Cây cổ thụ mọc giữa nhà bị bật gốc
Theo Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, tính đến hết ngày 18-9, toàn thành phố có tổng cộng 68 cây bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Trong đó có những cây cổ thụ khá lớn, đường kính trên 70cm.
2 cây cổ thụ mọc trong nhà dân bị gãy đổ (Ảnh chụp tại nhà C8 khu tập thể Kim Liên)
Ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó Tổng Giám đốc công ty – cho biết, việc giải quyết cây nghiêng đổ sau bão tại khuôn viên nhà riêng của người dân có nhiều vướng mắc. Đơn cử trường hợp tại khu tập thể C8 đường Lương Định Của, phường Kim Liên. Nơi đây có 1 cây xà cừ mọc ngay giữa khuôn viên của 2 số nhà 105-107, sau trận bão, cây đã bị bật gốc có nguy cơ đổ, gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ xung quanh. Cây xà cừ này trước đây được trồng bên cạnh chung cư C8, nhưng sau nhiều năm, các hộ dân tại tầng 1 đã cơi nới diện tích và vây bọc cây vào giữa.
Khi nhận được tin báo từ UBND phường Kim Liên đề nghị can thiệp, công ty đã cử cán bộ xuống khảo sát hiện trường. Theo quy định, kinh phí giải quyết các trường hợp này sẽ do người dân tự chi trả và phải được sự phê chuẩn của Sở Xây dựng Hà Nội chứ không được ngân sách hỗ trợ.
Trước mắt, Công ty Công viên cây xanh chỉ có thể cắt cành và hạ độ cao của tán cây nhằm triệt tiêu nguy hiểm đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện các trình tự để giải quyết theo quy định.
“Việc cơi nới nhà rồi vây bọc các cây xanh cổ thụ vào giữa làm xâm hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tại các khu tập thể cũ là khá phổ biến. Riêng tại khu C8 không chỉ có 1 mà hiện có tới 3 cây bị xâm hại. Đặc biệt là người dân có thói quen tận dụng gốc cây để làm nơi đổ rác hay thải nước sinh hoạt khiến cho rễ bị mục thối rất dễ dẫn tới gẫy đổ khi mưa to gió lớn. Chúng tôi đã khuyến cáo nhiều lần và đề nghị các địa phương xử lý tất cả các trường hợp xâm hại tương tự, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm” – ông Hưng cho biết.
Theo Nguyễn Long
Video đang HOT
An ninh thủ đô
Tâm bão Kalmaegi đổ bộ vào Móng Cái- Quảng Ninh
Với sức gió mạnh nhất lên đến 102km/h, bão Kalmaegi đã đổ bộ thẳng vào Móng Cái- Quảng Ninh.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Trung ương, lúc 22h, tâm bão nằm trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km một giờ), giật cấp 11-12.
Lúc bão đổ bộ, đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật cấp 12, Cô Tô có gió giật cấp 11; ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gió giật cấp 13; ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn có gió giật mạnh cấp 9 - 10, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương có gió giật cấp 6-8. Đông Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50 - 70 mm, có nơi cao hơn như Mẫu Sơn 112mm, đảo Cô Tô 161 mm.
Đêm 16, sáng 17/9, bão di chuyển nhanh theo hướng tây chếch bắc, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, rồi thành một vùng áp thấp. Đến 10h ngày 17/9, trung tâm vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc Bộ.
Người dân vất vả gia cố bảo vệ tài sản trong mưa (Ảnh: VNE)
Tại Quảng Ninh: Đến 23h, địa phận Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đã có điện trở lại. Theo ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn tỉnh mưa đã giảm nhưng gió lớn vẫn rít mạnh từng đợt như thời điểm trước đó.
Thống kê sơ bộ cho thấy, mưa bão đã khiến 10 ngôi nhà ở Cái Rồng bị tốc mái, 1.000 ha lúa ở bị đổ. Mưa lớn đang lan rộng ở các huyện Tiên Yên, Đầm Hà ...
Trên đường Hạ Long (TP.Hạ Long), rất nhiều cây xanh gãy đổ. Đặc biệt, trước cửa nhà hàng Cổ Ngư, một cây xanh đổ đè lên xe ôtô hiệu Audi. Sau khoảng nửa tiếng ngớt mưa, đến gần nửa đêm trời lại đang mưa to. TP Hạ Long vẫn chưa cấp điện trở lại.
Cây xanh đổ đè lên xe ô ô hiệu Audi (Ảnh: VNE)
Một hàng rào tôn bị gió giật sập (Ảnh: VNE)
Bão tại Cô Tô bắt đầu diễn biến nhanh và phức tạp. Hiện, các phương tiện tàu, thuyền, mảng, lồng bè vẫn an toàn. Các hộ dân đã chủ động chằng chống lại nhà cửa để đối phó.
Tại TP.Hải Phòng: Các chuyến bay đi - đến sân bay Cát Bi đều bị hoãn trong ngày hôm nay, cảng cũng ngừng hoạt động. Trung tâm thành phố mưa lớn, nhiều tuyến đường ngập lụt, điện bị cắt, mọi hoạt động kinh doanh buôn bán bị ngưng trệ. Trên các tuyến đường, người dân di chuyển phải dắt xe vì gió ngày càng mạnh lên.
Mặc dù công tác phòng chống bão đã được chuẩn bị kỹ từ trước, nhưng tại một số công trình xây dựng, nhà dân ở vùng ven TP Hải Phòng đã có tình trạng tốc mái, tuy nhiên chưa có ghi nhận thiệt hại về người...
Cảnh tượng tại Đồ Sơn...
... cây cối gãy đổ la liệt (Ảnh VNN)
Tại khu vực Đồ Sơngió cấp 9, 10 giật cấp 11, 12 biển động dữ dội. Ghi nhận tại bãi biển khu 1, Đồ Sơn sóng đã dâng cao từ 4 đến 5 mét.
Công tác phòng chống lụt bão, diễn biến bão số 3 vẫn đang được thông tin liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động ứng phó.
Bão đang tiến sâu vào các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên và suy yếu dần. Tại Bắc Giang ghi nhận gió mạnh cấp 7 (dưới cấp gió bão, chỉ tương đương như áp thấp nhiệt đới). Dự báo sáng mai áp thấp nhiệt đới ở trên vùng núi Bắc Bộ, sức gió giảm còn dưới 39 km/h (dưới cấp 6). Hoàn lưu sau bão vẫn gây mưa to cho khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc.
Theo ANTD
Triệu tấm lòng hướng về Làng Sen quê Bác Dù giàu nghèo, dù khác họ tộc nhưng ngày 21/7 âm lịch hàng năm, người dân xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đều cúng giỗ Bác Hồ. Đó là ngày cả lòng dân quê Bác tưởng nhớ người con vĩ đại của quê hương. Ngày 21/7 (âm lịch) 45 năm trước, Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng để về với thế...