Câu lạc bộ Nghị lực ICTU Ngôi nhà chung của những sinh viên khuyết tật
Không phải ai sinh ra trên đời cũng may mắn được đón nhận những niềm hạnh phúc. Nhưng dù bạn có là ai, bạn đang trải qua những đau khổ, khó khăn gì thì bạn hãy luôn vững tin và sống hết mình, khi đó niềm vui, hạnh phúc và sự thành công sẽ đến
Thầy, cô giáo Trường Đại học Công nghệ thông tin Thái Nguyên chụp cùng các thành viên nhân sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Nghị lực ICTU
Đó là tâm niệm của những bạn sinh viên khuyết tật trong Câu lạc bộ Nghị lực ICTU – Trường Đại học Công nghệ thông tin Thái Nguyên. Chính những điều giản dị trong cuộc sống đã tiếp thêm nghị lực để họ trở nên tự tin và can đảm vượt lên số phận.
Được thành lập ngày 10/11/2019, sau 8 tháng chuẩn bị, Câu lạc bộ chính thức hoạt động vào ngày 16/5/2020. Hiện tại CLB bao gồm 12 thành viên, là nơi gặp gỡ chia sẻ của những số phận hoàn cảnh khác nhau như: bị hạn chế vận động, hai chân bị dị tật, tim bẩm sinh, cong vẹo cột sống, liệt nửa người…
Hàng tháng, CLB tổ chức sinh hoạt ít nhất 1 buổi chính thức, thường tranh thủ vào buổi tối để không bị ảnh hưởng đến lịch học tập của các thành viên. Hoạt động của CLB Nghị lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập cũng như cuộc sống của những sinh viên khuyết tật trong và ngoài trường.
“Thân hình tôi khuyết tật nhưng trái tim và tâm hồn tôi không khuyết”, đó là châm ngôn sống của chàng sinh viên Nguyễn Văn Tuân, Chủ nhiệm CLB Nghị lực. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Tuyên Quang, hiện Tuân đang học lớp công nghệ thông tin K14E.
Tuân tâm sự: “Đang là một người hoàn toàn bình thường, sau một lần mình bị sốt cao, đôi chân bị teo lại. Cuộc sống của mình bị đảo lộn, mọi sinh hoạt đều phải cố gắng khắc phục, dần dần cũng thành quen”
Trong học tập, Tuân đã đạt được một số thành tích như: Báo Tuổi trẻ trao học bổng Tiếp sức đến trường, Đại học Thái nguyên trao tặng học bổng dành cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong phong trào công tác hội sinh viên, Hội sinh viên nhà trường trao giấy khen… Với những cố gắng của bản thân, chàng trai nhỏ bé nhưng đầy nghị lực luôn có quyết tâm với ước mơ trở thành một người diễn giả mang đến những nguồn năng lượng tích cực, tạo động lực cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn khác vươn lên trong cuộc sống.
Video đang HOT
“Không chỉ với tôi mà tất cả 12 thành viên của CLB đều cảm thấy Nghị lực như ngôi nhà thứ 2 của mình. Ở đây, chúng tôi được đối xử bình đẳng, không phân biệt dù bạn là người bình thường hay khuyết tật. Đó chính là động lực giúp chúng tôi tự tin hòa nhập với cuộc sống”. Tuân chia sẻ tiếp.
ThS. Lê Anh Tú – Chủ tịch Hội sinh viên chia sẻ: “CLB được thành lập với mong muốn tập hợp các bạn sinh viên khuyết tật trong và ngoài trường, tạo thành một ngôi nhà chung giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi cho các bạn, truyền tải những thông điệp đến các bạn như sống có ích, tự lực trong cuộc sống”.
Được sự quan tâm của các thầy cô trong trường, đến nay CLB ngày càng phát triển, đem lại động lực giúp các bạn sinh viên khuyết tật hòa nhập tích cực với bạn bè và cộng đồng. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với các doanh nghiệp, ký kết thỏa thuận hợp tác về việc tiếp nhận sinh viên khuyết tật thực tập, làm việc tại doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các bạn có công việc ổn định khi ra trường.
Trong thời gian tới, CLB sẽ tiến hành tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ về nghị lực ở các trường THPT trên địa bàn Thái nguyên, trang bị cho các thành viên trong CLB các kiến thức kỹ năng cần thiết như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp…
Tiếp sức đến trường ở Cần Thơ: Trao niềm tin, siết tay tin cậy
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều học sinh, sinh viên khắp cả nước rơi vào hoàn cảnh khốn khó, khi bản thân và gia đình trở nên túng thiếu, mất việc làm.
Nhận học bổng, bà Trần Thị Phương Mai và cháu gái Nguyễn Thanh Tuyền vui mừng khôn xiết - Ảnh: Chí Công
Chia sẻ với cộng đồng và hỗ trợ các bạn trẻ, 150 suất học bổng Tiếp sức đến trường "hậu Covid-19" đầu tiên đã đến với các em khu vực đồng bằng sông Cửu Long ngày 26-5.
