“Cậu nhỏ” cứng thôi chưa đủ, nếu không đạt được cấp độ này chứng tỏ chưa đủ khỏe
Độ cứng của “cậu nhỏ” cũng được phân loại, nếu nó thấp hơn mức độ này, bạn nên đặc biệt cảnh giác xem có mắc các bệnh tim mạch và các vấn đề khác hay không.
Độ cương cứng của “cậu nhỏ” không chỉ liên quan đến cảm xúc và hạnh phúc tình dục của một người đàn ông, mà còn liên quan đến sức khỏe thể chất.
Có 4 mức độ cương cứng, nếu xếp vào loại 3 và 4 chú ý đến bệnh tim mạch
Bác sĩ Cheng Weiming, trưởng khoa Tiết niệu, quận Zhongxiao, Bệnh viện thống nhất thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc chỉ ra rằng theo nghiên cứu y khoa, độ cương cứng (EHS, Erection Hardness Score) có thể được chia thành 4 cấp độ.
Cấp độ 1: Như đậu phụ hoặc khoai nưa (khá mềm): Dương vật cương cứng bình thường và trở nên to hơn, tuy nhiên độ cứng vẫn yếu.
Cấp độ 2: Như chuối bóc vỏ (hơi mềm): Dương vật cương cứng bình thường trở nên lớn hơn, độ cứng tăng lên nhưng độ cứng không đủ để thực hiện hành vi quan hệ tình dục bình thường.
Cấp độ 3: Như chuối có vỏ (hơi mềm nhưng vẫn có độ cứng): Dương vật cương cứng bình thường trở nên to hơn, độ cứng cũng có thể dùng để sinh hoạt tình dục bình thường, nhưng không cứng hoàn toàn.
Cấp độ 4: Như dưa chuột (cứng bên trong và bên ngoài): Dương vật cương cứng và to ra bình thường, còn độ cứng hoàn chỉnh, cứng và chắc.
Bác sĩ cho biết, cấp độ số 4 có thể được mô tả là trạng thái tốt nhất cho nam giới, cấp độ số 3 là độ cương cứng mà đàn ông bình thường phải có. Còn nếu rơi vào cấp độ số 1 và 2 có nguy cơ bị liệt dương và những người bị liệt dương có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về mạch máu.
Video đang HOT
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cương cứng
Bác sĩ Cheng Weiming nói rằng nguyên nhân khiến độ cứng cương cứng không đủ và tình trạng liệt dương có thể được chia thành hai loại: tâm lý và bệnh lý.
Tâm lý ảnh hưởng đến độ cứng
Thời gian có thể khiến thể chất thay đổi và khả năng cương cứng của nam giới cũng sẽ suy giảm khi già đi.
Điều đáng chú ý là tâm lý cũng liên quan mật thiết đến khả năng cương cứng, đa số bệnh nhân liệt dương thường có tâm lý nhạy cảm hơn, dễ hồi hộp nên bác sĩ cũng nhắc nhở rằng không chỉ cần cải thiện độ cương cứng mà còn cả cách đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
Khả năng cương cứng kém có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Độ cứng của “cậu nhỏ” có thể phản ánh vấn đề tim mạch. (Ảnh minh họa)
Tình trạng liệt dương do bệnh lý liên quan chủ yếu đến mạch máu, thần kinh, nội tiết tố… đặc biệt là tác động trực tiếp và phổ biến nhất là bệnh tim mạch. Bác sĩ Cheng Weiming giải thích rằng độ dày của mạch máu tim mạch và dương vật là như nhau, nếu có tắc nghẽn ở tim mạch thì các triệu chứng thường không rõ ràng. Một khi các triệu chứng xuất hiện tức là đã xảy ra một vấn đề gì đó, có thể được phản ánh qua độ cứng của “cậu nhỏ”.
Vì vậy, những người bị rối loạn cương dương có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhắc nhở những người từ 50 đến 60 tuổi bị liệt dương cần chú ý hơn, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính.
Chấn thương hệ thần kinh do tai nạn hoặc mắc bệnh lý liên quan đến thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra, cũng có thể ảnh hưởng đến độ cương cứng. Và sự thiếu hụt nội tiết tố nam do lão hóa, mãn kinh, nội tiết tố môi trường… cũng là một nguyên nhân phổ biến.
Cải thiện khả năng cương cứng như thế nào?
Bác sĩ Cheng Weiming cho biết mức độ cương cứng có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, và nhắc nhở mọi người rằng nếu họ bị rối loạn cương dương, nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân đằng sau, đừng nhắm mắt làm ngơ hoặc chỉ cải thiện chức năng cương dương mà không chú ý tới vấn đề khác.
Nên duy trì một chế độ ăn uống tốt và thói quen tập thể dục hàng ngày. Bác sĩ cũng gợi ý chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải rất hữu ích cho việc duy trì tim mạch khỏe. Ngoài ra, nếu bạn duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp bạn duy trì trạng thái cương cứng tốt hơn khi quan hệvà nó cũng có lợi cho hệ tim mạch. Tập tạ có thể làm tăng nội tiết tố nam, nên xen kẽ giữa tập thể dục và tập tạ sẽ giúp tăng độ cương cứng.
