“Cày cuốc” dưới nắng nóng gay gắt, shipper đạt doanh thu gấp đôi ngày thường
Nhiều tài xế giao hàng đạt doanh thu lên tới gần 1 triệu đồng/ngày vì tích cực nhận đơn giao hàng thậm chí là rơi vào tình trạng quá tải trong những ngày nắng nóng gay gắt tại Hà Nội.
Nhiệt độ tại Hà Nội trong những ngày gần đây bắt đầu tăng cao khiến nhu cầu mua hàng online của người dân tăng đột biến, điều này cũng giúp nhiều tài xế giao hàng đạt doanh thu “khủng” so với những ngày bình thường.
Theo chia sẻ từ nhiều tài xế thuộc các ứng dụng giao hàng, kể từ khi ngừng giãn cách xã hội, tất cả hàng quán ăn uống, người lao động, học sinh và sinh viên hoạt động trở lại kèm theo thời tiết năng nóng gay gắt khiến đơn hàng của các shipper cũng tăng chóng mặt.
“Tôi đã làm nghề shipper được hơn 1 năm nhưng thu nhập không cũng ở mức trung bình, những ngày gần đây do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên nhiều người hạn chế ra khỏi nhà cộng với tình hình thời tiết nắng nóng nên mỗi ngày tôi nhận được khoảng 25 – 30 đơn hàng, vào giờ cao điểm có thể lên tới 40 đơn”, anh Nguyễn Văn Bảo, tài xế giao hàng công nghệ cho biết.
Anh Bảo cũng chia sẻ thêm, dù thời gian này giao hàng dưới nắng nóng gay gắt rất vất vả nhưng đổi lại thu nhập cao hơn rất nhiều so với ngày thường nên anh cũng cố gắng.
“Ngày hôm qua tôi chỉ bật app nhận giao hàng từ 13h – 18h nhưng đã thu về được 500.000 – 600.000 đồng, đây là doanh thu gấp đôi so với trước kia”, anh Bảo nói.
Video đang HOT
Không chỉ có anh Bảo, anh Nguyễn Quốc Hưng cũng cho biết, hiện tại dân văn phòng đã đi làm tại công ty nên mặt hàng anh giao nhiều nhất trong thời tiết nắng nóng đó là trà sữa.
Anh Hưng tiết lộ: “Trung bình mỗi đơn trà sữa tôi nhận sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 ly, thêm vào đó là tiền thưởng từ phía ứng dụng giao hàng nên thu nhập cũng khá, bù lại những ngày dịch trước kia”.
Nhiều sinh viên cũng chạy không hết đơn khi tự đi ship hàng cho các shop quần áo dù không đăng ký giao hàng thông qua các ứng dụng công nghệ.
“Trung bình tiền ship mỗi đơn nội thành là 30.000 đồng, ngoại thành dao động 40.000 – 50.000 đồng. Theo đó, mỗi ngày tôi có thể kiếm khoảng 500.000 đồng. Ngày chăm chỉ có thể lên tới vài triệu đồng.Tính ra tổng thu nhập tháng cao điểm có thể gấp 2 – 3 lần so với các tháng khác”, Vũ Anh Minh, sinh viên năm 3 trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cho hay.
Đê tiêt kiêm thơi gian, cac shipper se xem trươc môt loat đơn hang trong ngay va lông ghep cac đơn cung tuyên đương, cung nhơ đo ma se tiêt kiêm đươc chi phi và công sức trong những ngày nắng nóng.
Ngoài ra, các shipper cũng than vãn, trong số các hàng hóa đi ship thì ship đồ ăn là khó khăn nhất do phải đảm bảo chất lượng của đồ ăn trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Nhưng ship các hàng hóa khác cũng đầy rủi ro, nhất là với những chủ hàng vãng lai, vì nhiều khi shipper ứng trước tiền cho chủ hàng rồi thu của khách sau, nhưng hàng hóa bên trong mang đi ship lại không đảm bảo, khách hàng không nhận mà cũng không tìm lại được chủ hàng để trả.
Một số chủ quán cơm nổi tiếng cho biết, ngày nắng nóng lượng khách đặt hàng gọi cơm mang đến tận nơi tăng khoảng 50% so với bình thường, vì thế nhiều cửa hàng phải từ chối khách do shipper đã kín lịch. Khách đông nên có người gọi từ 11 giờ sáng những phải gần 2 tiếng mới có cơm để ăn.
