố xuống chợ sắm Tết và đón về nhà luôn, em vui lắm bởi tối nay gặp mẹ và các em. ược biết, để học sinh nhớ ngày ra lớp, ngoài việc căn dặn học sinh, phối hợp hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong xã vận động, Trường PTDT bán trú Lang Thíp lên kế hoạch lì xì mừng tuổi, tặng truyện tranh, đồ dùng học tập các học sinh đến sớm, đây là nền nếp hằng năm góp phần bảo đảm tỷ lệ học sinh ra lớp sau Tết cao.
áng chú ý, cùng với hoạt động của các trường, các cơ quan ảng, chính quyền, đoàn thể cũng tích cực chăm lo để học sinh dân tộc bán trú được an toàn, thuận lợi, không bỏ học vì lý do thiếu đói. Từ các nguồn vốn của Chính phủ năm 2019, tỉnh Yên Bái thực hiện sáu dự án với 39 công trình, tổng nguồn vốn 111 tỷ đồng.
Xây dựng 171 phòng học mầm non, tiểu học, đến hết tháng 12-2019 đã có 34 công trình đưa vào sử dụng, giúp các học sinh có nơi học mới. áng chú ý, điểm trường vùng đặc biệt khó khăn Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải (Mù Cang Chải) có gần 500 học sinh của bảy bản H’Mông theo học, trong đó có 363 học sinh bán trú, qua đầu tư xây dựng mới toàn bộ, học sinh có nơi học tập mới khang trang, thay thế các lớp tạm trước kia.
Tại Trường PTDT bán trú THCS Nậm Lành, huyện Văn Chấn, công trình nhà hai tầng, sáu phòng học, tổng vốn đầu tư ba tỷ đồng, do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tài trợ vừa được đưa vào sử dụng. Phó Hiệu trưởng nhà trường Bùi Thu Hương cho biết: Công trình khởi công từ tháng 9-2019, sau ba tháng thi công đã hoàn thành, là một dự án triển khai tiến độ nhanh, chất lượng, giúp 130 học sinh bán trú con em dân tộc Dao, Thái trong xã có nơi học tập khang trang.
Hướng về học sinh khó khăn, gia đình chính sách, Tỉnh đoàn Yên Bái vận động từ nguồn xã hội hóa tổ chức gói bánh chưng tặng học sinh trước khi về Tết, với tổng số 3.200 chiếc bánh chưng tặng học sinh nghèo. ường về bản còn xa, các em vui hơn khi bên mình có cặp bánh chưng xanh mang hương vị ngày Tết về với gia đình.
BÀI VÀ ẢNH: THANH SƠN
Theo Nhân dân
Yên Bái: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người Mông
Với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong cộng đồng, năm 2018, UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng năm 2030.
Ở một địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, trong đó chủ yếu là đồng bào Mông như Mù Cang Chải, đây là một đề án có khó khăn song nhiều ý nghĩa.
Đề án phát triển văn hóa đọc hướng tới hình thành kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức cho người dân thông qua việc đọc
Từ năm học 2018 - 2019, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nậm Khắt đã quan tâm, đầu tư hơn đến việc phát triển và lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo học sinh.
Thầy Nông Đức Viễn - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt chia sẻ: "Từ 1 thư viện đã cũ cả về cơ sở vật chất lẫn các đầu sách, nhà trường đã cải tạo 2 phòng học liền kề tạo thành 1 thư viện mới với diện tích 60m2. Thư viện mới này có phòng đọc riêng biệt, bên ngoài sẽ bắn thêm mái vòm, kê thêm một vài dãy bàn ghế phục vụ nhu cầu đọc sách ngoài trời cho học sinh. Nhà trường còn xây dựng thêm "thư viện xanh" bằng cách xây dựng 3 chòi đọc sách có gắn tủ sách ở sân trường, sẽ đưa vào hoạt động trong năm học này. Tất cả tạo nên một môi trường đọc sách thoải mái, tạo cảm hứng đọc".
Ngoài ra, nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm các đầu sách đa dạng về chủng loại để thu hút học sinh. Chỉ riêng năm học 2018 - 2019, nhà trường đã huy động các nguồn lực xin hỗ trợ được trên 600 đầu sách, nâng tổng số đầu sách toàn trường lên trên 7.000 đầu sách; trung bình mỗi tháng thu hút 200 lượt đọc và mượn sách.
Không chỉ Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt, nhiều trường học trên địa bàn huyện cũng đã bắt đầu xây dựng, hình thành văn hóa đọc trong học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng cấp học. Các câu lạc bộ về sách gắn với các hoạt động ngoại khóa được tổ chức như: đọc cá nhân, đọc theo nhóm, thi đọc nhiều sách, viết thư, viết bảng tin, sáng tác truyện, vẽ tranh, làm thẻ đánh dấu sách, ghép tên tác phẩm với hình minh họa, ghép tên tác giả với tác phẩm...
Năm học 2018 - 2019, 100% các đơn vị trường đã tổ chức "Ngày hội đọc sách" theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút 17.220 lượt học sinh, 1.070 lượt cán bộ, giáo viên tham gia. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên, học sinh mượn và đọc sách tại thư viện, các đơn vị trường còn tổ chức sắp xếp lại kho sách theo từng chủ đề, từng khối lớp một cách khoa học, xây dựng phòng đọc, lớp học, thư viện xanh, thư viện ngoài trời, thư viện lưu động...
Bên cạnh đó, phong trào thu gom sách với chủ đề "Góp một quyển sách để đọc được nhiều quyển sách" được đẩy mạnh, riêng năm 2018 đã đóng góp, bổ sung thêm 4.532 đầu sách.
Ông Trần Trung Kiên - Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: "Mục tiêu hướng tới của Đề án là 80% học sinh được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện; 40 - 45% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh là 90%) có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin thông qua việc đọc; số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 3.000 lượt/năm... Tuy nhiên, đến nay, Đề án mới chỉ tác động được đến các đơn vị nhà trường, các hoạt động chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhân dân và cộng đồng".
Kích thích văn hóa đọc ở tầng lớp trí thức không khó nhưng phát triển và lan tỏa ở cộng đồng những người dân tỷ lệ dân trí thấp, mù chữ nhiều là việc không dễ dàng. Để hình thành và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, huyện Mù Cang Chải rất cần sự quan tâm hỗ trợ kinh phí tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, các nguồn sách, trang thiết bị đảm bảo 100% các em học sinh có đủ sách giáo khoa để học; huyện cũng đề nghị Thư viện tỉnh tổ chức Ngày sách Việt Nam điểm ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa để lan tỏa tinh thần của ngày hội đến tất cả người dân cũng như thường xuyên bố trí luân chuyển các đầu sách.
Nguồn: baoyenbai.com.vn
Lo Tết cho trò: "Giữ lửa" trường lớp trước và sau Tết Duy trì sĩ số, ổn định dạy học dịp trước và sau Tết Nguyên đán là việc không dễ dàng đối với giáo viên. Nhiệm vụ này càng thêm vất vả với thầy cô công tác ở vùng cao - nơi có nhiều lễ hội, phong tục tập quán. Công tác này vì thế trở thành nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự...