CH Séc sẽ cử đại sứ trở lại Nga
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Séc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ngoại giao với Nga và cho biết đại sứ mới sẽ bắt đầu nhiệm vụ vào đầu năm 2025.
Tổng thống Séc Petr Pavel phát biểu tại một hội nghị ở Praha ngày 30/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 16/10, Bộ ngoại giao Séc đã bất ngờ thông báo rằng nước này sẽ cử đại sứ trở lại Nga trong những tháng tới.
Mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây do vụ bê bối gián điệp và cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Đại sứ gần đây nhất của Séc tại Nga Vítězslav Pivoňka đã bị triệu hồi vào tháng 5 năm nay.
“Các quốc gia chủ chốt là đồng minh chiến lược của Séc – như Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Mỹ – đều có đại sứ tại Nga. Tôi chúc đại sứ mới có nhiều thành công trong nhiệm vụ đầy thách thức này nhằm thúc đẩy lợi ích của Séc”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Séc Jan Lipavský cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Daniel Kotoval, nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và là cựu Thứ trưởng Quốc phòng Séc, đã được Nga chấp thuận và sẽ bắt đầu nhiệm vụ của mình vào đầu năm 2025.
Mối quan hệ giữa Moskva và Praha bắt đầu tồi tệ vào năm 2021 khi các cơ quan tình báo Séc cáo buộc rằng Nga đứng sau một loạt vụ nổ tại các kho đạn dược của Séc ở Vrbětice vào năm 2014. Hai nước đã cắt giảm số lượng nhà ngoại giao tại đại sứ quán của họ.
Gần đây, Praha đã tranh luận về việc có nên duy trì đại sứ tại Moskva do cuộc xung đột Nga – Ukraine hay không, nhưng Tổng thống Séc Petr Pavel cho biết vào tháng 3 năm nay rằng việc có đại diện tại Nga ở cấp đại sứ vẫn rất quan trọng.
“CH Séc sẽ duy trì đại diện của mình tại Nga ở cấp đại sứ mọi thời điểm giống như [phần lớn] các quốc gia khác. Đại sứ trước đây [Pivoňka] đã được [triệu hồi] về Praha để tham vấn và sau đó chính phủ đã quyết định người kế nhiệm vì ông [đã] đảm nhiệm cương vị này từ năm 2018, dài hơn đáng kể so với nhiệm kỳ 4 năm theo tiêu chuẩn”, Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Séc nêu rõ.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thăm Đức và Pháp thúc đẩy hàn gắn quan hệ
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã đến thủ đô Berlin của Đức vào cuối ngày 27/8 và sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Olaf Scholz vào ngày hôm sau.
Đây là chuyến thăm song phương đầu tiên của ông Starmer kể từ khi nhậm chức hồi tháng trước.
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại thủ đô London. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Starmer đã cam kết xây dựng lại lòng tin với các đồng minh châu Âu vốn bị tổn hại do vấn đề Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu). Dự kiến, ông Starmer cùng với Thủ tướng Scholz sẽ thảo luận về mối quan hệ đối tác mới giữa Anh và Đức.
Sau chuyến thăm Đức, Thủ tướng Anh sẽ đến Pháp.
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, Công đảng của ông Starmer tuyên bố sẽ tìm kiếm một hiệp ước an ninh và quốc phòng với Đức nếu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, dự kiến hiệp ước song phương mới sẽ mất vài tháng để đàm phán và sẽ được hoàn tất vào đầu năm sau.
Được cho là trụ cột chính trong quá trình tái thiết quan hệ rộng rãi hơn giữa Vương quốc Anh và EU, hiệp ước này sẽ dựa trên thỏa thuận quốc phòng song phương hiện đang được đàm phán và dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết thêm hiệp ước mới nhằm thúc đẩy kinh doanh và thương mại, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đồng thời tăng cường hành động chung về vấn đề di cư bất hợp pháp giữa hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Starmer dự kiến cũng sẽ nhấn mạnh rằng việc tăng cường quan hệ với Đức và Pháp là "rất quan trọng".
Theo kế hoạch, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức, ông Starmer có thể sẽ tập trung vào vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine khi mà cả hai nước đều đang chịu áp lực về việc viện trợ cho Kiev.
Trước đó, ngày 6/7 vừa qua, Ngoại trưởng Anh David Lammy cũng đã chọn Đức là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông, chỉ 2 ngày sau chiến thắng của Công đảng, kêu gọi "thiết lập lại" quan hệ với các đồng minh châu Âu.
Chiến dịch thâm nhập vào ban lãnh đạo đảng Quốc xã Đầu những năm 1930, tình hình chính trị nội bộ ở Đức trở nên vô cùng phức tạp, trong nước, Đức Quốc xã chuẩn bị lên nắm quyền. Ngay từ năm 1929, cơ sở tình báo của Tổng cục Chính trị quốc gia liên bang (OGPU) đã nhận được thông tin về việc giới cầm quyền Đức rút khỏi Hiệp ước Rapallo. Moscow...