“Chả lẽ để lại chờ con cháu mai sau xử lý”

Theo dõi VGT trên

“Nạn ngập lụt, kẹt xe dù được đưa vào chương trình cần phải đột phá giải quyết nhưng thực tế, nó đang trở nên ngày một trầm trọng hơn. Nhiều ý kiến, thảo luận, hội thảo lắm rồi. Nhưng nên bắt đầu như thế nào thì vẫn còn rất mù mờ.”- TS. Huỳnh Thế Du chia sẻ.

Ở các đô thị phát triển, vai trò Nhà nước rất quan trọng, Nhà nước ấn định hướng phát triển đô thị theo hướng nào đó bằng việc xây dựng hạ tầng thiết yếu. Ví dụ Nhà nước xây dựng con đường, một trục giao thông công cộng, sau đó khu vực tư nhân, tức thị trường họ vào và cứ thế đi theo. Đây là phương pháp phát triển đô thị theo kiểu “nắn dòng”. Nhà nước là người trị thủy nên chủ động đi trước.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình giảng dạy Fulbright chuyên về kinh tế đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng xung quanh vấn nạn ngập lụt cũng như kẹt xe ở TP. Hồ Chí Minh.

Tôi xin bắt đầu bằng câu hỏi, tại sao TP.HCM bị ngập lụt ngày càng nặng cùng với nạn kẹt xe? Ông có thể giải thích hay mô tả ngắn gọn, dễ hiểu về bản chất của vấn này này là gì?

Ngập lụt và kẹt xe đang nằm trong 7 chương trình đột phá của TP.HCM từ nhiệm kỳ trước cho đến nhiệm kỳ này. Một số nhận định của tôi về vấn nạn này như sau:

Từ câu chuyện Tân Sơn Nhất bị ngập cả đường băng và bên trong cho thấy ngập lụt ở TP.HCM không phải nước dâng lên mà vấn đề là thoát không kịp! Có nghĩa là diện tích mặt đất và diện tích cơ sở hạ tầng ngầm không đủ cho thoát nước.

Nguyên nhân khách quan là do những năm gần đây lượng mưa do biến đổi khí hậu thất thường. Có những trận mưa lớn hơn bình thường. Mưa to, mưa dồn vào một vùng, một khu vực nào đó. Nguyên nhân chủ quan là do tốc độ xây dựng quá nhanh với mật độ cao, nghĩa là diện tích không gian thấp. Nếu xây cao tầng mà diện tích thoát nước nhiều thì nước sẽ tràn đi. Còn kiểu xây mà quây lại hết như đang làm hiện nay thì giống như đắp đê, không còn đường cho nước rút.

Như vậy, về bản chất, ngập lụt ở TP.HCM là do không gian chứa nước tạm và diện tích cho nước tràn ngày càng bị thu hẹp.

Chả lẽ để lại chờ con cháu mai sau xử lý - Hình 1

TS Huỳnh Thế Du. Ảnh: Quang Định/Tuổi trẻ

Tôi băn khoăn không biết các nhà quản lý có lường trước được những hệ lụy xảy ra khi thành phố tăng tốc phát triển hay không và chắc hẳn các đô thị phát triển trên thế giới cũng để lại những bài học khiến chúng ta phải xem xét và suy ngẫm?Đúng là vai trò và trách nhiệm của quản lý nhà nước trong chuyện này “có vấn đề” rất lớn! Nhà nước không ấn định được quy hoạch của mình, không ấn định được những phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu để thị trường đi theo.

Ở các đô thị phát triển khác, vai trò Nhà nước rất quan trọng, Nhà nước ấn định hướng phát triển đô thị theo hướng nào đó bằng việc xây dựng hạ tầng thiết yếu. Ví dụ Nhà nước xây dựng con đường, một trục giao thông công cộng, sau đó khu vực tư nhân, tức thị trường vào và cứ thế đi theo. Đây là phương pháp phát triển đô thị theo kiểu “nắn dòng”. Nhà nước là người trị thủy nên chủ động đi trước.

Chúng ta hiện nay thì ngược lại, do rất nhiều hạn chế và ràng buộc nên không làm được, để cho phát triển tự phát đi trước rồi Nhà nước mới chạy theo. Và vì chạy theo nên chỉ “giật gấu vá vai” nên mới không giống ai.

