Cầu sập, học sinh chui đường hầm tàu hỏa đến trường
Cầu gỗ Phú Kiểng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị nước lũ cuốn trôi khiến hàng chục học sinh xã Vĩnh Ngọc phải chui qua đường hầm tàu hỏa để đến lớp.
Theo UBND xã Vĩnh Ngọc, năm 2001, do nhu cầu bức thiết của người dân, lãnh đạo xã Vĩnh Ngọc đã vận động ông Nguyễn Xuân Thuận đứng ra làm cầu gỗ cho người dân đi lại và có thu phí. Cầu Phú Kiểng nối liền các thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 với 5 thôn khác của xã. Đây còn là lối đi tắt qua trung tâm TP Nha Trang của các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung. Tuy nhiên, cứ đến mùa mưa lũ, cây cầu gỗ này lại bị cuốn trôi, nếu không chủ nhân cũng tự tháo dỡ để giữ cầu.
Các em học sinh cho biết cầu sập, muốn đến trường phải đi vòng qua trung tâm TP Nha Trang mất gần 20km. Do quá xa nên các em chọn cách đi tắt là chui qua đường hầm tàu hỏa để đến lớp. “Nhiều khi đi qua đường hầm, chúng em rất sợ vì trong đó tối, nhưng buộc phải đi. Nếu không may gặp tàu, chúng em sẽ núp vào một bên hầm để tránh”, Quốc Huy (học sinh lớp 6/5, trường THCS Cao Thắng) nói.
Nhiều học sinh đi được xe đap, không chui qua đường hầm tàu nhưng cũng phải băng qua đường sắt để đến trường. Việc dắt xe qua đường sắt này không hề có người lớn hướng dẫn hay giúp đỡ.
Không ít em cho biết rất sợ khi đi qua đường sắt. Song nếu không đi, con đường đến trường sẽ rất xa và mệt.
Hơn 10 ngày sau khi cầu gỗ Phú Kiểng bị sập, con đường đến trường của các em xa hơn và nguy hiểm luôn rình rập. “Gần như năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lũ là cầu lại bị cuốn trôi. Các em ở ba thôn bên kia sông Cái chỉ còn cách duy nhất là băng qua đường ray xe lửa để đến trường. Nhà trường luôn nhắc nhở các em phải qua sát và rất cẩn thận mỗi khi đi đến đoạn có đường sắt”, một giáo viên trường THCS Cao Thắng chia sẻ.
“Từ khi cầu sập, em phải đi học sớm hơn 20 phút so với thường lệ vì đi vòng và khi đến đường sắt phải chờ các anh lớn hơn dắt xe qua giúp”, Nguyễn Văn Hậu (trường THCS Cao Thắng) tâm sự.
Video đang HOT
Sau khi nhận phản ánh từ học sinh và nhà trường, lãnh đạo UBND xã Vĩnh Ngọc đã làm việc với một doanh nghiệp, mở cổng để các em có thể đi tắt qua khuôn viên của khu du lịch, không phải qua đường hầm tàu hỏa. Tuy nhiên, học sinh của ba thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1 và Hòn Nghê 2 (xã Vĩnh Ngọc) vẫn phải băng qua đường sắt để đến lớp.
Trong khi đó, vài gia đình tổ chức thuê thuyền để chở các em qua sông ngay điểm cầu Phú Kiểng bị sập. “Con tôi cũng đi học nên tiện đưa các cháu luôn. Một ngày ba buổi, sáng, trưa, chiều đưa các cháu. Chi phí thì thống nhất các hộ góp tiền dầu, tôi bỏ công”, anh Khoa (thôn Xuân Ngọc) cho biết.
Thuyền đưa đón học sinh không có phương tiện bảo hộ an toàn đường thủy. Các phụ huynh cho hay việc đi thuyền tiểm ẩn nguy hiểm nhưng phải chấp nhận. “Ai cũng có công việc, nếu đưa con đi học bằng xe máy thì phải đi vòng, rất xa, trong khi giờ giấc của chúng tôi không cho phép. Nhiều hôm đưa con xuống thuyền xong, thấy trời chuyển mưa, về nhà chỉ cầu mong con sang bên kia bờ an toàn”, anh Hồ Văn Tùng (phụ huynh học sinh) nói.
Nhiều phụ huynh có sẵn ghe đã chủ động đưa, đón con mình đi học.
Mới 12h trưa, nhưng nhiều học sinh đã đến trường chờ buổi học chiều. Các em đi sớm vì chờ tàu mất thời gian, quãng đường đến trường cũng xa hơn. “Bình thường từ nhà qua trường chỉ mất hơn 10 phút, nhưng nay là 30 phút. Nhiều hôm trời nắng đến trường rất mệt, còn trời mưa sách vở bị ướt”, Quốc Huy kể.
Ông Lê Văn Mỹ – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang – tiết lộ việc quy hoạch xây cầu kiên cố đã có gần 10 năm, nhưng đến nay dự án vẫn còn nằm trên giấy. “Chúng tôi hy vọng tỉnh sớm cho xây dựng cầu để người dân, nhất là các em học sinh không gặp khó khăn khi đi học vào mùa mưa lũ”, ông nói.
