Cha mẹ biết kiểm soát cảm xúc theo cách này dễ nuôi dạy con thành người ưu tú
Các ông bố bà mẹ nên học cách kiểm soát cảm xúc, tránh những lời nói và hành vi gây tổn thương cho trẻ.
Nuôi dạy con chưa bao giờ là điều đơn giản. Bên cạnh việc giúp con phát triển thể chất, cha mẹ cần phải có biện pháp phù hợp để trẻ phát triển trí tuệ, nhận thức một cách toàn diện. Trong hành trình gian nan này sẽ có những lúc cha mẹ không tránh khỏi mệt mỏi, bực tức vì con mắc lỗi, con không nghe lời.
Mất bình tĩnh, nóng giận sẽ khiến cha mẹ có những lời nói và hành vi gây tổn thương tâm lý trẻ. Hành động quát mắng có thể khiến trẻ sợ và trở nên ngoan hơn. Nhưng về lâu dài, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên xa cách, trẻ không cảm nhận được chỗ dựa vững chắc về tinh thần và không thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ của mình.
Ngược lại, nếu cha mẹ biết kiểm soát cảm xúc sẽ giúp trẻ học được cách kiềm chế bản thân, phát triển tư duy vượt bậc. Đặc biệt, cha mẹ còn trở thành chỗ dựa vững chắc cho con, giúp con sẵn sàng chia sẻ mọi điều. Dưới đây là một số cách kiểm soát cảm xúc mà cha mẹ có thể tham khảo:
1. Đi ra chỗ khác để lấy lại sự bình tĩnh
Không ít bố mẹ từng “phát hỏa” khi con mắc các lỗi sai như: Bị điểm kém, bị cô phê bình, không chịu làm việc nhà,… Khi đối mặt với những lỗi lầm của con, cha mẹ nên đi ra chỗ khác để lấy lại bình tĩnh thay vì quát mắng trẻ ngay lập tức. Nếu tranh luận với trẻ trong lúc này, cha mẹ có thể có những lời nói khiến trẻ bị tổn thương, dẫn đến hình thành suy nghĩ sai lệch.
Cha mẹ có thể lấy lại bình tĩnh bằng cách đi ra chỗ khác, tránh mặt con. (Ảnh minh họa)
Việc ra chỗ khác sẽ giúp các bậc cha mẹ lấy lại bình tĩnh trước khi trò chuyện và đưa ra hình phạt với con. Để kiểm soát cơn giận với con cái, bạn nên hít thở sâu và chậm trong khoảng vài phút. Cách này giúp giảm bớt sự căng thẳng và nóng nảy, từ đó có thể giảm thiểu những tình huống ngoài ý muốn.
Với trẻ ở tuổi dậy thì, cách cư xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và hành vi của trẻ. Vì vậy, việc giữ bình tĩnh và kiểm soát cơn giận là vô cùng cần thiết. Những lời nói, hành vi không đúng mực có thể khiến trẻ ở lứa tuổi này có hành vi chống đối và cho rằng cha mẹ không yêu thương mình.
2. Nên nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ
Trước khi quát mắng con, cha mẹ cần hiểu rằng con đang chỉ là một đứa trẻ. Ở độ tuổi này, cha mẹ trước đây cũng có những hành vi không đúng mực. Vì vậy, hãy kiên nhẫn và giữ bình tĩnh trước lỗi lầm của con.
Video đang HOT
Vì chỉ là một đứa trẻ nên đôi khi con không thể hình dung được những hậu quả từ hành vi của mình. Đây là lý do cha mẹ phải giáo dục con, chứ không phải chỉ trừng phạt bằng đòn roi và những lời quát mắng. Ngay cả khi đã trưởng thành, chúng ta cũng thể tránh khỏi sai lầm. Do vậy, hãy bao dung với con và kiên nhẫn trong cách giáo dục để con hiểu vấn đề.
Hãy bao dung khi con mắc lỗi. (Ảnh minh họa)
3. Đưa ra những quy tắc dành riêng cho trẻ
Trẻ không ý thức được hoàn toàn hành vi của bản thân. Do đó, phụ huynh nên đặt ra những quy tắc dành riêng cho trẻ để tránh nóng giận trước mặt con cái. Gia đình cần giải thích để trẻ hiểu rằng vì sao cần thực hiện những quy tắc này và khuyến khích trẻ phát huy bằng những lời khen hoặc những món quà.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể giao hẹn với con: “Nếu con đạt kết quả tốt vào cuối học kỳ sẽ được thưởng bộ truyện tranh yêu thích”, “Con chăm chỉ làm việc nhà sẽ được chơi game trong 30 phút vào cuối ngày”, “Con không vi phạm lỗi nào trong tuần sẽ được thưởng một món ăn vặt yêu thích”,… Như vậy, trẻ sẽ có động lực phấn đấu và cố gắng hạn chế mắc lỗi.
Ảnh minh họa.