Ví dụ nhà ở thì hầu hết là nhà đơn lẻ, gần như toàn bộ diện tích được sử dụng cho xây dựng, diện tích trống còn lại để hứng nước rất ít. Thoát nước chảy ra cống là một chuyện, nhưng khi mưa thì cần diện tích ở trên mặt đất đủ rộng để chứa nước. Ví dụ tôi có 1m3 nước chứa trong diện tích 1m2 thì độ sâu sẽ là 1m. Nhưng chứa trong 10m2 thì độ sâu chỉ còn 1 tấc. Bởi vì phải có giai đoạn chứa tạm thời chứ không thể chảy hết ngay được. Hiện diện tích chứa tạm quá nhỏ nên ngập rất là nhanh. Như vậy phải xử lý cao tầng lên để tăng diện tích chứa tạm thời lên là cách thoát khỏi tình trạng hiện nay.

Nhưng chúng ta chưa làm được điều đó. Nói “không làm được” hay “chưa làm được” là cách nói nhẹ nhàng chứ thực ra là thất bại. Có những cái định hướng phát triển hạ tầng đô thị trọng yếu sau này có thể sẽ ấn được quy hoạch vào, vừa phát triển đường, vừa phát triển tàu điện ngầm, và hệ thống kỹ thuật cấp thoát nước đô thị. Cả một trục với nhau đồng bộ thì mới giải quyết được những thứ nhùng nhằng như bây giờ.

Thành phố đang trong tình trạng càng chống càng ngập. E rằng tới lúc không còn đủ sức để “giật gấu vá vai”?

Chính xác như vậy. Một mảnh đất 2 tầng giờ xây 10 tầng nó lại trục trặc thêm. Quá trình tái phát triển đang đi như vậy đấy…

Có phải do chúng ta đột phá chưa đúng hướng, chưa đủ mạnh để có thể xoay chuyển tình thế?

Video đang HOT

Sự thật là không làm được! Chúng ta đặt ra mục tiêu như thế vài nhiệm kỳ rồi, nhưng ngày càng thấy chuyện ngập, chuyện kẹt nghiêm trọng hơn.

Tôi nhấn mạnh lại rằng, định hướng phát triển hạ tầng của ta sai, chạy theo thị trường để mở đường nhưng không được mà cứ theo đuôi thị trường tự phát. Ta không “nắn” được chút nào mà còn bị phát triển tự phát “nắn” cho méo mó, trầm trọng…

Tôi thấy đã có nhiều giải pháp được đưa ra và đang áp dụng. Ví dụ như giải pháp giảm kẹt xe bằng cách xây cầu vượt.

Thực tiễn đã chứng minh, một siêu đô thị thường không bao giờ có khả năng xử lý được những vấn đề theo kiểu “tắc đường là mở đường” như chúng ta đang làm! Vì nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác trong điều hành, quản lý.

Mọi người cứ nghĩ theo hướng tư duy “giải pháp cầu vượt”. Chỗ nào tắc là tôi làm cầu vượt, tức là xả cái van cho một đoạn ùn tắc đường. Sau một thời gian lại đâu vào đấy, tiếp tục ùn tắc, cái đó gọi là “cầu ẩn”. Thực tế cho thấy, cầu tăng vẫn kẹt đó thôi. Chẳng có chút nào “đột phá” lớn nào cả.

Chả lẽ chúng ta thất bại?

Chưa làm được, bế tắc hay thất bại đều đúng cả. Tôi chưa thấy giải pháp tổng thể nào có tính khả thi cao nào.

Nạn ngập lụt, kẹt xe dù được đưa vào chương trình cần phải đột phá giải quyết nhưng thực tế, nó đang trở nên ngày một trầm trọng hơn,. Tương lai là thành phố chỉ còn một điểm ngập và một điểm kẹt xe! Tức là ngập lụt và kẹt xe đã tràn ra toàn thành phố. Nhiều ý kiến, thảo luận, hội thảo lắm rồi. Nhưng bắt đầu như thế nào thì vẫn còn rất mù mờ.

Phải nói thật với nhau, nếu nhìn cả thành phố này, ai cũng có cảm giác phải xử lý nhiều thứ.

Nguồn lực của ta có hạn, thêm nữa là thói quen và sự kháng cự của số đông. Giống như một người ngày nào cũng đi làm, vào cơ quan, sẽ có phản xạ lên xe là chạy đến cơ quan. Có hôm định đi đến nơi này nơi kia nhưng chạy một hồi mới biết đang vào cơ quan. Nghĩa là định hình một thói quen, cứ việc đó mà làm. Thay đổi vô cùng khó.