Theo Zing
Lũ về "xé" cầu, hàng nghìn nhà dân bị ngập
Những ngày qua, mưa lớn tại tỉnh Bình Định đã khiến hơn 1.000 ngôi nhà ngập nước, nhiều nhà bị tốc mái và sập; mưa lớn làm 1.324 ha lúa mùa, 24ha hoa màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 43 con gia súc bị chết và cuốn trôi...
Chiều tối 2/11, văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định, cho biết, từ 19 h (ngày 1/11) đến 15h (ngày 2/11), khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất lớn. Mực nước lũ thượng lưu các sông dao động ở mức cao và có khả năng lên lại, mực nước lũ hạ lưu các sông tiếp tục lên mức báo động I - II, có nơi trên II. Dự báo đêm nay (2/11) khu vực Bình Định tiếp tục có mưa to.
Cầu Bù Nú (thôn Bình Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) bị đứt gãy do lũ về
Mưa lớn xảy ra trên địa bàn từ 30/10 đến ngày 2/11, đã gây thiệt hại ban đầu tại các huyện Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Mỹ và Hoài Nhơn (Bình Định).
Cụ thể, về nhà ở: 2 nhà sập, 18 nhà tốc mái, 1.211 nhà ngập nước, trong đó có 35 hộ dân ở thôn Tân Phú, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ) bị ngập nước phải di chuyển. Về giao thông: có 4 điểm ngập nước, 12km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 4.600m3, 18 cống tiêu và 4 cầu (ở huyện Hoài Ân). Đường Vĩnh Kim - Vĩnh Sơn và đường ven hồ Định Bình bị sạt lở gây chia cắt giao thông. Về thủy lợi: 5,5km kênh mương bị sạt lở, khối lượng 2.900m3 , 11 đập dâng bị sạt lở, khối lượng 1.150m3, 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi. Về nông nghiệp: 1.324 ha lúa mùa, 24 ha hoa màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 43 con gia súc bị chết, cuốn trôi. Thiệt hại khác: 20 tấn xi măng, 5 tấn thức ăn gia súc bị ướt, 4 trụ điện hạ thế bị ngã, 1.100 giếng nước bị ngập....
Tại huyện Hoài Nhơn, hiện vẫn còn còn 700ha lúa gieo khô, đang thời kỳ sắp thu hoạch nhưng bị ngập, ngã đổ hư hỏng và hơn 30ha hồ tôm nổi... phập phồng nỗi lo mưa lũ cuốn trôi. Theo thống kê ban đầu, huyện Hoài Nhơn có khoảng trên 200 trăm nhà dân bị ngập nước, 600ha lúa vụ mùa đang bắt đầu chắc xanh đến chín bị nhấn chìm trong nước, 15 căn nhà bị tốc mái do lốc xoáy.
1.211 ngôi nhà bị ngập
Tại huyện Hoài Ân, nhiều vùng bị ngập, các trục đường chính thuộc Tỉnh lộ ĐT 629, ĐT 630 và nhiều tuyến đường liên xã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Bên cạnh đó, thiệt hại về nhà cửa, kinh tế của người dân... ước tính thiệt hại lên đến trên 15 tỷ đồng.
Tại vùng rốn lũ thuộc xóm 2, thôn Tân Phú, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ), sáng 2/11, có 40 căn nhà của các hộ dân đã bị ngập sâu trong nước sau một đêm mưa lớn và nước từ vùng cao đổ về. Nhận được tin báo, hơn 40 cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC số 4 thuộc Cảnh sát PCCC Bình Định và công an huyện Phù Mỹ đã có mặt tại địa phương sơ tán người già và trẻ em đến nơi an toàn.Còn tại huyện Tuy Phước, mứa lớn cũng khiến một số vùng bị ngập lụt cục bộ tại một số khu vực. Tại tuyến đường đường giao thông dẫn vào các thôn Phổ Trạch (xã Phước Thuận) và thôn Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa) nước đã qua tràn.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận trên địa bàn tỉnh Bình Định chiều 2/11:
Nước sông Gò Bồi (huyện Tuy Phước) dâng mạnh bắt đầu từ trưa 2/11
Nước trên sông Lại Giang, huyện Hoài Nhơn đang dâng cao (ảnh Bảo Sương)
Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Định và Công an huyện Phù Mỹ sơ tán người già và trẻ em ở vùng bị ngập nước (ảnh Văn Tố)
Đường vào thông Phổ Trạch, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước bị ngập
Nước qua tràn đoạn vào thôn Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước)
Người dân neo ghe thuyền vào nơi an toàn
Một đàn bò suýt không có lối về
Doãn Công
Theo Dantri
Cầu 6 tỉ vừa thông xe... đã sập: Hé lộ những nguyên nhân Chiều tối 19.8, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo sơ bộ gởi Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân sập cầu Ô Rô, ấp Khai Long, xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển. Hiện trường sập cầu Ô Rô Theo báo cáo thì nhận định có rất nhiều nguyên...