Cay đắng tài xế rủ nhau nghiện
Tại Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội Hòa Bình, khá nhiều học viên đang cai nghiện nơi đây vốn là những tài xế. Những câu chuyện ghi được từ các tài xế ở đây cho thấy, nghề ôm vô lăng với những đặc thù riêng quả là nhiều cạm bẫy, dễ đẩy các tài xế thiếu bản lĩnh tìm đến với “ nàng tiên nâu”.
Tò mò là… nghiện
Anh T.Q.H (SN 1970, quê ở TP Hòa Bình) sinh ra trong một gia đình khá giả, nên được cha mẹ rất cưng chiều. Rong chơi mãi cũng chán, đến năm hai mươi tuổi, T.Q.H quyết định đi học lái xe để xin làm tài xế xe khách. Thấy con đang mải chơi quyết chí học nghề, cha mẹ T.Q.H mừng lắm, bỏ ra gần 2 cây vàng thời điểm ấy cho con tiền học lấy bằng lái. Có bằng lái, T.Q.H xin làm tài xế xe khách “dù” chạy tuyến Hòa Bình – Sơn La. Những chuyến xe “dù” thường chạy đêm, nên một người vốn quen ăn chơi như T.Q.H thường thấy rất mệt mỏi. Một đêm, kết thúc chuyến đi, phải ngủ lại Sơn La, thấy đồng nghiệp hút ma túy, T.Q.H tò mò xin hút thử. Hút xong, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ sau chuyến đi dài tan biến, T.Q.H thích lắm. Lại được đám bạn nghiện cổ vũ, rủ rê, sau vài lần được mời chào “hút thử”, T.Q.H có cảm giác thèm thuốc và ngày càng bập sâu vào ma túy.
Gia đình biết được, liền xin cho T.Q.H nghỉ việc rồi đưa đi cai nghiện. Rời trại cai nghiện, bố mẹ giục giã T.Q.H cưới vợ, rồi lại mua cho anh chiếc xe tải chở thuê gần nhà nhằm tránh cảnh đi xa dễ tái nghiện. Nhưng T.Q.H vẫn tái nghiện và đã nhận được “án tử HIV” cách đây 5 năm. T.Q.H tâm sự: “Nghề tài xế luôn sẵn tiền mặt trong tay, lại cơm hàng cháo chợ, thức khuya dậy sớm nên luôn thấy cô đơn, dễ sa ngã. Nếu sau chuyến xe lần ấy, tôi không tò mò xin hút thử, thì đời tôi đã không mất hết vì ma túy như thế này. Vợ tôi cũng đã bỏ đi. Tôi chỉ còn đứa con nhỏ ở cùng với bà nội. Chẳng biết rồi tương lai con tôi sẽ thế nào…”.
Các học viên đang lao động tại Trung tâm Chữa bệnh, lao động, giáo dục xã hội Hòa Bình
Thiếu cảnh giác cũng nghiện
Video đang HOT
Tiếc nuối, ân hận là cảm giác đeo bám anh Đ.C.H (SN 1969, trú tại TP Hòa Bình) từ nhiều năm nay, khi cuộc sống của anh bị “nàng tiên nâu” kiểm soát. Đ.C.H kể, anh bắt đầu nghề lái xe với chiếc xe tải nhỏ, sau nâng hạng bằng và xin làm lái xe khách. Những năm 1990, nghề tài xế thu nhập cao, Đ.C.H thấy đời thật viên mãn. Vậy mà trong một lần nghỉ sau khi vừa đưa khách đến bến, anh được cậu phụ xe đưa cho điếu thuốc, bảo hút cho tỉnh ngủ. “Hút xong điếu thuốc, tôi thây tỉnh ngủ thât. Sau đó, cứ khi xe dừng bến là phụ xe lại đưa thuốc cho tôi hút, tôi nghĩ phụ xe nịnh lái xe cũng là thường tình nên không thắc mắc gì. Cho đến lúc, tôi nhận thấy cơn buồn ngủ cứ kéo đến nhiều hơn, phải chủ động xin thuốc phụ xe và nó mới cho tôi hay đó là thuốc có ma túy”.
Biết mình chớm nghiện, Đ.C.H đã quyết tâm xin cơ quan cho nghỉ đi cai nghiện. Lần cai nghiện thứ nhất thành công, Đ.C.H lại được xí nghiêp thông cảm cho quay về lái xe, nhưng chỉ được vài tháng, H. tái nghiện trở lại.
“Tôi đã từng là môt lái xe giỏi, được cơ quan tặng bằng khen. Ngày ây, thông tin vê tác hại của ma túy không phô biên như bây giờ, nên tôi cũng chủ quan… Mà cơ quan tôi cũng không tuyên truyên vê vân đê này bao giờ” – Đ.C.H cay đắng nói.
Ngoài T.Q.H, Đ.C.H, chúng tôi còn gặp vài học viên ở Trung tâm cũng là tài xế. Họ bị cuốn vào ma túy trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có tiếng nói chung là nghề tài xế có quá nhiều cám dỗ để dính nghiện. Là nghề bay nhảy, thu nhập cao, ít bị cơ quan chủ quản quản lý lại bị môi trường quá nhiều đồng nghiệp nghiện ngập rủ rê. Học viên T.N.L đã ngoài 50 tuổi, và đã có “thâm niên” ra vào các điêm cai nghiên gân chục lân cho biết, hơn 20 năm trước, ông là lái xe của Thuỷ điện sông Đà. Khi cơn lốc ma túy chạm tới thị trấn núi heo hút thì ông vôn là người có thu nhâp thuôc hàng khá thời điêm ây nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy. “Tôi cai mãi cũng chẳng thành công, bởi tôi chỉ có nghề duy nhất là tài xế, nên cứ ra trại kiếm việc làm được vài ngày lại nhìn thấy có người hút chích, cảm giác thèm thuốc lại xuất hiện và lại tái nghiên. Biêt ma túy là “thân chêt”, mà bâp vào rôi dứt ra không nôi… Giá cơ quan chủ quản quản lý chúng tôi chặt chẽ hơn, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đuổi việc các tài xế, phụ xe nghiện… thì chúng tôi cũng tránh được phần nào hiểm họa này…”.
