Cha đẻ ATM Gạo muốn tạo hệ sinh thái IoT bình dân
Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” ATM Gạo và CEO PHGLock, đã có những đầu tư bài bản cùng chiến lược kinh doanh bền vững nhằm đưa PHGLock trở thành thương hiệu khóa thông minh dẫn đầu thị trường Việt Nam.
Hoàng Tuấn Anh muốn tạo hệ sinh thái IoT giá bình dân tại Việt Nam
Trước khi về Việt Nam, ông Tuấn Anh cũng đã có cho mình một công ty trị giá triệu đô ở Úc chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử và đang hoạt động tốt. Khi về Việt Nam, ông Tuấn Anh thành lập Công ty Vũ Trụ Xanh chuyên kinh doanh mặt hàng khóa thông minh và lựa chọn thương hiệu PHGLock nổi tiếng từ Úc để trở thành nhà phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam.
Khóa thông minh được xem là một lĩnh vực mới đối với thị trường Việt Nam, vốn khá quen thuộc với khóa cơ nhưng với tốc độ đô thị hóa phát triển, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản, du lịch… khóa thông minh trở thành lựa chọn có nhiều lợi ích. Theo ông Tuấn Anh, với những tiến triển trong thời gian qua, cả ở mảng thị trường bán lẻ và đại lý, PHGLock hiện là thương hiệu hàng đầu thị trường khóa thông minh tại Việt Nam. Công ty đã thu hút và trở thành nhà thầu lắp đặt hệ thống khóa thông minh cho nhiều dự án trên khắp cả nước, thậm chí có cả những dự án lên đến 700 căn hộ chung cư.
Bên cạnh các căn hộ chung cư và nhà riêng, nhiều hệ thống khách sạn cũng đổi sang sử dụng khóa thông minh giúp người quản lý có thể kiểm soát nhật ký ra vào, tránh thất thoát doanh thu so với khóa cơ.
Kỳ vọng bình dân hóa khóa thông minh
Video đang HOT
Trong cuộc trao đổi với Thanh Niên, vị CEO triệu phú đô la Úc khi mới 25 tuổi này đã có một số chia sẻ liên quan đến khóa thông minh, tiềm năng cũng như mục tiêu mà PHGLock hướng đến thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu dân thời gian tới.
Ông Tuấn Anh cho biết, việc triển khai đẩy mạnh khóa thông minh PHGLock tại Việt Nam đã được công ty lên kế hoạch từ cuối năm 2019 nhưng vì dịch Covid-19 nên chỉ bắt đầu thực hiện trong năm 2020. Hiện tại công ty nhận được nhiều gói thầu lớn trong việc triển khai khóa thông minh PHGLock, một thành công lớn trong bối cảnh đây là một hệ thống khá mới mẻ, khi trên thế giới hiện tại mới chỉ có 4 hoặc 5 công ty có thể kết nối hệ thống intercom với điện thoại cho hệ thống chung cư.
Hệ thống PHGLock sử dụng cách đấu nối giống như các hệ thống intercom cũ, sử dụng cáp quang, cáp đồng, dây mạng… nên quá trình đi dây và thiết lập đơn giản. Đối với các hệ thống intercom, các dữ liệu như thông tin vân tay của người dùng được PHGLock lưu trữ về máy chủ của công ty hoặc tại phòng kỹ thuật chung cư của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, riêng đối với khách lẻ, khóa thông minh của công ty chỉ đơn thuần sử dụng vân tay và mã số độc lập trên nền khóa mà khách hàng có thể tạo, xóa… chúng độc lập với nhau.
Một mẫu khóa cửa thông minh mang thương hiệu PHGLock
Ông Tuấn Anh chia sẻ, với kinh nghiệm 10 năm sản xuất khóa thông minh, PHGLock hiện tại đã chiếm hơn 20% thị phần tại Việt Nam. Điều này một phần nhờ khả năng thiết kế phù hợp với môi trường tại Việt Nam (như cách sử dụng gỗ, bản lề, thời tiết các vùng miền…) để đảm bảo độ bền và đáp ứng nhu cầu sản phẩm giá tốt của người tiêu dùng Việt.
“Tâm niệm của tôi khi làm kinh doanh là mang đến những giá trị hữu dụng cho khách hàng. Đó là lý do chúng tôi luôn cung cấp những giải pháp phù hợp với khóa thông minh, và sắp tới là nhà thông minh trong biên độ giá cả hợp lý. Địa phương hóa sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là mục tiêu của PHGLock”, ông Tuấn Anh cho biết.
Sẽ tạo thêm hệ sinh thái IoT mang thương hiệu PHGLock
Nói về hướng đi dành cho thị trường Internet vạn vật (IoT) tại Việt Nam trong tương lai, ông Tuấn Anh cho biết công ty muốn hướng đến những thứ thực tế giúp giải quyết các bài toán xã hội, như các dự án ATM Gạo hay ATM Khẩu trang mới đây. Ông nói: “Khi cách ly xã hội xảy ra, nhiều người mất việc, điều họ cần là các lương thực cơ bản…, tôi muốn kết nối những người có lương thực cơ bản đó với những người khó khăn. Khi hết cách ly xã hội và đến giai đoạn phòng chống dịch, chấp nhận sống chung với dịch trong 1-2 năm tới, ATM Khẩu trang sẽ giúp kết nối những mạnh thường quân đến những người cần khẩu trang cũng như thúc đẩy mọi người quan tâm đeo khẩu trang”.
