Câu nói của con ở tuổi dậy thì khiến bất cứ người mẹ nào cũng tổn thương
Con đang bước vào tuổi dậy thì nhưng điều khiến tôi đau lòng nhất chính là khi nghe con nói: “Con ghét mẹ”.
Lời nói ấy như mũi dao cứa vào tim.
Tôi không thể chấp nhận đứa con mà mình hết mực yêu thương giờ đang ghét mình. Thậm chí có hôm con liên tục hét vào mặt tôi: “Con ghét mẹ, con ghét mẹ! Con ước gì mẹ biến mất. Mẹ là người tồi tệ nhất. Con muốn được ra khỏi ngôi nhà này! Con ghét mọi thứ ở đây”.
Những lời này khiến tôi suy sụp hoàn toàn. Cảm giác của tôi là sự pha trộn của tổn thương, tức giận và phẫn uất. Tôi khóc trong tuyệt vọng: “Con không đánh giá cao tất cả những gì mẹ đã làm cho con hay sao? Tại sao con dám nói với mẹ như vậy?”.
Tôi bị mất ngủ triền miên. Vì quá lo lắng cho tôi, chồng tôi thủ thỉ: “Anh nghĩ em nên chấp nhận thực tế. Hầu như đứa trẻ nào ở tuổi ẩm ương cũng vậy. Nổi loạn là một giai đoạn bình thường trong quá trình trưởng thành.
Con có thể không cảm thấy con không mắc nợ chúng ta bất cứ điều gì vì tất cả những công việc tuyệt vời mà chúng ta đã làm với tư cách là cha mẹ. Điều quan trọng là phải hiểu rằng những từ ngữ gây tổn thương mà con đang sử dụng hoàn toàn không phải nhắm vào em. Đó chỉ là cách con cảm nhận được rằng con cũng có tiếng nói và có quyền lực trong ngôi nhà này thôi.
Em cứ nghĩ mà xem, ngày xưa mình có như thế không? Ai mà không muốn thỉnh thoảng cảm thấy mình mạnh mẽ? Trẻ em thường nói ra những lời gây tổn thương như thế này khi chúng gặp vấn đề mà chúng không biết giải quyết như thế nào. Chúng tức giận, căng thẳng vì phải đối mặt với những điều tồi tệ xảy ra ở trường”.
Những gì anh nói đều đúng, nhưng tôi không thể giả vờ như mình không bị tổn thương bởi những câu nói của con. Thấy tôi không ngừng khóc, anh vỗ về: “Đừng hiểu sai ý anh. Anh chỉ muốn nói với em rằng con không nhận thức được điều này một cách có ý thức trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, việc khiến em khó chịu sẽ giúp con phải suy nghĩ lại”.
Video đang HOT
Tôi lắc đầu: “Em nghĩ con đang phủ nhận mọi thứ em đã làm cho con, cố gắng vì con. Em thật sự không biết chúng ta nên làm gì với con”. Anh tỏ ra bình thản: “Anh nói rồi mà, con đang ở tuổi dở, em đừng quá lo lắng. Đầu tiên, chúng ta hãy tránh những điều không nên, chẳng hạn như suy nghĩ tiêu cực.
Chúng ta phản ứng với những gì con nói bằng cách tức giận hoặc khó chịu, đó là chuyện bình thường, xét cho cùng, chúng ta cũng chỉ là con người. Phản ứng cảm xúc là một điều rất tự nhiên. Tuy nhiên chúng ta cần bình tĩnh, tránh nói những câu như “bố/ mẹ cũng ghét con hoặc “bố/ mẹ ước mình chưa bao giờ sinh ra con”.
Nói điều gì đó gây tổn thương để đáp lại sẽ gửi cho con thông điệp rằng chúng ta cũng không kiểm soát được cảm xúc và hành vi. Điều này khiến cho việc dạy dỗ con sau này không hiệu quả. Giai đoạn này, anh nghĩ chúng ta nên cho con thời gian để tự vượt qua được sóng ngầm tuổi dậy thì. Chúng ta cứ lặng lẽ ở bên con, yêu thương con, thế là đủ rồi”.
4 sai lầm của cha mẹ khiến con càng lớn càng cục tính, nóng nảy
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Những lời nói, hành vi của cha mẹ tác động trực tiếp đến tương lai con.
Mỗi người đều có mối quan hệ không tách rời với gia đình. Những người nói năng nhẹ nhàng, hành xử nho nhã đều được nuôi dạy trong môi trường chỉn chu với phương pháp giáo dục khoa học. Ngược lại, những người nóng nảy, hay cáu kỉnh thường thừa hưởng tính cách tiêu cực từ cha mẹ. Họ có thể rơi vào những tình cảnh sau trong thời thơ ấu.
1. Cha mẹ thường xuyên cáu gắt
Cha mẹ là bản chính, con cái là bản sao. Nếu cha mẹ thường xuyên cáu gắt, nổi giận trước mặt con thì không chỉ khiến trẻ xa lánh mà nguy hiểm hơn, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách trẻ sau này.
Đừng "giận cá chém thớt", đừng lôi trẻ vào tâm trạng xấu của cha mẹ. Xin các bậc phụ huynh đừng vì tức giận bởi gặp rắc rối rồi đổ cơn tức sang con. Nếu cha mẹ thường xuyên có hành vi xấu này sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn khó giải quyết. Và những cảm xúc tiêu cực sẽ theo con đến suốt cuộc đời. Trẻ vô tình sẽ trở thành người hay sợ hãi, tâm trạng bất an và thường xuyên cáu giận vô cớ.
