CEO thế giới kém lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu
66% các CEO tham gia khảo sát CEO thường niên toàn cầu của PwC năm nay cho rằng doanh nghiệp của họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn so với ba năm trước. Chỉ có 27% cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong 12 tháng tới, ít hơn 10 điểm phần trăm so với năm ngoái.
Chỉ 35% CEO toàn cầu tin tưởng vào tăng trưởng doanh thu của công ty mình trong 12 tháng tới, giảm 4% so với năm 2015.
Khảo sát CEO thường niên toàn cầu của PwC năm 2016 với chủ đề “Định nghĩa lại thành công” trong một thế giới thay đổi” vừa được công bố đã chỉ ra tương lai ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu trong 12 tháng tới dựa trên kết quả phỏng vấn với hơn 1.400 CEO trên thế giới. Nội dung nghiên cứu này vừa được công bố tại lễ khai mạc Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ.
Theo khảo sát của PwC, quá trình tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc, giá dầu thô giảm và các quan ngại về an toàn địa chính trị đã làm giảm sự tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
23% CEO toàn cầu tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng kém hơn.
Tính trên toàn thế giới, chỉ có hơn 1/4 (hay 27%) các CEO cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong 12 tháng tới, ít hơn 10% so với năm 2015. Trong khi đó, 23% tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng kém hơn (năm 2015 là 17%). Hơn nữa, mức độ lạc quan của các CEO tại Bắc Mỹ (16%) chỉ bằng một nửa của các khu vực lạc quan nhất (Tây Âu 33% và Trung Đông 34%). Gần 1/3 các CEO Trung Quốc (33%) cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2016.
Các CEO giảm tin tưởng vào tăng trưởng doanh thu
Tỷ lệ các CEO tin tưởng vào tăng trưởng doanh thu của công ty mình trong 12 tháng tới đã chỉ còn 35%, giảm 4% so với năm ngoái. Đi ngược lại với xu hướng này, các CEO tại Ấn Độ (64%), Tây Ban Nha (54%) và Romania (50%) là những lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan hơn cả. Bất ngờ lớn nhất là Đài Loan, nơi chỉ có 19% các CEO rất tin tưởng vào tăng trưởng doanh thu ngắn hạn, giảm tận 46 điểm phần trăm so với năm ngoái (65%). Tuy nhiên, Thụy Sĩ mới là nước kém lạc quan nhất khi mà chỉ có 16% CEO Thụy Sĩ (thay vì 24% năm 2015) rất tin tưởng vào tăng trưởng doanh thu ngắn hạn.
Về triển vọng đầu tư, Mỹ, Trung Quốc, Đức và Anh tiếp tục là những nền kinh tế được coi là quan trọng nhất đối với tăng trưởng trong 12 tháng tới. Mexico và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng lọt vào top 10, thay thế cho Indonesia và Australia.
Video đang HOT
Ông Dennis Nally, Chủ tịch Toàn cầu của PwC nhận định: “Rõ ràng là sự tin tưởng của các lãnh đạo doanh nghiệp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như tăng trưởng doanh thu công ty đã giảm sút. Bất kể quy mô doanh nghiệp, những thách thức mà họ đang gặp phải đang ngày càng phức tạp hơn và vượt qua mọi biên giới về địa chính trị, thể chế chính sách, an ninh mạng, trình độ phát triển xã hội, con người và uy tín doanh nghiệp. Giờ đây doanh nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt rủi ro mới – những mối đe dọa đến lợi ích quốc gia và lợi ích kinh tế”.
“Triển vọng của năm tới lại càng ảm đạm hơn khi mà Mỹ, Trung Quốc, Đức và Anh tiếp tục là những nền kinh tế tạo động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu. Việc các CEO tiếp tục coi đây là những &’điểm đến an toàn’ chứng tỏ rằng họ cũng không thể nói chắc được đâu là nơi sẽ đem đến tăng trưởng thực sự trong dài hạn”, ông Dennis Nally nói thêm.
CEO quan ngại về nhiều thách thức
Các quan ngại về địa chính trị đã gia tăng, khiến 2/3 các CEO (66%) cho rằng doanh nghiệp họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn so với ba năm trước.
Theo 79% các CEO, việc siết chặt về thể chế chính sách một cách quá mức là thách thức hàng đầu đối với triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đây là năm thứ 4 liên tiếp mức độ quan ngại về thể chế chính sách tăng. Ngoài ra, bất ổn địa chính trị đã vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các mối lo ngại lớn nhất – từ vị trí thứ 4 năm ngoái, sau khi 74% các CEO cho biết họ lo ngại về khía cạnh này.
Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng đã giảm từ vị trí thứ 4 xuống thứ 2, nhưng vẫn là quan ngại lớn đối với 72% các CEO. Biến động tỷ giá hối đoái là mối quan tâm lớn thứ 3 (73%).
An ninh mạng cũng khiến 61% CEO lo ngại vì đây là mối đe dọa đến cả lợi ích quốc gia và lợi ích kinh tế. An ninh mạng là quan ngại lớn hơn cả đối với các CEO tại Mỹ, Australia và Anh (hơn 74%) và trong ngành ngân hàng, công nghệ và bảo hiểm.