Tương tự như vậy, thực tế của chúng ta là nguồn lực thì có hạn nhưng sự kháng cự thì rất tự nhiên, vô thức rất mạnh mẽ của số đông, rất là lớn. Đề thay đổi một lúc là điều không thể.

Nói vậy không lẽ chuyện này mình đành để trao lại cho các thế hệ sau này xử lý?

Đâu có được!

Theo Vietnamnet

Khổ như… kẹt xe ở TP.HCM

Tình trạng kẹt xe trên địa bàn TP.HCM đã đến mức đỉnh điểm trong khoảng 1 tháng gần đây. Ùn ứ, quá tải giao thông không chỉ ở các khu vực trung tâm mà đã lan khắp nơi.

Khổ như... kẹt xe ở TP.HCM - Hình 1

Kẹt xe tại ngã ba Hai Bà Trưng - Trần Quốc Toản Ảnh: Khả Hòa

Ngoài những tuyến đường kẹt xe kinh niên đã trở thành quen thuộc, những ngày gần đây, người dân TP.HCM phải đối mặt với nhiều điểm nóng kẹt xe mới.

Từ nơi làm việc về đến nhà chỉ 5 km nhưng nhiều lúc phải mất hơn 90 phút mới thoát khỏi đám kẹt xe để về đến nhà, nhất là những hôm trời mưa lớn, kẹt xe kết hợp ngập nước nên rất khổ sở, phải 2 tiếng đồng hồ mới về đến nhà

Ông Võ Hoàng Minh, làm việc trong sân bay Tân Sơn Nhất.

Mất 90 phút để đi 5 km

Đại lộ Phạm Văn Đồng, đoạn qua Q.Gò Vấp dù mới đưa vào sử dụng nhưng hiện thường xuyên xảy ra kẹt xe. Đặc biệt, đoạn từ đường Hồng Hà đến Phan Văn Trị trở thành nỗi ám ảnh của người dân địa phương, nhất là vào những giờ cao điểm buổi chiều tối.

Theo phản ánh của nhiều người dân, nguyên nhân kẹt xe do mặt đường dành cho xe 2 - 3 bánh được bố trí quá hẹp trong khi lượng xe lưu thông quá lớn. Trước bất cập này, Sở GTVT vừa phải điều chỉnh cho xe gắn máy chạy vào làn ô tô trong một số giờ nhất định nhưng vẫn không giải quyết được kẹt xe.

Đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, đoạn gần đường Phạm Văn Đồng gần nửa tháng nay cũng thường xuyên bị quá tải do lượng xe lưu thông gia tăng từ hướng Q.12, Q.Hóc Môn rẽ ra hướng Q.Thủ Đức. Thế nhưng, mặt đường Phan Văn Trị hẹp, lại bị người buôn bán lấn chiếm. Tương tự, quốc lộ 13 đoạn từ vòng xoay Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu (Q.Bình Thạnh) trước đây ít khi kẹt xe. Thế nhưng, hơn 10 ngày nay đoạn đường này thường xuyên xảy ra ùn ứ, nhất là vào buổi chiều đến tối.

Theo Sở GTVT, lưu lượng xe tăng cao nhưng mặt đường nhiều năm qua bị thắt cổ chai tại nút giao Đài liệt sĩ là nguyên nhân kẹt xe. Chưa kể, dịp lễ tết, lượng xe ra vào Bến xe Miền Đông tăng cao đã khiến đoạn đường ùn ứ cả tiếng đồng hồ. Tại Q.1, gần 1 tuần qua đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Bến Bạch Đằng đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh ngày nào cũng kẹt xe, gây khổ sở cho người đi đường. Nguyên nhân kẹt xe do mặt đường Tôn Đức Thắng vốn đã hẹp, lại bị ảnh hưởng do công trình thi công nhà ga Ba Son.

Không quản lý được Uber ?

Đặc biệt, tại khu vực nội thành TP.HCM, dễ dàng nhận thấy, ngoài số lượng taxi có phù hiệu, thời gian gần đây lượng ô tô 4 - 7 chỗ tăng đột biến. Có giả thuyết cho rằng, phần lớn trong số này là chạy hợp đồng điện tử như Uber, Grab...

