CEO sàn tiền ảo Binance chế giễu quan điểm về bitcoin của Tesla, ngầm ám chỉ Elon Musk ‘đạo đức giả’
“Khi bạn sử dụng điện để chạy ô tô, nó thân thiện với môi trường. Khi bạn sử dụng điện để vận hành các mạng tài chính hiệu quả nhất trên thế giới, đó là một mối quan tâm về môi trường”, Changpeng Zhao viết trên Twitter.
Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành của nền tảng trao đổi tiền điện tử Binance, đã đưa lên Twitter các quan điểm cá nhân liên quan tới những lời chỉ trích gần đây về việc sử dụng năng lượng của tiền kỹ thuật số. Và một trong số đó dường như ám chỉ tới CEO Tesla Elon Musk.
“Khi bạn sử dụng điện để chạy ô tô, nó thân thiện với môi trường. Khi bạn sử dụng điện để vận hành các mạng lưới tài chính hiệu quả nhất trên thế giới, đó là một mối quan tâm về môi trường” , ông Zhao tweet.
Tuyên bố dường như ám chỉ thông báo gần đây từ Elon Musk rằng Tesla sẽ không còn chấp nhận thanh toán bằng bitcoin để mua ô tô điện của mình, điều được cho là đã gây ra một làn sóng bán tháo tiền điện tử. Dòng tweet của CZ có thể tạm hiểu rằng cùng là các hệ thống sử dụng điện nhưng không lý gì mà điện dùng cho xe năng lượng mới lại có quyền tự cho mình là “sạch” hơn điện dùng để vận hành mạng lưới tiền kỹ thuật số.
Chia sẻ của CEO sàn giao dịch Binance.
Video đang HOT
“Tesla đã đình chỉ việc mua xe bằng Bitcoin”, một tuyên bố từ tài khoản Twitter của Elon Musk cách đây không lâu. “Chúng tôi lo ngại về việc gia tăng nhanh chóng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác và giao dịch bitcoin, đặc biệt là than, loại nhiên liệu có lượng phát thải tồi tệ nhất so với bất kỳ loại nhiên liệu nào.
Tiền điện tử là một ý tưởng tốt ở nhiều cấp độ và chúng tôi tin rằng nó có một tương lai đầy hứa hẹn, nhưng điều này không thể đi kèm với một cái giá quá lớn đối với môi trường.
Tesla sẽ không bán bất kỳ đồng bitcoin nào và chúng tôi dự định sử dụng nó cho các giao dịch ngay khi việc khai thác chuyển đổi sang năng lượng bền vững hơn. Chúng tôi cũng đang xem xét các loại tiền điện tử khác sử dụng ít hơn 1% năng lượng so với giao dịch của Bitcoin.”
CZ và Elon Musk.
Trên thực tế, các quan điểm chỉ trích việc khai thác bitcoin giống như Elon Musks đã tồn tại từ lâu. Chúng dựa trên các phân tích như tuyên bố của Đại học Cambridge cho thấy mạng lưới khai thác bitcoin sử dụng hơn 121 terawatt giờ (TWh) mỗi năm, tương đương với 1 trong 30 quốc gia tiêu thụ điện nhiều nhất thế giới. Gần đây, người ta ước tính ngành công nghiệp này sử dụng nhiều năng lượng gần như toàn bộ đất nước Argentina.
Mỹ lên kế hoạch siết tiền mã hóa
Trước những lo ngại về việc thị trường trị giá 1.500 tỷ USD bị thả nổi, chính quyền Mỹ đang bàn luận nhiều biện pháp can thiệp.
Theo Financial Times , các cơ quan quản lý tài chính của Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc điều tiết thị trường tiền mã hóa, ngăn ngừa nguy cơ gây hại cho nhà đầu tư. Nỗ lực này trái với chính sách khuyến khích dùng tiền mã hóa dưới thời ông Donald Trump.
Trả lời phỏng vấn với Financial Times , Michael Hsu, người vừa được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ Mỹ (OOC), cho biết chính quyền nước này sẽ sớm lập ra hành lang pháp lý cho thị trường tiền mã hóa.
"Sẽ có hiệu quả thực chất khi các cơ quan ngồi lại với nhau. Tôi cần trao đổi với một số đồng nghiệp. Tôi rất hứng thú với điều này", ông Michael Hsu chia sẻ.
Mỹ chuẩn bị can thiệp sâu vào thị trường tiền mã hóa. Ảnh: Axios.
Thị trường tiền mã hóa đã có một chuyến tàu lượn siêu tốc trong năm nay. Vào tháng 2, giá Bitcoin tăng vọt sau khi nhà sáng lập Tesla - Elon Musk - tuyên bố đầu tư 1,5 tỷ USD và chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này. Đến giữa tháng 4, Bitcoin chạm mức kỷ lục hơn 60.000 USD/BTC.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, thị trường nhanh chóng đảo chiều khi các nhà quản lý Trung Quốc bắt đầu thắt chặt việc sử dụng tiền mã hóa. Đồng thời, CEO Tesla rút lại quyết định chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin với lý do "e ngại tác động đến môi trường".
Trong tháng 5, các cơ quan có chức năng quản lý tiền tệ của Mỹ gồm Văn phòng Kiểm soát tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang đã có cuộc họp đầu tiên bàn về biện pháp quản lý thị trường tiền mã hóa.
Theo Hsu, mục tiêu ban đầu là đưa ra một số ý tưởng để các cơ quan xem xét, cố gắng theo kịp sự phát triển của thị trường tiền mã hóa.
Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) cùng với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cũng thảo luận về phương thức bảo vệ các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa.
Trước Hạ viện, Chủ tịch SEC - Gary Gensler - cho rằng có khoảng trống trong hệ thống quản lý hiện tại của Mỹ, đòi hỏi phải hoàn thiện quy định pháp luật, chỉ định cơ quan giám sát các sàn giao dịch tiền mã hóa.
"Cần có các biện pháp bảo vệ sàn giao dịch tài sản tiền điện tử tương tự tại Sở giao dịch chứng khoán New York hoặc Nasdaq", Gensler cho biết.
Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ lại bày tỏ lo ngại về việc tiền mã hóa được dùng vào mục đích bất hợp pháp.
Lượng ví có 100 đến 1.000 Bitcoin tăng vọt Lượng "cá mập" nắm giữ 100 - 1.000 Bitcoin đã tăng mạnh sau thời điểm Tesla mua vào 1,5 tỷ USD tiền số này hồi tháng 2. Theo dữ liệu của Glassnode - công ty phân tích blockchain, chuyên cung cấp thông tin trực tuyến và dữ liệu cho các tổ chức đầu tư tiền điện tử - lượng người dùng sở hữu...