Chả tôm Quảng Yên món quà ẩm thực đãi khách vùng quê Bạch Đằng
Chả tôm Quảng Yên từ xa xưa không chỉ là món ăn từ hải sản trong mỗi bữa ăn ở vùng quê bên cửa sông Bạch Đằng, mà nó còn là một món ăn ngon đãi khách phương xa.
Chả tôm Quảng Yên – món quà ẩm thực đãi khách vùng quê Bạch Đằng
Món chả tôm Quảng Yên đã đi vào phong tục của người dân thị xã Quảng Yên lâu đời như thế. Đến Quảng Ninh qua Quảng Yên, du khách sẽ có dịp thưởng thức món ăn ngon lành này. Tôm làm chả phải là giống tôm được nuôi ở đảo Hà Nam hoặc của phố thị Quảng Yên.
Tôm Quảng Yên. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Với đặc thù có diện tích đất bãi triều ven biển lớn, nhiều ao, đầm, thị xã Quảng Yên vì thế có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Do đó để làm món chả tôm, tôm sử dụng phải là loại tươi sống, nhất là mới thu hoạch, còn tươi nhảy tanh tách.
Tôm tươi dùng làm chả tôm. Ảnh: VanHoa.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút sạn rồi băm nhỏ. Sau đó thái hạt lựu củ mã thầy, hành khô, mỡ lợn và cho vào cối giã rồi thêm gia vị cho đậm đà. Chính việc giã bằng tay và có vị ngọt tự nhiên của củ mã thầy và chút béo ngậy của mỡ lợn khiến cho món chả tôm luôn xuất hiện trong thực đơn mâm cỗ ngày Tết hay mâm cỗ đãi khách.
Video đang HOT
Bún tôm cũng phổ biến ở Quảng Yên. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Chả tôm sau khi giã nhuyễn được nặn bằng tay thành hình tròn hoặc nặn quấn quanh củ sả. Vị thơm của sả quyện với chả tôm khiến thực khách càng hứng thú hơn khi ăn. Miếng chả tôm được nhúng với bột chiên xù rồi chiên ngập dầu để chả bên trong chín mềm, vỏ bên ngoài giòn.
Củ mã thầy. Ảnh: thuocdantoc.org.
Món chả tôm có nhiều cách chế biến và trang trí khác nhau nhưng quan trọng nhất là việc giã tay sẽ khiến cho thịt tôm được dẻo dai, thấm gia vị. Món chả tôm Quảng Yên có thể chấm cùng nước mắm chua ngọt, tương ớt hoặc kết hợp giữa tương ớt và sốt mayonnaise beo béo.
Chả tôm ăn cùng bánh dày. Ảnh: Thật là ngon.
Chả tôm Quảng Yên phù hợp nhất khi ăn kèm xôi trắng hoặc bánh dày. Hạt xôi mềm dẻo, miếng bánh dẻo thơm hương nếp quyện với chả tôm vừa béo vừa ngọt. Trong bữa cơm, ngày giỗ Tết, tiệc cưới, hỏi… chả tôm được chế biến để thể hiện sự khéo tay của gia chủ, cũng là giới thiệu đến khách phương xa món ăn quê nhà.
Chả tôm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Nếu đến du lịch khám phá đất Quảng Ninh, hãy nhớ ghé vùng cửa sông Bạch Đằng thưởng thức món chả tôm Quảng Yên đong đầy hương vị bản địa xa xưa cùng tình cảm nồng hậu của người dân nơi đây. Và hãy theo dõi blog iVIVU cập nhật nhiều bài viết cẩm nang bổ ích cho chuyến du lịch của bạn!
Bánh mì mỏ Quảng Ninh Món ăn giữa buổi giản dị của công nhân thợ mỏ
Những chiếc bánh mì mỏ vàng ruộm, vỏ mỏng, đặc ruột, ngọt ngào và thơm phức từ lâu đã trở thành thương hiệu, thành đặc sản của người thợ mỏ cũng như toàn bộ người dân Quảng Ninh.