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, về taxi thì TP đã khống chế số lượng. Các hãng taxi chủ yếu thay xe cũ bằng xe mới chứ không tăng đầu xe. Số lượng ô tô tăng cao, trong đó có nhiều người mua để tận dụng làm thêm với các loại hình như Grab, Uber... Theo một lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM, đối với xe Uber thì TP không quản lý được vì không đăng ký. Còn Grab, công ty này (cùng với Vinasun) có đăng ký và đã được phê duyệt tham gia đề án thí điểm kinh doanh vận tải hành khách theo dạng hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp yêu cầu không công bố vì cho rằng đây là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với Uber, hồi đầu tháng 3.2016, chia sẻ với báo chí, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber VN, cho biết hơn một năm qua số lượng tài xế đăng ký Uber tăng đột biến. Nếu gần cuối năm 2014 mới chỉ có 300 tài xế tham gia thì đến quý 2/2016 đã lên đến gần 15.000 người.

Tại đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn gần cầu Phú Xuân (Q.7 giáp ranh với H.Nhà Bè), gần đây liên tục ùn ứ xe cộ. Vào mỗi buổi chiều đến tối, xe cộ phải rồng rắn cả tiếng đồng hồ để nhích về hướng Q.7. Nhiều người dân ngụ trên đường Huỳnh Tấn Phát cho biết, đây là hiện tượng lạ vì từ trước đến giờ nơi đây chưa xảy ra kẹt xe. Thế nhưng, càng ngày dân cư càng đông. Nhiều khu dân cư, căn hộ mọc lên trên các tuyến đường xung quanh tại Q.7 và TT.Phú Xuân (H.Nhà Bè) đã kéo theo hàng nghìn cư dân về sinh sống khiến nhu cầu đi lại gia tăng đột biến, nhưng mặt đường thì không tăng.

Đường Cộng Hòa, từ giao lộ Trường Chinh - Cộng Hòa (P.15, Q.Tân Bình) hướng về vòng xoay Lăng Cha Cả, đã thông thoáng từ khi TP đưa vào sử dụng 2 cầu vượt thép Hoàng Hoa Thám và Lăng Cha Cả. Thế nhưng, một tháng trở lại đây, ngày nào cũng chật kín người và xe. Vào các giờ cao điểm sáng và chiều tối, xe cộ chỉ nhích từng chút, chậm hơn cả đi bộ. Buổi chiều tối mà gặp mưa vừa kết thúc là kẹt xe kéo dài 3 - 4 km, rất khủng khiếp.

Ông Võ Hoàng Minh, làm việc trong sân bay Tân Sơn Nhất, cho biết: "Từ nơi làm việc về đến nhà chỉ 5 km nhưng nhiều lúc phải mất hơn 90 phút mới thoát khỏi đám kẹt xe để về đến nhà, nhất là những hôm trời mưa lớn, kẹt xe kết hợp ngập nước nên rất khổ sở, phải 2 tiếng đồng hồ mới về đến nhà".

Để tránh kẹt xe đường Cộng Hòa, ông Phạm Văn, làm nghề thầu xây dựng, nhà ở xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh, cho biết, nửa tháng nay, dù làm công trình ở Q.9, nhưng ông không đi đường Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng Tám nữa.

Thay vào đó, ông chạy xe máy từ nhà ra ngã tư An Sương, theo quốc lộ 1, quẹo vô đường Quang Trung, sau đó ra đường Phạm Văn Đồng rồi đến ngã tư Thủ Đức. Mặc dù phải mất 2 tiếng đồng hồ di chuyển nhưng ông Văn vẫn phải chấp nhận, vì dù sao cũng khỏe hơn đi đường Cộng Hòa.

Đường xã cũng kẹt xe 2 tiếng

Có lẽ trường hợp kẹt xe gần đây khiến nhiều người bị ám ảnh nhất là đường Thới Hòa (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh). Mặc dù địa giới hành chính là thuộc xã, nhưng do đô thị hóa tự phát quá nóng, lượng người và xe di chuyển trên đường luôn dày đặc. Tuyến đường dài hơn 3 km nhưng không hề có lối thoát do không có hẻm thông ra đường khác, không có giao lộ. Đặc biệt là cảnh họp chợ ngay trên vỉa hè, lấn xuống lòng đường, xe cộ di chuyển lộn xộn, thậm chí đi ngược chiều nên khi kẹt xe là toàn bộ xe cộ đứng bánh, tới không được, lui cũng không xong.