Có khoảng 1/3 học viên tại trung tâm vốn là lái xe, như ở Trung tâm có khoảng 200 học viên thì có gần 60 người vốn là lái xe. Nghề lái xe với những chuyến đi dài, đêm hôm khuya sớm, thường xuyên xa nhà… nên dễ sa ngã vào nghiện ngập, trong khi đó đội ngũ tài xế, phụ xe nhiều người nghiện nên người nọ lôi kéo người kia…”. Ông Bùi Xuân Thái – Trưởng phòng Dạy nghề tổ chức lao động sản xuất, Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội Hòa Bình
Theo 24h
Sắm máy đo ma túy cho CSGT
Theo đánh giá, việc tổ chức kiểm tra ma túy đối với tài xế xe khách đường dài mà Công an tỉnh Đắk Lắk thực hiện là cần thiết và nên duy trì thường xuyên.
Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) - Bộ Công an cho biết cơ quan này đã có kế hoạch mua thiết bị kiểm tra ma túy cho lực lượng CSGT các địa phương.
Tài xế sử dụng ma túy, chủ xe cũng bị xử lý
Theo đánh giá, việc tổ chức kiểm tra ma túy đối với tài xế xe khách đường dài mà Công an tỉnh Đắk Lắk thực hiện là cần thiết và nên duy trì thường xuyên. Trong luật, nghiêm cấm tài xế sử dụng chất kích thích (rượu bia, ma túy...) nhưng hiện CSGT mới chủ yếu kiểm soát được việc tài xế vi phạm nồng độ cồn vì xác định vi phạm về sử dụng ma túy rất khó khăn, phải có sự phối hợp của ngành y tế để kiểm tra thông qua việc lấy mẫu nước tiểu hoặc máu. "Thiết bị C67 mua về sẽ kiểm tra nước tiểu của tài xế để có cơ sở kết luận nhanh chóng những trường hợp bị nghi ngờ sử dụng ma túy nhưng vẫn điều khiển xe trên đường" - vị đại diện C67 nói.
Một tài xế đang chích ma túy ngay trên xe khách. Ảnh do PV chụp vào ngày 9/2/2010. Ảnh: Thành Đồng
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (thay thế Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012) do Bộ GTVT xây dựng chưa quy định rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải có tài xế vi phạm là thiếu sót. "Giao xe nát cho tài xế vận hành, ép người lái phải điều khiển phương tiện quá 10 giờ mỗi ngày hoặc quá 4 giờ liên tục hay tài xế bị phát hiện sử dụng ma túy... thì doanh nghiệp cũng phải bị xử lý" - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, quy định hiện hành bắt buộc 6 tháng một lần, tài xế phải đi kiểm tra sức khỏe. Vì vậy, việc tài xế nghiện hút nhưng vẫn có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe thì rõ ràng Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm.
Sắp tới CSGT sẽ kiểm tra ma túy đối với tài xế xe khách. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, cho biết năm 2013, lực lượng chức năng sẽ tăng cường thực hiện các chuyên đề kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ trên Quốc lộ 1, đồng thời kiểm tra và xử lý dứt điểm việc lắp thiết bị giám sát hành trình trên xe khách. "Các thiết bị giám sát hành trình trên xe phải cung cấp được thông tin, hình ảnh về số lần mở cửa dọc đường, thời gian lái xe liên tục của một tài xế, lịch trình đi..."- ông Hiệp nói.
Nên kiểm tra định kỳ
Ông Lương Hoàng Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM, cho rằng việc kiểm tra ma túy phải được luật quy định vì nếu làm đại trà, tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến tài xế, gây hoang mang cho hành khách và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo ông Trung, nên đưa nội dung kiểm tra này vào việc khám sức khỏe định kỳ tại các doanh nghiệp vận tải nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của tài xế và chủ doanh nghiệp trong việc tuyển chọn đầu vào.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban ATGT TPHCM, việc thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra ma túy đối với tài xế là cần thiết. Do đó, trong kỳ họp giao ban về tình hình trật tự an toàn giao thông 3 tháng đầu năm, Ban ATGT TP sẽ đặt vấn đề này với các sở, ngành liên quan. "Để hạn chế tai nạn giao thông, không chỉ cần ý thức của tài xế mà chủ doanh nghiệp cũng phải thường xuyên theo dõi và kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp tài xế có sử dụng ma túy, nhất là tài xế chạy các tuyến đường dài" - ông Tường nhấn mạnh.
Khó khăn vì lực lượng mỏng
Theo ông Huỳnh Ngọc Thanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban ATGT tỉnh Bình Thuận, trước đây một số địa phương cũng từng đề xuất thành lập đội kiểm tra tài xế sử dụng ma túy. Sắp tới, Ban ATGT tỉnh Bình Thuận sẽ phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc sử dụng ma túy của tài xế. "Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là lực lượng CSGT khá mỏng, trong khi chiều dài Quốc lộ 1A qua Bình Thuận là 180,5 km" - ông Thanh nêu thực trạng.
Theo 24h
Cần "đại phẫu" ngành xe khách Sự an toàn của người dân còn bị đe dọa chừng nào chưa tiến hành một cuộc "đại phẫu", tái cấu trúc hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hành khách. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, cho biết tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2012 và...