"Chú em" dài nửa gang tay liệu có bé? BS tiết lộ lý do đàn ông Việt đừng quá lo về kích cỡ
Thanh niên có "cậu nhỏ" chỉ dài 10,4cm thì có bé quá? Kích thước "chú em" của đàn ông Việt có thực sự thuộc top nhỏ nhất thế giới? TS.BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) sẽ giải đáp thắc mắc này.
Chào bác sĩ!
Gần đây, một số trang đăng thông tin liên quan đến việc "cậu nhỏ" của nam giới Việt thuộc top 10 quốc gia nhỏ có bộ phận này bé nhất trên thế giới. Tự kiểm tra, tôi thấy khi cương cứng "cậu nhỏ" của mình chỉ được 10,4cm, như vậy liệu có bé quá và có cần đi phẫu thuật nâng cấp cậu nhỏ không, thưa bác sĩ?
Tôi 21 tuổi, chưa quan hệ lần nào. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp với chiều dài "cậu nhỏ" như trên thì có ảnh hưởng đến khả năng chăn gối sau này không ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
(Độc giả Minh Hòa, Thanh Hóa)
TS.BS Nguyễn Đình Liên trả lời:
Đúng là thời gian gần đây có nhiều thông tin đăng tải về việc "cậu nhỏ" của nam giới Việt thuộc top nhỏ nhất thế giới, điều này theo tôi là chưa chính xác. Nguyên nhân là do thể trạng của nam giới Việt nhỏ hơn so với các nước ở chấu Âu, do vậy khi tính tương đối với kích thước của cơ thể thì tôi nghĩ "cậu nhỏ" của đàn ông Việt không nhỏ mà thuộc top to.
Ngoài ra, việc mọi người so sánh kích thước bộ phận sinh dục với bản lĩnh đàn ông khi quan hệ là một sai lầm. Những yếu tố như khả năng cương cứng tốt, quan hệ không xuất tinh sớm, giúp chị em đạt được cực khoái... mới thực sự thể hiện bản lĩnh đàn ông.
Còn với trường hợp của bạn, bạn chưa quan hệ thì khả năng cương cứng sẽ không tốt bằng người đã có trải nghiệm. Hơn nữa, bạn cũng không nói rõ chiều cao và cân nặng của mình nên chưa thể khẳng định chính xác là kích thước như vậy là nhỏ. Nế bạn cao khoảng 2 mét thì kích thước đó là nhỏ, nhưng bạn chỉ khoảng 1,6m thì hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, thông số bạn đưa ra mới chỉ là chiều dài, chứ không phải là chu vi. Ví dụ như chiều dài "chú em" của bạn là 10,4cm nhưng chu vi khoảng 5cm thì không hề nhỏ. Do vậy, việc xác định to hay nhỏ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Theo bác sĩ Liên, kích thước "chú em" so với thể trạng người Việt thì không nhỏ. Ảnh minh họa.
Thậm chí có trường hợp dương vật được cho là nhỏ, chỉ khoảng 9cm nhưng nếu cương cứng bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình quan hệ, làm cho bạn gái đạt cực khoái thì hoàn toàn chấp nhận được mà không cần can thiệp gì.
Còn với trường hợp được xác định dương vật nhỏ, muốn làm tăng kích thước thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám, đánh giá, lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Với trường hợp khiếm khuyết bẩm sinh như lún vùi dương vật vào trong hay người béo phì có bộ phận này ngắn, người thiểu năng nội tiết, rối loạn cương dương do tổn thương động mạch sâu...thì cần đi khám để có tư vấn, cũng như hướng xử lý phù hợp nhất.
Khi đánh giá kích "cậu nhỏ" thì việc xem xét chức năng của nó rất quan trọng, trong đó kỹ năng tình dục phải đặt lên hàng đầu, thể hiện bằng việc nam giới xuất tinh đạt được cực khoái và giúp nữ giới thăng hoa.
Tóm lại, thống kê người Việt có "cậu nhỏ" bé chỉ là con số nhìn vào bộ phận này chứ không xem xét trong tổng thể hài hòa của cơ thể người Việt. Là một bác sĩ Nam khoa, tôi cho rằng kích thước trung bình của nam giới Việt như vậy là to, vì trung bình người Việt chỉ 1,6 mét hoặc hơn một chút chứ không to cao đến 1,8-1,9m như ở châu Âu hay một số khu vực khác.
Những loại cá, hải sản tốt nhất cho 'cậu nhỏ' Những loại cá, hải sản tốt nhất cho 'cậu nhỏ'. Các loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng có thể khiến người đàn ông trở thành "siêu sao" trong phòng ngủ. Cá hồi Bên cạnh việc cung cấp lượng B12 cả ngày trong một khẩu phần, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, thúc đẩy việc tạo ra oxit nitric,...