Nhiều người dân ở khu vực này cho biết thường xuyên kẹt xe 2 tiếng đồng hồ, nhất là buổi chiều tối. Không may xảy ra hỏa hoạn chắc c.hết vì không có đường thoát. Hiện nay, UBND xã Vĩnh Lộc A đã cho dân phòng, dân quân chốt hai bên đường để hạn chế nạn họp chợ dưới đường gây kẹt xe.

Tại xa lộ Hà Nội đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến ngã tư Bình Thái, Q.Thủ Đức, trong buổi sáng 24.9 liên tục xảy ra ùn ứ. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, dù lượng xe qua lại trên xa lộ Hà Nội khá đông nhưng do thi công metro nên nhà thầu cấm xe từ xa lộ Hà Nội rẽ vào đường Võ Văn Ngân, cấm xe lưu thông trên đường Nguyễn Văn Bá. Nhiều tài xế không biết lộ trình thay thế nên cứ chạy lòng vòng càng khiến giao thông thêm rối.

Ngân sách TP chỉ đáp ứng 30% nhu cầu xây dựng cầu, đường

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM, cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, mỗi ngày bình quân TP.HCM có thêm 1.000 xe gắn máy đăng ký mới, 180 ô tô, thậm chí có ngày có 250 xe ô tô đăng ký mới. Với số lượng xe đăng ký mới tăng "nóng" hơn 1.200 xe/ngày, TP.HCM đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực, đặc biệt là ùn tắc và tai nạn giao thông.

Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM, TP là địa phương có số lượng phương tiện giao thông cao nhất nước với hơn 7,6 triệu xe các loại. Theo Sở GTVT TP, đến hết năm 2015, TP.HCM đã có 627.000 ô tô, tăng gấp 5 lần so với 15 năm trước. Nếu tốc độ trên vẫn duy trì, đến năm 2020 TP.HCM có trên 1 triệu ô tô. Ít nhất phải tăng diện tích mặt đường lên gấp đôi mới có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân TP. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông luôn thiếu. Ngân sách thành phố chỉ đáp ứng 30% nhu cầu xây dựng cầu, đường. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số người c.hết do tai nạn giao thông tại TP tăng trên 15%, cao hơn nhiều mục tiêu 5% trong năm 2016. Một trong những nguyên nhân là do áp lực từ mật độ phương tiện giao thông tăng cao, sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông (chiếm tới 80% nguyên nhân trong các vụ tai nạn).

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, kẹt xe tăng đột biến có nhiều nguyên nhân, ngoài việc do số lượng phương tiện tăng quá cao, còn do năm học mới, học sinh vào học đầu giờ sáng và cuối giờ chiều khiến giao thông trên đường gia tăng, chưa kể phụ huynh tụ tập đưa đón. Ngoài ra, còn do gần đến cuối năm, nhiều công trình thi công chiếm dụng mặt đường để thi công cống thoát nước, mở rộng vòng xoay, cầu vượt..., làm thu hẹp diện tích giao thông góp phần gây kẹt xe.

Ông Tường cho biết đã yêu cầu UBND các quận huyện phối hợp với PC67 Công an TP đưa lực lượng điều tiết giao thông đến các điểm nóng kẹt xe, nhất là giờ cao điểm. Về lâu dài, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án metro, BRT; hoàn thiện và nâng cao chất lượng xe buýt để thu hút người dân đi lại.

Giải quyết kiểu &'đổ dầu vào lửa'

Trả lời Thanh Niên, tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, nhận định mức độ kẹt xe tại TP.HCM đang tăng dần, từ 1 - 2 giờ mỗi ngày nay lan ra cả ngày, từ vài điểm nay lan ra cả thành phố.

Khổ như... kẹt xe ở TP.HCM - Hình 2

Điểm thắt nút chai vào cầu vượt Hoàng Hoa Thám Ảnh: Độc Lập

Trong lúc đó, diện tích đường lại tăng nhỏ giọt. Đặc biệt, giao thông công cộng như xe buýt "không tới đâu". Theo thống kê mới nhất, Hà Nội và TP.HCM đều giảm số lượng hành khách đi xe buýt 5 - 10%, đây là yếu tố rất bất lợi. Kinh tế phát triển, buộc người dân phải mua sắm xe cá nhân để đi lại, làm ăn. Kẹt xe là hậu quả tất yếu. Điều cần làm là phải xem lại công tác quản lý đô thị, quản lý lòng lề đường. Các cơ quan nhà nước làm việc này chưa tốt. Vì vậy, bệnh càng ngày càng nặng và đã trở thành nan y.