Cha mẹ cáu gắt sẽ khiến con học theo tính cách xấu này. (Ảnh minh họa)
2. Cha mẹ quá nghiêm khắc với con
Yêu cầu nghiêm túc, khắt khe đối với con cái là tốt. Nhưng nghiêm khắc không có nghĩa là nhất nhất bắt con phải theo ý mình. Bởi như vậy nghĩa là cha mẹ đang tạo áp lực khổng lồ lên vai đứa trẻ và rất dễ gây tác dụng ngược.
Một người phụ nữ sinh sống tại Trung Quốc từng từ bỏ công việc lương cao để học các khóa nghiên cứu về nuôi dạy trẻ em. Sau đó, cô chọn ở nhà nội trợ và coi sự nghiệp vĩ đại nhất của đời mình là giáo dục con. "Tôi từng là tiến sĩ Đại học Harvard, đồng thời có bằng cử nhân tại Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Nhưng điều đó với tôi chẳng còn nghĩa lý gì", người phụ nữ phân trần.
Nghiêm khắc quá mức sẽ gây áp lực lớn đối với con
Con của cô mới lên 6 tuổi nhưng đã có lịch sinh hoạt dày đặc. Thậm chí, đứa trẻ còn bận hơn cả người nổi tiếng với đủ các khoá đào tạo như: Học đàn piano, học Toán, học Tiếng Anh, đi bơi... Thời gian học được sắp xếp kín cả tuần và tuyệt đối không bị xáo trộn vì bất cứ lý do nào. Cô sát sao với việc học của con, nặng lời phê bình khi thấy kết quả không tốt.
Một người lớn còn không có khả năng chịu đựng áp lực như vậy, huống chi đây chỉ là một đứa trẻ. Người phụ nữ đã không đạt được kỳ vọng, con của cô học hành ngày càng sa sút, tinh thần bất ổn. Vậy sự nghiêm khắc trong giáo dục có phải hoàn toàn đúng đắn?
Điều cha mẹ cần làm là tạo cho con sự hứng thú và niềm say mê trong học tập. Cuộc sống của con hãy để con tự quyết định, đừng ép buộc con. Nếu không, trẻ sẽ mất kiểm soát cảm xúc, rơi vào trạng thái cực đoan, thậm chí dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
3. Cha mẹ nuông chiều con cái quá mức
Nếu cha mẹ không giáo dục con cái cẩn thận thì xã hội sẽ giáo dục trong tương lai. Nhiều cha mẹ rất chiều con, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách mù quáng.
Lại một câu chuyện khác đáng suy ngẫm như sau: Một cô bé 4 tuổi trông khá dễ thương nhưng tính khí có phần nóng nảy. Trong một lần đi siêu thị cùng mẹ, cô bé đòi ăn bánh mỳ nhưng không được chấp thuận liền nằm ra sàn nhà và khóc lóc. Cuối cùng, người mẹ đành chiều theo ý con. Dù đã lớn như vậy nhưng cô bé cũng vẫn cần mẹ đút thức ăn và đưa đi vệ sinh.
Chính người mẹ đã nuông chiều con quá mức khiến con không có khả năng tự lập. Giáo viên nhận xét đây là đứa trẻ không hoà đồng với các bạn, thường xuyên khóc lóc ăn vạ ở lớp. Được cha mẹ bao bọc, chở che quá mức có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi bước ra xã hội sau này, dễ nản chí mỗi khi gặp thất bại.
Nuông chiều con quá mức có thể khiến con hình thành tính cách bướng bỉnh, hay nổi giận (Ảnh minh hoạ)
4. Không đem đến cho con cảm giác an toàn
Cảm giác an toàn liên quan đến hạnh phúc cả đời của mỗi đứa trẻ. Người có cảm giác an toàn sẽ luôn phát ra ánh sáng ấm áp không chỉ sưởi ấm cho bản thân mà còn có thể soi sáng đường cho người khác.
Ngược lại, cảm giác an toàn của một đứa trẻ suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trưởng thành. Chẳng hạn trẻ sẽ lo lắng về xã hội, thiếu tự tin vào bản thân, thiếu tin tưởng vào người khác... Tất cả những vấn đề trên đều có mối liên quan mật thiết với tuổi thơ.
Từ những điều rất nhỏ nhặt trong cuộc sống mà cha mẹ vô tình làm có thể khiến trẻ cảm thấy mất an toàn như: Hăm doạ con những điều không có thật, hay nói dối con, thường bỏ đi khi con vắng mặt, đánh mắng con, giáo dục theo kiểu đe doạ...
Cảm giác an toàn của con người được hình thành kể từ lần đầu tiên đến với thế giới này. Càng nhỏ tuổi thì nhu cầu ấy càng cao. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ dù vất vả đến mấy cũng nên dành nhiều thời gian chăm sóc và giáo dục con. Tiền bạc và sự nghiệp dù có phát triển thuận lợi đến đâu nhưng nếu bạn bỏ qua giai đoạn nuôi dạy khi con còn nhỏ, bạn sẽ khiến hạnh phúc cuộc đời và tính cách con đi theo chiều hướng xấu. Điều này chắc chắn khiến bạn phải hối hận.
Hiểu rõ nguyên nhân trẻ hay khóc mỗi khi đến trường để không quát mắng con Sự thấu hiểu và quan tâm của bố mẹ sẽ là điều tuyệt vời nhất dành cho những đứa con. Học mầm non hay tiểu học là một giai đoạn thú vị trong cuộc sống của trẻ. Có thể nói là khác hoàn toàn so với những gì bé đối diện từ sau khi sinh. Với cha mẹ, đây là cột mốc con...