Cầu trôi, 1 xã hơn 1.400 người bị cô lập
Chiều tối 2/11, ông Hồ Xuân Trăng, Bí thư huyện ủy A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết cầu A Sáp thuộc xã Đông Sơn đã bị cuốn trôi do mưa lũ lớn ở thượng nguồn, gây cô lập hoàn toàn xã Đông Sơn với hơn 1.400 người.
Tại cây cầu A Sáp này vào năm 2009 đã bị đứt 2 đầu cầu, huyện phải sắp rọ đá lát ván để bà con đi lại, nay do nước lớn quá đã cuốn đi hết cả cây cầu. Hiện toàn xã Đông Sơn không giao thông với bên ngoài được đang bị cô lập.
Theo Bí thư Hồ Xuân Trăng, do lường trước tình hình nên trước khi mưa lũ đợt này, lãnh đạo huyện đã về xã này cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con. Công tác chuẩn bị ở trong xã được thực hiện tốt nên nếu khoảng 4 ngày trở lại thì tình hình bà con vẫn sẽ ổn. Hiện nguồn điện tại đây vẫn không bị gián đoạn do rút kinh nghiệm làm các chân mố, cột điện… xa vùng nước.
Đầu đường dẫn đến cầu A Sáp
Đoạn giữa cầu A Sáp dẫn vào xã Đông Sơn bị trôi hoàn toàn, làm cả xã với hơn 1.400 người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc bị cô lập hoàn toàn
“Tuy nhiên, nếu quá 4 ngày nước lũ vẫn không rút thì huyện sẽ dự tính khắc phục đường quốc phòng từ xã Hương Phong qua xã Đông Sơn để tiếp tế lương thực cho bà con. Hiện ở xã này có 345 hộ với trên 1.400 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người Paco” – ông Trăng trao đổi.
Cùng với cầu A Sáp còn có 2 cầu khác bị trôi một phần và sạt lở nặng đó là cầu tràn Hồng Kim qua sông Tà Rình bị cuốn trôi một nửa và cầu Khe Chai – xã Đông Sơn bị sạt lở hai bên mố cầu. Do xã Hồng Kim có đường vòng nên bà con trong xã không bị cô lập.
Cầu tràn Hồng Kim qua sông Tà Rình bị cuốn trôi một nửa
Video đang HOT
Trong huyện này, 10 hộ dân tại thôn A Đớt và thôn Chi Lanh – A Ro thuộc xã A Đớt bị ngập đã được tiến hành di dời; 1 hộ dân ở xã A Roàng bị sập nhà do sạt lở đất; 1 người bị thương ở xã Hồng Thái do di chuyển đồ đạt. Riêng ở xã Hương Lâm bị ngập cục bộ tại thôn Ba Lạch và thôn A So 2, đã tiến hành di dời 3 hộ dân.
Ngập lụt các tuyến đường liên thôn
Ngập lụt các hộ dân ở xã A Đớt
Đường Hồ Chí Minh qua A Lưới bị sạt lở tại Km314 400 (khu vực đèo Pê Ke xã Hồng Thủy) với khối lượng đất đá chừng 3.000m3, ô tô các loại ùn ứ khoảng 15 chiếc. Một đoạn từ xã A Roàng đi đồn biên phòng Hương Nguyên bị sạt lở ở Km 378, hiện Hạt quản lý đường bộ A Lưới đang tiến hành thông tuyến.
Riêng tuyến Quốc lộ 49A qua A Lưới cũng bị sạt lở trên 10 điểm, trong đó có 3 điểm sạt lở nặng tại Km55, Km92 – hiện Hạt Quản lý đường bộ A Lưới đã thông tuyến.
Sạt lở nặng lấp đường QL49 đi Huế – A Lưới.
Xe đặc dụng tiến hành thông đường
Một phần đường của tuyến Quốc lộ 49A đã được thông trong chiều nay (2/11)
Thủy điện A Roàng bị sạt lở đất, ngập vào tầng 1 nhà máy phải dừng phát điện vào lúc 4h sáng ngày 2/11. Các chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã đến xử lý sạt lở, may mắn việc sạt lở không ảnh hưởng đến dân cư vùng hạ du. Hiện thủy điện này đang xả 3 trên 4 cửa tràn.
Thủy điện A Lưới xả nước qua nước bạn Lào, hiện đã xả được 3 đợt. Đợt 3 mới nhất vào sáng 2/11 có lưu lượng xả 800m3/s, dự kiến tăng dần đến 1.200m3/s. Nguồn điện toàn huyện miền núi A Lưới hiện đang ổn định.
Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường kết hợp với đới gió đông trên cao nên từ 1h ngày 30/10 đến 13h ngày 2/11 ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa đến mưa to và dông, lượng mưa phổ biển từ 400-600mm, một số nơi mưa rất to như trạm Thượng Nhật (sông Tả Trạch) 672mm, trạm Bạch Mã 936mm, trạm Tà Lương (A Lưới, thượng nguồn sông Bồ) 422mm, trạm A Lưới 403mm. Dự báo từ chiều 2/11 đến ngày 4/11 trên đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa to đến rất to, cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi. Trong đợt này hồ thủy điện Hương Điền đã chứa được 100 triệu m3, hồ thủy điện Tả Trạch và Bình Điền đã chứa được 170 triệu m3 góp phần cắt, giảm lũ cho vùng hạ du.
Đại Dương
Theo Dantri
4 anh em "cột chèo" cùng làm quan huyện
Tại huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), dư luận đang bàn tán việc từ Bí thư huyện đến Chủ tịch huyện, Phó Trưởng Công an huyện, Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch đều là anh em "cột chèo" một nhà.
Theo đó 4 người gồm: Ông Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; ông Hồ Xuân Trăng là Bí thư Huyện ủy; ông Nguyễn Nam Sinh là Phó trưởng Công an huyện; ông Hồ Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện miền núi A Lưới.
Bà Lê Thị Thêm, vợ Bí thư Huyện ủy Hồ Xuân Trăng có 3 người em gái lần lượt là vợ của Chủ tịch huyện, Phó Trưởng công an huyện, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện nói trên. Bản thân bà Thêm cũng đang là Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới.
Trả lời qua điện thoại câu hỏi của PV về việc cả nhà làm quan nói trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới xác nhận có sự việc 4 anh em "cột chèo" nhà ông đang nắm giữ các chức vụ tại huyện A Lưới. Tuy nhiên, theo ông Hùng, chỉ có ông và ông Trăng là liên quan đến thẩm quyền bổ nhiệm của thường vụ Tỉnh ủy, còn 2 chức danh của ông Sinh, ông Hà thuộc công an và tài chính, là thuộc ngành dọc, có sự đánh giá của cơ quan chức năng khác.
"Trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm từ ban chấp hành đến đến tập thể thường vụ cho đến cán bộ chủ chốt, tất cả đều thống nhất và có phiếu rất cao giới thiệu các chức danh Chủ tịch, Bí thư, kể cả khâu quy hoạch và khâu làm quy trình tín nhiệm.
Về lãnh đạo tỉnh thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất rất cao bởi vì anh em trên này có uy tín và rất được bà con, nhân dân tin yêu và tín nhiệm. Qua bầu cử hội đồng vừa rồi, anh em ứng cử ở địa bàn thị trấn A Lưới có số phiếu rất cao, đứng đầu. Cho nên đó là sự tín nhiệm của bà con nhân dân.
Dù làm đúng quy trình nhưng vì anh em "cột chèo" nên mọi người và dư luận khá nghi ngờ. Nhưng chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá qua nhiều mặt là thời gian qua kinh tế của huyệnA Lưới đã phát triển trên nhiều mặt, có sự phát triển vượt bậc" - ông Hùng nói.
Huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Chiều 6/10, trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho hay đang nắm qua vụ việc và sẽ tìm hiểu kỹ.
Về phía Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, vào tuần sau sẽ có kế hoạch đi kiểm tra việc này tại huyện A Lưới để kiểm tra, báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy.
Bà Đoàn Thị Thanh Huyền, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, cho hay, vì mới lên chức vụ mới nên bà chưa nắm kỹ sự việc, nhưng Ban Tổ chức sẽ xác minh để cung cấp đầy đủ đến báo chí.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1980) từ 2007-2010 là Bí thư Huyện đoàn A Lưới; năm 2010 đến 2015 là Phó Chủ tịch UBND huyện; từ tháng 10/2015 đến nay là Chủ tịch UBND huyện A Lưới.
Ông Hồ Xuân Trăng (SN 1971) trước khi giữ chức Bí thư Huyện ủy A Lưới đã từng kinh qua các chức vụ Phó Trưởng phòng Hạ tầng Kinh tế (2003-2008); Phó Chủ tịch UBND huyện (2008-20100); Chủ tịch UBND huyện (2010-2015).
Đại Dương
Theo Dantri
Thủ tướng: Nếu không giải quyết tốt, miền Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng Lưu ý với lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn EVN, PVN, Thủ tướng cho biết, với tốc độ tăng nhu cầu điện nhanh, đặc biệt là khu vực phía Nam, nếu không giải quyết tốt một số vấn đề sẽ dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng ngay trong năm 2018. Thủ tướng nhấn mạnh, cung ứng điện là một cân đối lớn...