Theo ông Phạm Sanh, nguyên nhân chính của nạn kẹt xe là vận tải công cộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Bên cạnh đó là do các cơ quan quản lý nhà nước sợ trách nhiệm. Đang có tình trạng hỗn loạn về giải pháp, loạn chuyên gia. Các giải pháp chống kẹt xe của TP thiếu thực tế mà chủ yếu mang tính đối phó. Làm vài cầu vượt, vòng xoay chỉ là giải pháp tình thế, gãi ngứa. Hết kẹt xe chỗ này thì sẽ chuyển sang kẹt xe chỗ khác.

Ông Phạm Sanh nhận định để giải quyết vấn đề kẹt xe cần có chuyên gia thực sự giỏi, đúng ngành. Việc tính toán phải dựa trên cơ sở khoa học, dự báo chính xác nhu cầu đi lại. "Đường Phạm Văn Đồng vừa làm to đùng như thế nhưng sao vẫn kẹt?", ông Sanh đặt câu hỏi và cũng là câu trả lời.

Dồn sức phát triển những khu ngoại vi KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng cách phát triển đô thị như TP.HCM hiện nay gây hậu quả kẹt xe là tất yếu. Cách giải quyết kẹt xe không nên theo kiểu "đổ dầu vào lửa". Theo KTS Nam Sơn, bất hợp lý là những khu vực đang nóng về kẹt xe, như đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, cơ quan chức năng của TP lại cấp phép cho xây hàng loạt khu nhà ở cao tầng. Vì vậy, dù có làm cầu vượt, vòng xoay, tốn hàng nghìn tỉ đồng vẫn không hết kẹt xe do đô thị dồn nén, cư dân tăng lên.

Cách giải quyết kẹt xe, KTS Nam Sơn đề xuất chính quyền TP.HCM nên dồn sức, khuyến khích, ưu đãi phát triển những khu vực ngoại vi như Thủ Thiêm, dọc xa lộ Hà Nội, Củ Chi... Khi hạ tầng, giao thông những khu vực ngoại vi tốt lên, giá đất sẽ tăng; thì ngược lại, những khu đang bị kẹt xe sẽ giảm giá trị. Lúc đó, người dân sẽ lựa chọn mua nhà, mua đất, sinh sống ở những khu mới, kẹt xe sẽ được giải quyết.

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?
17:15:46 28/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi
09:38:15 28/06/2024
Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu
09:20:16 28/06/2024
2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp
18:12:10 28/06/2024
Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy
17:23:03 28/06/2024
Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa
15:01:03 29/06/2024
Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13
20:14:27 29/06/2024

Tin đang nóng

Full clip Midu bước vào lễ đường: Thiếu gia Minh Đạt nhìn vợ nghẹn ngào, lời phát biểu của cô dâu cực xúc động
23:44:33 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt khóc nức nở thề nguyện với Midu: Anh hứa nhường em, cho em làm "nóc nhà"!
22:45:00 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Bị "giật" chú rể Minh Đạt ngay giữa đám cưới, Midu có thái độ thế nào?
22:35:02 29/06/2024
Nữ diễn viên "bỏ tất cả" để đưa 3 con đi Úc đã về nước, chồng yêu chiều đ.ánh tan mọi tin đồn
22:47:38 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu
22:54:29 29/06/2024
S.T Sơn Thạch lần đầu lên tiếng tin đồn tình cảm với doanh nhân
22:51:11 29/06/2024
Một anh trai khuyên Binz "bớt đi làm trợ lý cho bé Châu Bùi", nam rapper trả lời câu chấn động
22:31:10 29/06/2024

Tin mới nhất

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

10:04:57 29/06/2024
Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện

07:16:23 29/06/2024
Vụ việc đã khiến 127 công nhân phải đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hải Phòng để điều trị. Ngoài ra còn có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ hơn được theo dõi tại Công ty đóng tàu Sông Cấm.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'

22:38:00 27/06/2024
Ngày 27-6, ông Nguyễn Quang Lộc- Chủ tịch UBND xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, công an đang tiếp tục xác minh làm rõ về việc Chỉ huy trưởng Quân sự xã Kim Liên bị tố cầm cốc tấn công vào một người dân tại quán nhậu.