Chị Thu Trang, chủ một cửa hàng chuyên buôn bán cơm tại Đội Cấn, Hà Nội cho biết, những ngày gần đây số lượng shiper tới nhận hàng giao cho khách tăng chóng mặt, cửa hàng chị không làm kịp nên dẫn đến tình trạng tắc đường. Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid-19, cửa hàng này luôn có 1 người đứng nhắc nhở tài xế giãn cách và không chen lấn.
“Trời nắng nóng nên mọi người đua nhau đặt mua hàng online. Hầu hết khách gọi đồ vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều là thời điểm mà trời nóng nhất nên buộc phải tính tiền ship cao hơn. Trong những ngày này, giá ship dao động từ 25.000 – 50.000 đồng/đơn, tùy khoảng cách. Nhiều khi shipper không giao kịp tôi cũng phải nhờ người nhà đi giao hàng hộ để kịp cho khách”, chị Trang cho biết thêm.
Vào mùa nắng nóng, khi bật điều hoà nhớ làm việc này đầu tiên
Vào mùa nắng nóng, trước khi bật điều hoà mọi người cần phải làm việc này đầu tiên để đảm bảo sức khoẻ và tiết kiệm điện.
Điều hoà hiện là đồ điện lạnh được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Thế nhưng, phần lớn mọi người chỉ bật điều hoà vào mùa hè nắng nóng, các mùa còn lại hầu như không mấy khi sử dụng.
Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa nên được vệ sinh 2-3 tháng một lần. Song, rất nhiều người sau cả năm trời sử dụng cũng không hề mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian dài không sử dụng (mùa đông và mùa xuân), điều hoà bị tích những lớp bụi rất dày. Tuy nhiên, thấy thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh người dùng vẫn không hề hay biết, do đó khi trời nắng nóng cứ thể bật điều hoà để làm mát sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Bởi, khi bật điều hòa trở lại, theo vòng tuần hoàn, nấm mốc, vi khuẩn tích trong điều hoà lâu ngày sẽ được thổi ra theo luồng khí lạnh. Lúc đó, nếu hít vào cơ thể, người sử dụng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
Vệ sinh lưới lọc và toàn bộ điều hoà là cần thiết để tránh gây bệnh về đường hô hấp cho người dùng, lại tiết kiệm điện
Đáng chú ý, ở phần màng lọc máy lạnh - bộ phận quan trọng thường được ví như "lá phổi xanh" vì có tác dụng thanh lọc không khí, bắt giữ các vi khuẩn, bụi bẩn, trả lại cho căn phòng của bạn một bầu không gian trong lành, sạch khuẩn. Tuy vậy, màng lọc bị bám rất nhiều bụi bẩn sau thời gian ngừng hoạt động, khiến khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu đi rất nhiều.
Lúc này, màng lọc sẽ trở thành một ổ vi khuẩn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Không chỉ vậy, việc quá nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy điều hoà không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Kéo theo, hoá đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.
Thế nên, các chuyên gia điện máy khuyến cáo, sau một thời gian dài không sử dụng, trước khi mở điều hoà trở lại, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh điều hoà, đặc biệt là bộ phần lưới lọc ở dàn lạnh. Công việc này có thể gọi thợ hoặc tự làm.
Để vệ sinh lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời ra khỏi dàn lạnh rồi đem đi phun nước rửa sạch; sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại. Cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần vệ sinh định kỳ khoảng 15 ngày/lần.
Sau một thời gian dài không sử dụng, nếu cứ bật điều hòa trở lại mà không vệ sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
Tương tự, nếu có đủ đồ nghệ, người sử dụng cũng có thể tự vệ sinh toàn bộ máy điều hoà. Khi làm, cần ngắt nguồn điện để đảo bảo an toàn, tránh sự cố chập điện, hở điện,... Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu về độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
Vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh dàn lạnh. Theo đó, phải vệ sinh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các loại tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp lại đúng vị trí.
Với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.
Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi không,... Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công mà không tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm điện hơn.
Khi vệ sinh máy điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây.
Cách tính công suất điều hòa người dùng cần phải biết trước khi mua Cả nước đang bắt đầu bước vào thời gian cao điểm nắng nóng với nền nhiệt tăng cao. Đây cũng là thời điểm máy lạnh (điều hòa nhiệt độ) được tìm mua nhiều nhất trên thị trường điện máy. Tại sao phải lắp điều hòa đúng công suất? Tính công suất phù hợp với diện tích phòng để tiết kiệm chi phí phục...