Cây này ở Việt Nam không chăm cũng lớn, nước Mỹ chấm “10 điểm”, là rau tốt nhất thế giới giá 25.000đ/kg
Loại rau này rất quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời của nó.
Nhắc tới những loại rau ngon của người Việt thì chắc chắn không thể bỏ qua cải xoong. Loại rau này có thể xào, luộc hoặc nhúng lẩu đều rất ngon. Không chỉ là một loại rau thông thường, cải xoong còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho cơ thể.
Dẫn lời BS Hoàng Xuân Đại chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, cải xoong có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu, long đờm hiệu quả.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đại học Ulster của Anh cũng nhận định, trong cải xoong có chứa phenylethyl isothio cyanate (PEITC) – hợp chất giúp ngăn chặn quá trình tổn thương DNA trong bạch cầu, từ đó giúp kháng lại tác nhân gây ung thư.
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đưa ra công bố, cải xoong là loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới. Họ cũng xếp loại rau này đạt 110/100 điểm.
Trong Đông y, cải xoong rất tốt cho những người bị đau xương khớp, tim mạch hoặc tiểu đường, thiếu máu…
Cải xoong vừa ngon, tốt cho sức khỏe mà giá bán cũng rất rẻ. Trung bình, 1kg cải xoong có giá khoảng 25.000đ, tùy vào mỗi vùng miền, địa phương mà sẽ có sự chênh lệch về giá.
Thông thường, người ta thường làm cải xoong xào tỏi, nhúng lẩu hoặc xào thịt bò, tôm… Bài viết hôm nay, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn cách làm cải xoong xào tỏi siêu dễ mà vị ngon không kém nhà hàng.
Nguyên liệu
- Cải xoong: 1 mớ.
- Tỏi: 1 – 2 củ (tùy sở thích có thể tăng giảm lượng tỏi).
- Dầu ăn.
- Dầu hào.
- Mì chính.
Video đang HOT
- Hạt nêm.
Hướng dẫn mua cải xoong ngon
Để có được những mớ cải xoong ngon bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Nên mua những mớ cải có màu xanh, cọng có kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ, lá xanh tươi, không bị úa hoặc sâu.
- Bấm nhẹ ngón tay vào thân cải xoong để kiểm tra độ non – già. Nếu thấy cọng mềm thì nên mua.
- Nếu thấy cọng rau cải xoong quá to và nhiều rễ, khi bấm tay vào thấy cứng thì đây là loại rau đã quá già, xào hoặc nấu lên ăn bị dai, không ngon, bạn tránh mua.
Cách làm cải xoong xào tỏi
1. Cải xoong bạn cắt bỏ phần gốc già, nhặt bỏ phần lá vàng úa rồi rửa nhiều lần với nước. Nên ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết đất bẩn, trứng côn trùng còn sót lại sau đó vớt ra, rửa lại 1 lần nữa cho rau sạch hoàn toàn.
2. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
3. Đun nóng dầu ăn rồi phi tỏi thật thơm. Tiếp đến, bạn cho rau cải xoong đã rửa sạch vào đảo đều để rau ngót đi. Nêm 1 chút mì chính, hạt nêm, đảo liên tục cho rau ngấm gia vị.
4. Cuối cùng, nêm 1 thìa dầu hào, bát con nước lọc và xào rau tới khi chín thì nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.
5. Gắp rau cải xoong xào tỏi ra bát và thưởng thức. Cải xoong xào kiểu này có màu xanh đẹp mắt, cọng rau giòn ngọt quyện với mùi thơm của tỏi, đậm đà của các loại gia vị, ai ăn cũng thích.
Lá này canxi gấp 2 lần sữa được ví là "thứ rau vua", có sẵn ở Việt Nam, 10.000đ/mớ xào nấu đều ngon
Loại rau này vừa rẻ vừa ngon lại giàu dinh dưỡng. Nó được ví như "thứ rau vua", lượng canxi cao ngất ngưởng.
Mồng tơi là một trong những loại rau quê được nhiều người yêu thích. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy và mụn nhọt.