1,5 triệu đồng với người giàu không là gì nhưng với bốn bà cháu là lớn lắm. - Bà Trần Thị Phương Mai
"Mong sau này tụi nhỏ không phải làm ôsin"
Từ tờ mờ sáng, bà Trần Thị Phương Mai, 65 tuổi, ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cùng cháu gái Nguyễn Thanh Tuyền đạp xe cọc cạch đến Trường đại học Nam Cần Thơ để nhận học bổng.
Trong hàng trăm học sinh, sinh viên và phụ huynh ở khán phòng, có lẽ bà Mai là người lớn tuổi nhất. Tóc bà pha sương, chân tay nổi gân, chai sạn vì lao động cực nhọc. Nhắc về cuộc sống của bốn bà cháu côi cút bữa đói bữa no, bà ngân ngấn lệ.
Để có chỗ trú thân, bà Mai cùng ba người cháu thuê một căn phòng trọ giá 1,6 triệu đồng trong nội đô. Vất vả là thế nhưng bà không để các cháu thất học. Cả ba cháu ngoại đều đến trường, hiện một cháu học lớp 1, cháu học lớp 10 và Thanh Tuyền đang học lớp 7.
"Ba mẹ Tuyền chia tay nhau sáu năm rồi. Cha lấy vợ khác. Mẹ nó đi bước nữa, dọn về Thốt Nốt ở. Cả cha lẫn mẹ ít ai đoái hoài đến con. Không có tiền, tôi phải bươn chải làm nhiều việc lắm, từ dọn nhà, rửa chén, cốt để nuôi ba đứa nó đi học. Tôi chỉ mong có sức khỏe để làm việc nuôi cháu, mong sau này tụi nhỏ không phải làm ôsin".
Những lúc hè về, gác lại chuyện học hành, Thanh Tuyền xin ngoại đi học thêm nghề đan giỏ xách. "Em tập làm việc. Dù tiền kiếm ít thôi nhưng cũng phụ ngoại phần nào. Ngoại bệnh trong người mà cứ giả vờ không bệnh hoài à!" - mắt Tuyền đỏ hoe.
Khi cháu lên nhận học bổng, bà Mai dõi theo từng bước. "Đợt này về tui mua cái áo mới cho Tuyền đi học. Áo con bé cũ quá rồi!" - bà như tự nói với mình.
Rồi cả khán phòng lặng đi khi cậu sinh viên Nguyễn Tấn Lộc, lớp vật lý trị liệu Trường cao đẳng Y tế Cần Thơ, cất giọng trầm buồn hát bài Đứa bé. Từng câu, từng lời như vận vào chính hoàn cảnh của Lộc: "... Hãy lau khô cuộc đời em bằng lòng nhân ái của con người, và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam".
Từ nhỏ, Lộc và em trai đã sống ở cô nhi viện, thiếu vắng tình thương của mẹ cha. Đến tuổi trưởng thành, Lộc rời xa em, rời mái ấm để tự lập, mưu sinh. Chàng trai ôm thùng loa bán kẹo kéo, rong ruổi khắp ngả đường từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền đi học.
"Thời gian còn dài, em phải cố gắng gấp nhiều lần nữa để thay ba mẹ lo cho em trai. Đến thời điểm này em thấy quyết định đi học tiếp của mình thật đúng đắn" - Lộc tâm sự.
Không bỏ học dù hoàn cảnh khốn khó
Ông Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, bày tỏ như vậy tại buổi trao học bổng. Ông chia sẻ cuộc sống vốn đã rất nhiều khó khăn và càng khó hơn khi người lao động buôn gánh bán bưng, làm thuê làm mướn không thể có việc làm trong mùa dịch, kéo theo con em họ cũng bị ảnh hưởng, gánh nặng càng chồng chất.
"Đó là lý do mà những suất học bổng đặc biệt này ra đời đúng thời điểm và trao đúng người. Đây sẽ là những phần quà trợ lực để các bạn vững bước đến trường, giá trị hơn nữa là sự tin yêu, cái siết tay tin cậy để các bạn tự tin bước đi trên đường đời vốn dĩ không bằng phẳng" - ông Chữ nhấn mạnh.
GS.TS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, thông tin dù có nhiều hỗ trợ cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng nguồn lực có hạn. Chính những suất học bổng như thế này thật đáng trân quý.
"Tôi mong hành trang các em mang vào đời là vốn ngoại ngữ thật giỏi, tin học thật tốt. Khi đã trang bị cho mình thật kỹ hai bửu bối đó, tôi tin các em sẽ hòa nhập và làm việc tốt ở bất cứ nơi đâu" - GS Võ Tòng Xuân nhắn nhủ.
Sau lễ trao tại Cần Thơ, chương trình tiếp tục đến với 550 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19 tại các khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc đến ngày 7-6-2020.
Tổng kinh phí học bổng khoảng 2,2 tỉ đồng, được trích từ chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" do báo Tuổi Trẻ và Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM phát động. Học bổng dành cho học sinh THCS, THPT trị giá 1,5 triệu đồng/suất và sinh viên là 3 triệu đồng/suất cùng quà tặng.
150 suất học bổng 'Tiếp sức đến trường' đặc biệt đầu tiên mùa COVID-19 Sáng 26-5, báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn Cần Thơ đã tổ chức lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 150 HS-SV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ và bà Lê Thị Sương Mai, phó trưởng ban tuyên giáo...