Có thể bạn quan tâm

Có hay không chuyện trung tâm dải Ngân Hà ẩn chứa nguồn năng lượng 'kì lạ' khiến các ngôi sao ở đây trở nên 'bất tử'?

Lạ vui

07:08:40 30/06/2024
Liệu những ngôi sao gần trung tâm dải Ngân Hà có thể tồn tại mãi mãi nhờ nguồn năng lượng từ vật chất tối? Một giả thuyết mới đã được các nhà thiên văn học đưa ra, dựa trên quan sát về những nguồn sáng kỳ lạ.

Lừa huy động vốn để đáo hạn ngân hàng rồi bỏ trốn

Pháp luật

07:03:58 30/06/2024
Ngày 29/6, Cơ quan CSĐT (Văn phòng Cơ quan CSĐT) Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Việt Hưng

Gà luộc hay nướng mãi cũng chán, làm theo cách này thịt mềm ngọt, đậm đà

Ẩm thực

07:02:05 30/06/2024
Gà làm theo công thức này vẫn giữ được phần da giòn, thịt mềm ngọt, ngon khó cưỡng. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

T.iền vệ tuyển Pháp bất ngờ rời trại huấn luyện tại Đức

Sao thể thao

06:59:21 30/06/2024
Ít ngày trước trận đối đầu giữa Pháp và Bỉ, Kingsley Coman đã tới Thụy Điển để chứng kiến sự ra đời của đứa con thứ tư.

Rosé ám ảnh, Jennie "mỏ hỗn", riêng Jisoo gặp 7 kiếp nạn vì MV mới của Lisa!

Nhạc quốc tế

06:54:10 30/06/2024
Dù hiện tại phía công ty của Jennie đã hủy theo dõi nhưng nhiều người vẫn thích thú vì pha hóng hớt suốt nhiều tiếng đồng hồ của tài khoản ODDATELIER đúng thời điểm MV được phát hành.

Kỳ Duyên cùng MC Khánh Vy áp dụng bài tập giúp tay thon gọn, giảm đau nhức tay

Làm đẹp

06:41:31 30/06/2024
Mới đây, trong hậu trường của một sự kiện, MC Khánh Vy than thở về việc đau mỏi cánh tay. Đúng lúc đó, Kỳ Duyên xuất hiện như một vị cứu tinh. Cô nàng hào hứng trổ tài fitness của mình, hướng dẫn Khánh Vy bốn động tác đơn giản.

Độc đáo những thiết kế thời trang lấy cảm hứng từ vải thiều

Thời trang

06:41:11 30/06/2024
Vải thiều là một trong những đặc sản của tỉnh Bắc Giang. Nhắc đến vải thiều, người ta nhớ ngay vị ngọt đặc trưng, làm xao xuyến nhiều du khách.

Đỗ Mỹ Linh gây chú ý với loạt phụ kiện hơn 1 tỷ đồng

Phong cách sao

06:40:41 30/06/2024
Đỗ Mỹ Linh xuất hiện với đầm lệch vai thanh lịch nhưng điểm nhấn là vòng tay Bulgari kim cương hơn 900 triệu đồng, đôi khuyên tai Louis Vuitton gần 300 triệu đồng.

Gặp sự cố "bung cúc áo", thần tượng của giới game thủ khiến fan c.hảy m.áu mũi, tự thú nhận một điều

Netizen

06:39:27 30/06/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Iori Moe - người từ lâu đã là idol lâu năm trong cộng đồng game thủ. Cô nàng hoạt động chính như một cosplayer và thường xuyên tham gia các sự kiện về game/anime trong trang phục cosplay cự...

Những tựa game "ẩn núp", cho phép người chơi trở thành sniper chất lượng nhất từ trước tới nay

Mọt game

06:39:19 30/06/2024
Các tựa game chiến đấu như Call of Duty, Battlefield luôn mang tới cho các game thủ những cảm giác kịch tính, sôi động với những bản đồ, chiến trường nhiều người chơi cùng những trận chiến hoành tráng.

Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!

Tv show

06:29:27 30/06/2024
Sau nhiều ngày chờ đợi, tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức được lên sóng và thu hút sự theo dõi của khán giả.