Nghiên cứu cho thấy, trong rau mồng tơi cũng giàu các vitamin A, C, PP, B1 cùng pectin, saponin, đạm. Đặc biệt, rau này còn có lượng canxi cao ngất ngưởng, gấp 2 lần sữa, 7 lần gan lợn.
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau mồng tơi rất cao nên các chuyên gia khuyên mọi người ăn thường xuyên.
Cây mồng tơi thuộc dạng thân leo, mọng nước, lá xanh và dày nên có thể sử dụng cả thân, lá. Rất nhiều món ngon làm từ rau mồng tơi như xào tỏi, nấu canh cua.
Các món từ "thứ rau vua" này ăn rất ngon, tốt cho sức khỏe, quan trọng hơn là lành tính, thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một món ăn ngon, dễ nấu từ rau mồng tơi là canh rau mồng tơi thịt nạc, trứng muối. Sự kết hợp của các loại nguyên liệu này sẽ tạo nên món ngon bổ dưỡng và giải nhiệt hiệu quả.
Nguyên liệu
- Rau mồng tơi: 1 bó.
- Thịt nạc: 100g.
- Trứng vịt muối: 1 quả.
- Dầu ăn.
- Muối, mì chính.
Cách nấu canh rau mồng tơi, thịt nạc, trứng muối
1. Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ. Rau mồng tơi cắt bỏ phần gốc già, giữ lại lá non. Rửa rau thật sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Gừng tươi cạo vỏ, thái thành từng lát lớn.
2. Đun nóng dầu ăn, cho thịt nạc vào xào tới khi miếng thịt chuyển sang màu trắng thì cho thêm 1 bát nước ấm, đậy nắp vung rồi đun sôi.
3. Nước canh sôi, bạn cho gừng thái lát, trứng vịt muối vào. Vặn lửa vừa, đun tới khi lòng đỏ trứng muối chín.
Bạn có thể dùng thìa tách lòng đỏ trứng muối ra để trứng nhanh chín và nước canh cũng ngon hơn.
4. Cuối cùng, thêm rau mồng tơi vào nồi nấu chung. Vì rau này rất dễ chín nên bạn chỉ cần nấu chừng 3 - 5 phút là được. Không nên đun quá lâu dễ khiến rau bị nhũn không ngọt thơm.
5. Gần tắt bếp, bạn nêm vào đây 1 chút muối và mì chính cho vừa khẩu vị. Lưu ý, vì trứng muối đã khá đậm đà do vậy bạn không nên cho quá nhiều gia vị. Ngoài ra, món canh này ăn nhạt một chút sẽ thanh ngọt, thơm ngon hơn.
6. Múc canh ra bát rồi thưởng thức. Rau mồng tơi nấu kiểu này hương vị như được nâng lên một tầm cao mới.
Nước canh ngọt thơm, đậm đà, trứng muối bùi béo, rau mồng tơi thanh mát, tất cả hòa quyện tạo nên món ngon giàu dinh dưỡng.
Lưu ý khi nấu canh rau mồng tơi
1. Bạn có thể thay thế thịt nạc bằng xương sườn, xương ống hoặc sử dụng cua để nấu canh.
2. Vì rau mồng tơi có tính hàn nên nếu bụng dạ yếu, người tỳ vị hư hàn cần hạn chế ăn. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp rau mồng tơi với các loại gia vị có tính ấm như gừng để trung hòa.
3. Tránh nấu rau mồng tơi chín quá kỹ vì rau này rất dễ bị nhũn, mùi nồng và không ngon.
Cây dại cắm đất là lên tua tủa, xưa mọc vạ vật bờ sông nay thành đặc sản 60.000đ/kg, dân lùng mua ăn Loại rau này xưa không ai ăn nay thành đặc sản được đưa vào thực đơn của nhà hàng sang trọng, bán 60.000đ/kg. Rau móp là loại cây mọc dại có sức sống mãnh liệt, chỉ cần cắm cây con xuống là cây tự mọc lên tua tủa không cần chăm bón. Tùy vào mỗi vùng miền mà cây rau móp lại có...