4. Tham khảo ý kiến người khác
Thực tế, cha mẹ đều biết nên kiểm soát cơn giận đối với con nhưng để thực hiện thực sự không dễ dàng. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm như ông bà, bạn bè, người thân. Họ đã trải qua thời gian nuôi con nên sẽ đưa ra lời khuyên giúp cha mẹ kiểm soát tốt hơn cơn giận và những cảm xúc tiêu cực.
Áp dụng "5 không trách, 6 không mắng" trong việc nuôi dạy con
Trẻ con hẳn có lúc làm sai, nhưng trách mắng trẻ cũng phải có nghệ thuật và phương pháp. Lời nói ra như xô nước hắt đi, người hắt có thể quên, nhưng đứa trẻ bị hắt chắc chắn sẽ nhớ đến lúc lớn lên.
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là một hành trình đầy hạnh phúc, niềm vui nhưng cũng chứa đựng không ít thử thách, khó khăn với các bậc làm cha, làm mẹ. Mỗi đứa trẻ lại sở hữu tính cách riêng, để tìm ra phương pháp đúng đắn nhất, cha mẹ cần quan sát con trong một thời gian dài. Tuy vậy, dù có dạy con theo cách nào thì có 5 điều không nên trách và 6 điều không nên mắng mà ai cũng nên nhớ.
Dưới đây là chia sẻ của chị Thu Hiền (một freelancer), hiện đang làm mẹ của 2 em bé đã đúc rút được sau quá trình dạy con, hy vọng sẽ có ích cho các vị phụ huynh.
5 KHÔNG TRÁCH
1. Không trách con cái kém cỏi
Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì đứa con không làm được cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, trí thông minh và năng khiếu cũng có nhiều loại, không giỏi cái này thì sẽ giỏi cái khác. Không thể chì chiết một con cá tại sao không biết leo cây, mà tốt hơn hết nên tìm vùng nước nào phù hợp mà thả nó xuống.
2. Không trách con cái hỏi nhiều
Trẻ con tò mò, nhiều lúc hỏi phát mệt, mà có khi hỏi những câu người lớn cũng không biết trả lời thế nào. Nhưng chính nhờ hỏi đáp mà trẻ học về thế giới xung quanh, đừng thiếu kiên nhẫn mà gạt đi kể cả những câu hỏi ngốc nghếch nhất. Giải thích tỉ mỉ, không biết thì nghiên cứu rồi giải thích lại, đấy chính nuôi dưỡng tri thức.
3. Không trách con cái vì tai nạn chẳng may
Ai mà chẳng có lúc lỡ tay lỡ chân, đổ vỡ hay vấp ngã hầu hết là do chẳng may. Làm cha mẹ không nên cứ xảy ra tai nạn nhỏ là trách mắng con cái, khiến chúng về sau có gặp chuyện cũng không dám nói.
4. Không trách con cái làm chậm
Mới học không thể giỏi, mới làm không thể nhanh, thà chậm mà chắc còn hơn nhanh mà ẩu. Nếu như lúc con làm mà mải chơi, không tập trung, làm theo kiểu chống đối... thì mới đáng trách, còn nếu đã chăm chú cố gắng thì dù không nhanh nhẹn cũng đáng được cổ vũ.
5. Không trách con cái bị ốm
Nhiều người có con bị ốm, dù lo lắng chăm sóc nhưng cũng phải cằn nhằn là vì con thế này thế kia nên mới bị ốm đấy, tốn tiền mua thuốc các thứ. Ốm đau là khi cơ thể con người yếu đuối nhất, tinh thần cũng mềm yếu, dễ tủi thân. Bản thân đứa trẻ đâu có cố tình bị ốm, tại sao lại bị trách bởi một điều khó kiểm soát này?
2 con của chị Hiền.
1. Không mắng trẻ ở nơi đông người
Danh dự là thứ mà ai cũng có, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bởi vậy, mắng mỏ con cái trước chốn đông người chỉ làm trẻ càng thấy xấu hổ, tự ti.
2. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi
"Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Một khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình thì đừng chì chiết thêm nữa, chỉ phản tác dụng, mà nên ân cần chỉ bảo thế nào mới là cách làm đúng.
3. Không mắng trẻ vào ban đêm
Trách mắng trẻ vào lúc này có thể khiến con bạn đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán vào giấc ngủ, làm trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí gặp phải ác mộng đáng sợ.
4. Không mắng trẻ trong bữa ăn
"Trời đánh còn tránh miếng ăn". Mọi lời phê bình, trách phạt, để sau bữa ăn hãy nói.
5. Không mắng khi trẻ đang vui mừng
Trẻ đang vui mà bị mắng không khác gì đang đi chơi lại gặp bão. Sự thay đổi đột ngột thậm chí có thể gây ra cú sốc tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ.
6. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn
Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.
5 thói quen ăn uống lịch sự cha mẹ cần dạy con Để con có thói quen ăn uống lịch sự, cha mẹ nên dạy con những điều sau đây. Trẻ con như tờ giấy trắng, mọi thói quen và tính cách của chúng đều do cha mẹ dạy. Phép lịch sự khi ăn uống cũng là một trong những điều quan trọng mà bố mẹ nên dạy cho con. Vì vậy muốn con có...