CEO Tim Cook có thể bị “hất cẳng”
Mặc dù chưa có bằng chứng chính thức về hành động trên của Apple, một số người nắm giữ cổ phần và có quyền lợi lớn ở hãng công nghệ này cho rằng đây là việc Apple nên thực hiện.
Ông Tim Cook
Họ đưa ra ý kiến cá nhân là đã tới lúc Apple “lật đổ” Tim Cook. Dưới sự điều hành của Tim Cook, Apple đã mất gần một nửa giá trị thị trường kể từ tháng 10/2011. Ít nhất một trong các cổ đông tin rằng Apple đang tìm kiếm một người đáng tin cậy và có trình độ công nghệ tuyệt vời thay thế ông Cook và xoay chuyển tình thế, vì lo sợ Apple sẽ đi theo con đường lao dốc của HP.
Mối lo ngại đối với Apple lại gia tăng khi không có dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu sẽ nhanh chóng ngừng giảm. Từ mức cao kỷ lục 702 USD/ cổ phiếu vào tháng 9/2012, giá cổ phiếu của Apple đã rơi tự do, giảm mạnh xuống còn 390 USD/ cổ phiếu trong ngày 19/4/2013.
Video đang HOT
Điều ngạc nhiên là hầu hết các nhà phân tích của các công ty lớn ở phố Wall vẫn có quan điểm tích cực về Apple. Một trong những lý do chính là do đống tiền mặt khổng lồ của hãng công nghệ này, ước tính vào khoảng hơn 137 tỷ USD, và những gì Apple có thể làm với số tiền đó để phục lại lòng tin của những nhà đầu tư đang bị làm cho thất vọng. Hơn nữa, nhu cầu mua các sản phẩm của Apple vẫn cao, dẫn đầu bởi iPhone và iPad. Bên cạnh đó, vẫn còn một phỏng đoán là Apple sẽ sớm công bố loại hình sản phẩm mới.
Tuy được kỳ vọng sẽ phục hồi, Apple khó đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như trước đây. Nhà phân tích Scott Kessler của S&P IQ ước tính doanh thu năm 2013 của Apple sẽ tăng khoảng 14%, giảm so với mức tăng 45% năm 2012, trong đó phần lớn là doanh thu từ iPhone và iPad. Ông Kessler cũng dự đoán doanh số máy tính Mac cũng giảm, một phần do khách hàng chuyển sang mua tablet, bao gồm cả iPad. Vì vậy, tới năm 2014, nhà phân tích này dự đoán doanh thu Apple vẫn tăng khoảng 14%, bằng năm 2013.
Vì những lý do kể trên, trong báo cáo lợi nhuận sắp tới của Apple, trừ khi tổng giám đốc Tim Cook đưa ra những tiết lộ ấn tượng về loại sản phẩm mới hoặc công bố doanh thu lớn, giá cổ phiếu của Apple sẽ còn giảm hơn nữa. Sự tín nhiệm dành cho Tim Cook của các cổ đông, nhà đầu tư cũng đồng thời giảm sút. Điều đó có thể báo hiệu sự ra đi của ông Cook.
Theo genK
Apple: Một lời xin lỗi đổi chữ "bình an"
Cùng với lời xin lỗi hiếm hoi trong những năm tháng hoạt động của mình, Apple Inc. đã trở về với vị thế vốn có trong mắt của giới truyền thông Trung Quốc. Đây cũng là một bài học cảnh tỉnh dành cho các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài: Không nên xem nhẹ sức mạnh của báo chí bản địa.
Sau những bài báo chỉ trích suốt 2 tuần qua cùng với việc phải đối mặt với nguy cơ chịu phạt từ hai cơ quan hữu quan của chính phủ Trung Hoa, Apple đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Trung Quốcvào hôm thứ 2 vừa qua vì những sai phạm trong chính sách bảo hành của hãng và hứa sẽ thay đổi các điều khoản bảo hành đối với iPhone bán tại thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc được xem như thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của Apple và có mức tăng trưởng nhanh nhất với doanh thu tăng gần 40%, đạt 6,8 tỷ USD trong quý cuối cùng của năm 2012.
Không những vậy, sau nhiều ngày "đả gạch" Apple, báo chí Trung Quốc dường như đã dịu đi đôi chút khi đưa ra những lời phát biểu mang tính tích cực hơn. Điển hình như một bài báo đăng trên tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc nhận xét: "Lá thư xin lỗi [của Apple] đã xoa dịu tình hình, làm nhẹ bớt mối quan hệ căng thẳng của Apple với thị trường Trung Quốc... và cách làm của họ đáng khen hơn nhiều công ty khác của Hoa Kỳ."
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Foreign Ministry) ủng hộ "sự thành tâm" của Appletrong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo lời của phát ngôn viên Hong Lei vào ngày thứ 3 vừa qua, "Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của Apple."
Một cửa hàng Apple Store tại Bắc Kinh.
Chỉ mới tuần trước thôi, tờ Nhân dân nhật báo đã đăng tải bài xã luận về chính sách đổi trả của Apple với nội dung chủ yếu xoay quanh về "thói phách lối" của tập đoàn từng có giá trị vốn hóa lớn nhất hành tinh này. Cụ thể, Kent Kedl, chủ tịch của công ty tư vấn rủi ro Control Risks bình luận: "Đúng ra ông Timothy Cook phải đứng ra và trả lời với cương vị của một CEO về tầm quan trọng của Trung Quốc và điều này ảnh hưởng như thế nào đối với Apple cũng như đối với các tập đoàn đa quốc gia khác có thị phần ở Trung Quốc."
Các công ty "ngoại" với những kinh nghiệm trong việc đối phó với các vấn đề truyền thông trong nước thường cảm thấy khó tiếp cận Trung Quốc hơn khi các cơ quan ngôn luận của đât nước này thường đưa tin để thỏa mãn nhu cầu tin tức của người dân cũng như thị hiếu của họ. Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng các công ty nước ngoài cần nhớ rằng thương hiệu của họ càng lớn, khả năng trở thành mục tiêu của giới truyền thông càng cao, đặc biệt là đối với một đất nước như Trung Quốc.
Theo genK
10 sai lầm tệ nhất của CEO Tim Cook khi điều hành Apple Không ai là người hoàn hảo, Tim Cook cũng không ngoại lệ. Sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục soi vào những 'mặt tối' của hình ảnh Tim Cook với những sai lầm được đánh giá là tệ nhất với vai trò là một CEO. Chúng ta đã hoan nghênh Cook với cách ứng xử xin lỗi cho sự thất bại của ứng...