Cây thuốc quý có nhiều ở Việt Nam nhưng ít người sử dụng
Lá trầu không được coi là một loại thảo dược quý trong y học dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ngày nay lại ít người sử dụng.
Từ xa xưa, lá trầu không đã được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là một phần văn hóa truyền thống, lá trầu không còn được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng mà bạn có lẽ sẽ không ngờ tới của lá trầu không.
Giảm táo bón, cải thiện tiêu hóa
Lá trầu không được coi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào giúp cân bằng mức độ pH trong cơ thể và giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày và đặc biệt có lợi trong trường hợp táo bón. Để giảm bớt các vấn đề về dạ dày, hãy nghiền nát lá trầu và ngâm chúng qua đêm trong nước. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, lọc lấy nước và uống khi bụng đói.
Lá trầu không là một loại thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Lá trầu không còn cực hiệu quả trong chống đầy hơi, giúp bảo vệ và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Loại thảo dược này cũng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích tuần hoàn và kích thích ruột hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng.
Có lợi cho hệ hô hấp
Lá trầu không trong dân gian thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản và hen suyễn. Các hợp chất được tìm thấy trong loại lá này có khả năng giúp giảm tắc nghẽn và cải thiện hô hấp tương đối hiệu quả.
Video đang HOT
Bạn có thể đun sôi vài lá trầu cùng bạch đậu khấu, đinh hương và quế với nước. Khi hỗn hợp cô đặc lại còn bằng 1/2 lượng nước ban đầu thì để nguội, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi cũng như các vấn đề về hô hấp khác.
Giảm căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm
Nhai lá trầu không được chứng minh là có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Đồng thời các hợp chất phenolic có trong loại lá này sẽ giải phóng hợp chất hữu cơ catecholamine ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và nâng cao tâm trạng. Vì vậy, nhai lá trầu không cũng là cách đơn giản hỗ trợ quá trình đánh bại chứng trầm cảm.
Lá trầu giúp ỉam căng thẳng và ngăn ngừa trầm cảm. Ảnh: Getty Images
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng bột lá trầu không có khả năng làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến ở những bệnh nhân tiểu đường loại 2 mới được chẩn đoán. Loại thảo dược này cũng chứa một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại stress oxy hóa và giảm viêm do đường huyết không được kiểm soát và hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Giảm đau khớp
Một loạt các hợp chất chống viêm đã được tìm thấy trong lá trầu không, có tác dụng làm giảm đáng kể sự khó chịu và đau nhức ở khớp. Đây là triệu chứng nổi bật của nhiều bệnh suy nhược mãn tính như viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…Bạn có thể làm ấm một bó lá trầu không tươi và buộc chúng chặt quanh phần xương và khớp bị ảnh hưởng để làm giảm mức độ đau, viêm ở vùng đó và làm giảm các triệu chứng viêm khớp.
Duy trì sức khỏe răng miệng
Nhai một lượng nhỏ lá trầu không sau bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe răng miệng bởi loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, giảm hôi miệng, đau răng, đau nướu, vàng răng, mảng bám và sâu răng tương đối hiệu quả.
Uống nước xạ đen thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe?
Nước xạ đen ngày càng được nhiều người sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên chuyên gia cũng nêu ra nhiều điểm lưu ý khi sử dụng, bạn cần ghi nhớ.
Xạ đen tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, được biết đến với các tên khác như bạch vạn hoa, cây bách giải, cây dây gối.
Đây là loại cây dây leo có thân gỗ, bám vào các cây lớn để leo khi mọc hoang nhưng khi được trồng thì cành sẽ bám đan xen với nhau tạo thành từng búi để mọc.
Thân xạ đen tròn, dài 3 - 10m, khi còn non màu xám nhạt và không lông nhưng khi lớn lên sẽ chuyển sang màu nâu và có lông, rồi dần dần chuyển sang màu xanh.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, với những người bị mụn nhọt, lở loét thì có thể đun nước xạ đen uống, tốt cho sức khỏe, theo VTC News.
Người có sức khỏe bình thường có thể sử dụng xạ đen đun nước uống hàng ngày, việc này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu não. Bạn có thể uống theo nhu cầu hoặc 100g/ngày.
Bên cạnh đó, khi uống nước xạ đen cần lưu ý không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tác dụng của xạ đen.
Cây xạ đen (Ảnh minh họa)
Lá xạ đen không chứa độc nhưng bạn nên dùng liều lượng vừa phải khoảng 50g lá khô hoặc 100g thân cây để sắc uống. Nhiều người gặp vấn đề các bệnh tiêu hóa hay men gan tăng có thể dùng 100gram xạ đen nấu với 1,8 lít nước đun sôi khoảng 20-30 phút rồi uống như nước trà.
Lưu ý, xạ đen là cây thuốc nên một số trường hợp cần thận trọng khi dùng như phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây xạ đen vì có khả năng hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp huyết áp thấp vẫn sử dụng xạ đen, bạn nên cho thêm 3 - 5 lát gừng mỏng khi uống.
Xạ đen cũng chống chỉ định với những người mắc suy thận, chức năng thận kém. Cây thuốc tốt nhưng có thể khiến chức năng thận kém đi vì phải lọc thêm tạp chất. Đặc biệt, không uống xạ đen sau khi uống bia rượu.
Báo Sức Khỏe& Đời Sống gợi ý một số bài thuốc từ cây xạ đen:
- Bài 1: Xạ đen 100g, xạ vàng 100g, cây B1 (một trong những vị thuốc bổ quý của rừng Tây Bắc, có tác dụng giống vitamin B1) 30g, cây máu gà (kê huyết đằng). Đun với 1,5 lít nước uống trong ngày. Tác dụng: Hỗ trợ giải độc gan, mát gan, hỗ trợ tiêu hóa
- Bài 2: Lá xạ đen 50g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 10g, cây hoàn ngọc 50g, cây xương khỉ 30g. Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi đun với 1lít nước lọc đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống. Uống sau khi ăn 30 phút, nên uống khi thuốc còn ấm nóng. Tác dụng: Hỗ trợ gan, bệnh về phổi.
Nguyên nhân và các loại viêm khớp tự phát ở thiếu niên Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên là nhóm bệnh rất hay gặp trong đó viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất. Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi. Nguyên nhân gây...