Bánh mì mỏ Quảng Ninh - Món ăn giữa buổi giản dị của công nhân thợ mỏ
Mỏ Mạo Khê là nơi đầu tiên làm ra bánh mì mỏ. Đến những năm 90 của thế kỷ trước, các mỏ khác bắt đầu học tập và đưa bánh mì thành món ăn giữa ca, tiện lợi, giúp công nhân bù đắp sức lao động để tiếp tục công việc nơi mỏ sâu.
Chiếc bánh mì mỏ đặc ruột. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Có lẽ chỉ có ở những mỏ than Quảng Ninh mới có loại bánh mì không phải để bán. Mỗi người thợ khi xuống lò sẽ nhận 1 suất ăn giữa ca gồm 1 chiếc bánh mỳ và 2 hộp sữa. Ở độ sâu 300m dưới lòng đất, những chiếc bánh mì có thể làm ấm lòng người thợ.
Với những người đã từng chứng kiến sự phát triển của ngành khai thác than Quảng Ninh, qua chiếc bánh mì mỏ, họ chiêm nghiệm về sự phát triển của ngành than, về đời sống ngày càng được nâng cao của anh em thợ mỏ.
Công nhân nhận bánh mì giữa ca. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Giờ đây bánh mì mỏ không còn là món ăn đắt đỏ và hiếm lạ nhưng nó vẫn chứa đựng vị thơm ngon đặc trưng, gói ghém cả tấm lòng của những người làm bánh gửi gắm đến công nhân mỏ, là sự chăm chút tận tâm để người thợ luôn có được bữa ăn đảm bảo chất lượng.
Chiếc bánh mì mỏ thơm ngon chất lượng thường theo người thợ trở về với gia đình, làm món quà ăn vặt cho vợ, cho con, như sự sẻ chia ngọt ngào giữa những người thân yêu cũng như chia sẻ nỗi vất vả khi phải lao động dưới lòng đất.
Người làm bánh mì trong công ty. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Để chiếc bánh mì mỏ thơm ngon ra đời, phải trải qua 6 công đoạn chính: nhào bột, ủ bột, vê bánh, ủ lên men, rạch bánh và nướng bánh. Trước đây người ta nướng bánh mì bằng bếp than nhưng nay được thay bằng bếp điện. Các công đoạn làm bánh cũng có nhiều máy móc hỗ trợ, vì thế chỉ cần một người là có thể sản xuất ra cả ngàn chiếc bánh.
Những chiếc bánh mì đủ năng lượng cho bữa xế. Ảnh: VTV.
Quy trình làm bánh mì không có bí quyết gì riêng, cái quan trọng nhất phải đặt cái tâm vào những chiếc bánh. Bánh phải đúng định lượng, không được bớt xén, nguyên liệu làm bánh phải tươi ngon, đúng theo quy định và phần vỏ cần làm mỏng để bánh không bị ỉu khi để lâu.
Niềm vui của những người thợ mỏ trong bữa ăn với bánh mì, rồi tiếp tục công việc. Ảnh: VTV.
Không chỉ với người thợ mỏ, bánh mì mỏ đã trở thành kỷ niệm thương nhớ với bất cứ người con Quảng Ninh nào, đồng thời là "sứ giả văn hóa" mang câu chuyện thú vị về món đặc sản bình dị làm quà cho du khách khi đến với vùng mỏ Quảng Ninh.
Ngất ngây vị thơm giòn của đặc sản chả tôm - món ngon khó cưỡng ở xứ Thanh Đặc sản Thanh Hóa ngoài nem chua, mắm tép còn có món chả tôm nức tiếng gây 'nghiện' cực cao. Nếu là người có đam mê to lớn với ẩm thực, chắc chắn một khi đã đến Thanh Hóa thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món chả tôm thơm ngậy, đặc trưng ở đây. Món ăn không đòi hỏi nguyên...