Còn đối với khóa thông minh, ông cho rằng nó sẽ giúp cắt giảm mọi thứ khi giúp mọi người mang mọi thứ bên mình gọn nhẹ hơn. Trong các công trình như tòa nhà thông minh, khóa thông minh sẽ giúp các chủ đầu tư giảm lượng bảo vệ hay nhân viên vận hành các chung cư… Về cơ bản, mục tiêu của PHGLock chính là tung ra các sản phẩm mà khi đưa ra có thể giúp ích được khách hàng, như là cầu nối giúp các chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận những khách hàng mua nhà bất kể khu vực địa lý.
Ông Tuấn Anh cũng là “cha đẻ” của sáng kiến ATM Gạo được nhiều người ủng hộ
Nói về chương trình ATM, ông Tuấn Anh cho biết công ty ông trích ra khoảng 2% tài sản để đầu tư vào chương trình ATM. Trong khi ATM Gạo đã gây chú ý trong giai đoạn cách ly xã hội thì ATM Khẩu trang lại trở nên thiết thực hơn khi Việt Nam bước vào giai đoạn sống chung với dịch. Việc đặt ATM Khẩu trang tại các địa điểm như bệnh viện, trường học… và sắp tới là các sân bay sẽ giúp việc phòng chống dịch bệnh trở nên tốt hơn.
“Khi rơi vào hoạn nạn, sự cùng quẫn bế tắc, chỉ cần một bàn tay chìa ra đúng lúc cũng có thể ngăn người ta đến với những ý nghĩ tồi tệ, cho họ thấy ánh sáng dù chỉ là một chút để đứng dậy mà bước tiếp”, ông Tuấn Anh chia sẻ về chương trình ATM của mình.
Oppo tròn 16 năm, hướng đến hệ sinh thái IoT
Oppo vừa đưa ra thông báo tròn mốc 16 năm có mặt trên thị trường, đánh dấu sự phát triển từ nhà sản xuất điện thoại đơn thuần thành thương hiệu thiết bị thông minh với đa dạng công nghệ.
Oppo chính thức tròn 16 năm tuổi
Theo Oppo, trong hành trình phát triển, hãng đã và đang mang đến loạt đột phá với những thành tựu đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng như 5G, AI, nhiếp ảnh smartphone và sạc nhanh VOOC.
Vào tháng 8.2020, Oppo phát hành công nghệ zoom lai thế hệ tiếp theo của mình, nâng tiêu chuẩn chất lượng hình ảnh lên tầm cao mới. Ngoài ra, thế hệ sạc nhanh VOOC mới, đại diện là sạc nhanh công suất 125W, cũng đã ra mắt, củng cố vị thế của Oppo với tư cách là thương hiệu dẫn đầu công nghệ sạc nhanh.
Oppo cũng đã triển khai thành công mạng 5G Độc lập (SA) đầu tiên ở Anh và cung cấp các dịch vụ mạng 5G SA đầu tiên của châu Âu. Hiện tại, Oppo làm việc với hơn 50 nhà mạng toàn cầu, tiếp tục đẩy nhanh quá trình thương mại hóa 5G trên toàn thế giới.
Đặt mục tiêu trở thành công ty công nghệ tích hợp, Oppo đẩy mạnh phát triển để đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng. Với việc thành lập Đơn vị kinh doanh thiết bị di động thông minh (Intelligent Mobile Devices Business Unit), các sản phẩm IoT bao gồm tai nghe, đồng hồ thông minh và 5G CPE đã được phát hành. Bên cạnh smartphone, Oppo đang nỗ lực tạo ra một hệ sinh thái thông minh mới.
Hướng đến người dùng, phiên bản mới nhất của ColorOS còn hỗ trợ những khiếm khuyết về thị giác, thính giác, thể chất bằng cách tối ưu hóa các chức năng mới như TalkBack (chế độ dành cho người khiếm thị giúp thao tác cảm ứng dễ dàng hơn), flash on-call (flash báo hiệu khi có cuộc gọi) và Accessibility Menu (menu trợ năng). Hiện tại, số người dùng đang hoạt động hằng tháng (MAU - Monthly Active Users) của ColorOS đạt hơn 370 triệu trên toàn cầu.
Huawei sẽ đầu tư một tỷ USD cho HarmonyOS Huawei cho biết sẽ đầu tư một tỷ USD để xây dựng hệ sinh thái ứng dụng cho HarmonyOS, cũng như giảm chi phí cho nhà phát triển. Tại buổi họp báo giới thiệu HarmonyOS 2.0 hôm 10/9, Zhang Ping'an, Chủ tịch mảng Dịch vụ đám mây của Huawei, cho biết kế hoạch chi một tỷ USD chủ yếu hỗ trợ các nhà...