Bên cạnh mức độ tin tưởng của các CEO toàn cầu với tăng trưởng doanh thu và các thách thức, khảo sát CEO thường niên của PwC năm nay cũng đề cập đến một số vấn đề được các CEO quan tâm như kế hoạch tuyển dụng nhân sự, việc áp dụng công nghệ vào quản trị kinh doanh, mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp, niềm tin và mục đích trong kinh doanh của các CEO.
Gần nửa (48%) các CEO có kế hoạch tăng nhân sự trong 12 tháng tới, giảm nhẹ so với năm ngoái.
Mặc dù, năm 2016 các CEO cho biết họ sẽ không tập trung nhiều vào kế hoạch tăng nhân sự trong 12 tháng tới (48% CEO có kế hoạch tăng nhân sự) nhưng 90% CEO lại chú trọng hơn đến việc thay đổi cách sử dụng công nghệ để đánh giá kỳ vọng của khách hàng và các bên liên quan, để từ đó đáp ứng được những kỳ vọng này. Nhìn chung, họ cho rằng nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan sẽ quan trọng hơn nhu cầu của cổ đông trong các doanh nghiệp thành công.
Theo Bizlive
IMF: 2016 là "năm của những thách thức lớn"
Cuộc phục hồi tăng trưởng kéo dài 6 năm qua của nền kinh tế toàn cầu đang bị đuối, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/1 đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm nay - hãng tin Bloomberg cho biết.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Nhận định u ám của IMF về triển vọng kinh tế thế giới được đưa ra trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản sụt giảm mạnh và bất ổn chính trị đẩy Brazil chìm sâu vào suy thoái, giá dầu lao dốc làm các nhà sản xuất "vàng đen" điêu đứng, và đồng USD tăng giá "làm khó" cho kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo hàng quý Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 3,6% đưa ra hồi tháng 10/2015.
Nhận định mà IMF đưa ra có thể khiến giới đầu tư toàn cầu thêm phần bi quan.
Thị trường tài chính quốc tế đã có sự mở đầu tồi tệ cho năm 2016, với các chỉ số chứng khoán liên tiếp sụt giảm mạnh, giá dầu liên tục lập đáy, và chính sách tiền tệ dần thắt chặt của Mỹ khiến các dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao hơn trên khắp thế giới.
"Năm nay sẽ là một năm của những thách thức lớn. Các nhà hoạch định chính sách nên nghĩ tới sự vững vàng trong ngắn hạn và những cách mà họ có thể dùng để củng cố điều đó, bên cạnh việc nhìn về triển vọng tăng trưởng dài hạn", chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của IMF nhận định.
IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái, mức tăng yếu nhất kể từ cuộc suy thoái 2009. 2015 cũng là năm mà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp.
Theo IMF, kinh tế thế giới đang cùng lúc đối mặt với ba sự điều chỉnh lớn, gồm: các thị trường mới nổi giảm tốc, Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và sản xuất, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút dần khỏi chính sách lãi suất siêu thấp.
IMF cảnh báo, tăng trưởng toàn cầu có thể trệch hướng nếu những thách thức này không được quản lý tốt.
Theo dự báo của giới phân tích, chủ đề triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi khai mạc tại Davos, Thụy Sỹ vào ngày 20/1. Dự kiến sẽ có hơn 2.500 nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và học giả tham dự sự kiện này.
IMF nhận định các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay, giảm từ mức dự báo tăng 4,5% đưa ra hồi tháng 10, và so với mức tăng 4% mà nhóm này đạt được trong năm 2015.
"Chặng đường của chúng ta năm nay có thể sẽ gập ghềnh, đặc biệt là với các nước mới nổi và đang phát triển", ông Obstfeld nói.
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% trong năm nay, kinh tế Brazil giảm 3,5%, và kinh tế Nga giảm 1%.
Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo sự phục hồi "khiêm tốn và không đều" sẽ tiếp tục diễn ra. Định chế này hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2016 còn 2,6%, từ mức 2,8% đưa ra hồi tháng 10.
Theo IMF, kinh tế khu vực Eurzone sẽ tăng 1,7% trong năm 2016, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10. Kinh tế Nhật được IMF dự báo tăng 1%, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 2,2%.
Trước IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố ngày 6/1, WB cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,9%, từ mức dự báo tăng 3,3% đưa ra trong báo cáo hồi tháng 6.
WB cũng cho biết kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4% trong năm 2015, thấp hơn mức dự báo tăng 2,8% đưa ra trong báo cáo tháng 6, đồng thời giảm so với mức tăng 2,6% đạt được trong năm 2014.
Theo_NDH
Tương lai giá dầu 10 USD/thùng: Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? Rên đà lao dốc không phanh như hiện nay, tương lai về giá dầu chỉ còn 10 USD/thùng đã dần hiện lên rõ nét mà dự báo sẽ có những tác động rất lớn tới nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Tương lai giá dầu chỉ còn 10 USD/thùng Từ đầu 2016, giá dầu liên tiếp gây chấn...