CH Séc sắp tiếp nhận 100.000 liều vaccine từ Pháp
Ngày 25/2, Thủ tướng Séc Andrej Babis cho biết nước này sẽ tiếp nhận 100.000 liều vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) sản xuất, từ Pháp trong bối cảnh CH Séc đang kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước đồng minh khi nước này đang chật vật đối phó với số ca nhiễm tăng trở lại trong những tuần gần đây.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Praha, CH Séc, ngày 6/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Séc đang nỗ lực siết chặt các biện pháp phong tỏa và đẩy nhanh công tác tiêm phòng để làm giảm số bệnh nhân nhập viện trong bối cảnh nhiều bệnh viện trên cả nước đang hoạt động gần hết công suất. Theo số liệu của Bộ Y tế Séc, nước này với 10,7 triệu dân, đến nay đã sử dụng 600.000 liều vaccine, trong đó có 226.780 người đã được tiêm cả hai mũi. Thủ tướng Babis cho biết đã kêu gọi các nước EU hỗ trợ vaccine cho nước này.
Trong tuần này, Séc đã tiếp nhận vài nghìn liều vaccine Moderna từ Israel, nước đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ người dân được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, Slovakia, nước láng giềng của CH Séc, đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm mới, cũng kêu gọi các đối tác EU cung cấp vaccine cho nước này.
Video đang HOT
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Bulgaria Kostadin Angelov cho biêt nước này sẽ tạm dừng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 do thiếu vaccine vì hãng dược AstraZeneca không thực hiện đúng cam kết cung cấp 142.437 liều vaccine vào cuối tháng 2.
Phát biểu với báo giới, ông Angelov cho biết vào ngày 1/3, nước này mới chỉ nhận được 52.800 liều vaccine chứ không phải 142.437 liều theo như cam kết của hãng AstraZeneca. Do vậy, Bulgaria sẽ tạm dừng tiêm chủng cho đến khi tiếp nhận đợt vaccine mới.
Cuối tháng 12/2020, Bulgaria đã bắt đầu tiêm phòng vaccine cho nhân viên y tế trên tuyến đầu, song với tiến độ rất chậm. Bộ Y tế Bulgaria đã bắt đầu tiêm chủng cho người cao tuổi và người có bệnh lý nền vào tuần trước sau khi Thủ tướng Boyko Borisov ra lệnh tiêm chủng cho người dân ở mọi lứa tuổi.
Theo số liệu của hãng AFP, cho đến nay, hơn 168.000 người dân Bulgaria, chiếm khoảng 2% dân số nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, so với mức trung bình 4,3% trong toàn châu Âu.
CH Séc cho phép mỗi lọ vaccine của Pfizer/BioNTech chia thành 6 liều
Bộ Y tế Séc thông báo nước này đã cho phép chia mỗi lọ vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hai hãng dược Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) thành 6 liều, qua đó giúp nhiều người có cơ hội được tiêm chủng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo đưa ra ngày 29/12, bộ trên cho biết khác với tiêu chuẩn đăng ký ở EU của vaccine này, Séc đã tạm thời cho phép chiết thêm liều thứ 6 từ mỗi lọ vaccine với điều kiện trọng lượng thông thường của mỗi liều được giám sát nghiêm ngặt. Ngoài ra, mỗi lọ cần chứa đủ lượng vaccine cần thiết để chiết thành 6 liều, đồng nghĩa lượng vaccine giữa các lọ chứa sẽ không thể được trộn chung với nhau.
Theo các quy tắc tiêu chuẩn hiện nay, mỗi lọ vaccine của Pfizer/BioNTech có thể được tiêm cho 5 người. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết với ống tiêm và kim tiêm phù hợp, mỗi lọ vaccine này có thể chiết thành 6 hoặc thậm chí 7 liều.
Thủ tướng Séc Andrej Babis đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho phép tiêm vaccine cho 6 người từ một lọ vaccine của Pfizer/BioNTech thay vì 5 người như hiện nay, trong bối cảnh các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng được khởi động sau lễ Giáng sinh.
Ngày 28/12 vừa qua, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết đang thảo luận với các cơ quan quản lý về việc chấp thuận chiết thêm liều thứ 6. Cơ quan này cũng đã yêu cầu Pfizer nộp tài liệu về vấn đề này. Nếu phương án này được EC và các cơ quan chức năng chấp thuận, EU sẽ có khoảng 360 triệu liều thay vì 300 triệu liều như dự kiến.
Theo đơn đặt hàng hiện nay của Séc, nước này cũng sẽ có thêm 1,6 triệu liều, đồng nghĩa sẽ có đủ vaccine cung ứng cho nhiều người hơn.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã lên tiếng kêu gọi người dân kiên nhẫn, đồng thời phản bác quan điểm rằng lượng vaccine mà Đức đặt mua ít hơn so với nhiều nước khác trên thế giới. Ông nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đều bắt đầu trong tình trạng khan hiếm".
Liên quan đến cuộc tranh luận về việc liệu những người đã được tiêm vaccine có nên được hưởng một số đặc quyền nhất định, ông Spahn cho rằng không có sự phân biệt nào giữa những người được tiêm chủng và không được tiêm chủng ở những khu vực công cộng như bệnh viện, tòa thị chính hay phương tiện giao thông công cộng, bởi hiện chưa rõ liệu những người được chủng ngừa vẫn có khả năng lây nhiễm hay không.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Đức Klaus Reinhardt kỳ vọng số người dân sẵn sàng cho việc chủng ngừa sẽ tăng lên trong những tháng tới. Theo ông, đối với những người đã được tiêm phòng, đại dịch sẽ không còn đáng sợ nữa và họ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, qua đó giúp lan tỏa theo hướng tích cực. Đối với khả năng miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ tiêm phòng ít nhất phải đạt từ 65 đến 70%.
Ông Reinhardt cũng kêu gọi chính phủ liên bang và các bang xem xét lại mục tiêu 50 ca nhiễm mới/100.000 dân/tuần khi quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn phần.
Số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt, CH Séc gia hạn tình trạng khẩn cấp Ngày 23/12, Chính phủ Séc đã gia hạn tình trạng khẩn cấp và thông báo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, trong đó có quy định đóng cửa các cửa hàng, do số ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt đầu tăng vọt trở lại. Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Motol, CH Séc....