Cậu học trò nghèo bị giữ học bạ được hỗ trợ tiền học 5 năm
Nhiều nhà hảo tâm đã tới động viên, hỗ trợ tiền, gạo cho cậu học trò nghèo không có tiền đóng quỹ lớp, bị hiệu trưởng giữ học bạ chuyển cấp ở Đắk Nông.
Liên quan bài viết “Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền đóng quỹ bị trường giữ học bạ” mà Báo Người Lao Động phản ánh, nhiều bạn đọc đã liên hệ với phóng viên hoặc tìm tới nhà Y.H.B.(ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) để động viên, hỗ trợ em có điều kiện tiếp tục tới trường.
Phóng viên Báo Người Lao Động trao số tiền bạn đọc hỗ trợ em Y H.B.
Ông Y Liêng Êban (ông ngoại của Y.H.B) vui mừng cho biết sau khi Báo Người Lao Động phản ánh, nhiều nhà hảo tâm và các tổ chức, đoàn thể đã tới thăm hỏi, động viện, hỗ trợ tiền, gạo cho cậu học trò này.
Đến nay, em Y.H.B đã được hỗ trợ hơn 30 triệu đồng từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Trong đó, nhóm Gym – Boxing Khánh Linh (ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã hỗ trợ 1 thẻ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng. Theo đó, vào tháng 8 hằng năm (trước khi vào năm học mới), bà H’Yê Bkrông (bà ngoại của Y.H.B) sẽ được rút 4 triệu đồng. Mục đích là để hỗ trợ Y.H.B có tiền để đóng góp các khoản thu vào đầu năm học và mua sắm đồ dùng học tập cho đến năm em học hết lớp 12. Bên cạnh đó, một người ở Hà Nội cũng hỗ trợ gia đình em Y.H.B 30 kg gạo/tháng.
Nhà hảo tâm lập thẻ tiết kiệm hỗ trợ em Y H. B suốt 5 năm học
Video đang HOT
Theo ông Y Liêng Êban, gần đây, do mắt ông quá yếu và chân phải bị hoại tử do đi nhặt rác nên 2 ông cháu đã “đổi vai” cho nhau. Hiện ông Y Liêng Êban đi chăn bò thay cháu, còn Y.H.B đi nhặt rác thay ông.
“Gia đình vô cùng biết ơn các nhà hảo tâm, cơ quan, đoàn thể thời gian qua đã quan tâm động viên, hỗ trợ tiền, gạo để cháu Y.H.B có điều kiện tiếp tục tới trường. Chúng tôi hứa sẽ sử dụng số tiền này vào việc học tập, ăn uống cho cháu và tạo điều kiện để cháu được đi học như bạn bè” – ông Y Liêng Êban xúc động.
Liên quan đến vụ việc, một lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Cư Jút cho biết đơn vị đã tới thăm hỏi, động viên em Y.H.B. “Phòng không có kinh phí nên cá nhân chúng tôi có tặng chút quà để động viên em. UBND huyện cũng đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quan tâm, hỗ trợ để em tiếp tục đi học” – vị này nói.
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, do cha mẹ rời nhà, không liên lạc khi Y.H.B chỉ mới biết ngồi, em được ông bà nuôi dưỡng. Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, không có đất sản xuất nên ông Y Liêng Êban phải đi nhặt rác để kiếm mỗi đêm 50.000 đồng nuôi gia đình.
Hiện nay 2 ông cháu “đổi vai” cho nhau, ông đi chăn bò, còn cháu đi nhặt rác
Sau khi kết thúc năm học 2019-2020, do Y.H.B còn nợ tiền quỹ nên ông Nguyễn Ngọc Hải – Hiệu trưởng Trường tiểu học Hà Huy Tập – không trả học bạ chuyển cấp, em phải nghỉ học. Dù giáo viên chủ nhiệm đã lên trình bày hoàn cảnh khó khăn của em Y.H.B nhưng vị hiệu trưởng vẫn không cho rút hồ sơ.
Khi bước vào năm học mới được 3 tuần, một cô giáo mầm non phát hiện nên đưa Y.H.B lên đóng 550.000 đồng cho hiệu trưởng rồi xin cho em học cấp 2.
Sau khi Báo Người Lao Động phản ánh, UBND tỉnh Đắk Nông đã có 2 văn bản yêu cầu UBND huyện Cư Jút xác minh vụ việc. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu khẩn trương làm rõ vụ việc một số giáo viên tố cáo ông Hải có hàng loạt sai phạm trong quản lý, điều hành. UBND tỉnh Đắk Nông cũng ra “tối hậu thư” yêu cầu UBND huyện Cư Jút tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả xử lý trước ngày 20-7.
Vụ học trò nghèo bị giữ học bạ: Tỉnh Đắk Nông ra "tối hậu thư"
UBND tỉnh Đắk Nông lần thứ hai ra "tối hậu thư" cho UBND huyện Cư Jút phải khẩn trưởng xử lý dứt điểm vụ việc liên quan đến vụ học trò nghèo không có tiền đóng quỹ bị hiệu trưởng giữ học bạ chuyển cấp.
Báo Người Lao Động vừa nhận được công văn thứ 2 của UBND tỉnh Đắk Nông liên quan đến bài viết "Xót xa cậu học trò nghèo không có tiền đóng quỹ bị trường giữ học bạ" mà Báo phản ánh.
Cậu học trò nghèo không có tiền đóng quỹ bị hiệu trưởng giữ học bạ chuyển cấp
Theo đó, công văn do bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông ký về việc xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến báo chí phản ánh và nội dung đơn tố cáo của giáo viên đối với Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông).
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, sau khi xem xét báo cáo ngày 28-6 của UBND huyện Cư Jút về việc xử lý thông tin Báo Người Lao Động đưa tin, UBND tỉnh chỉ đạo: Giao UBND huyện Cư Jút khẩn trương xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến báo chí phản ánh và nội dung đơn tố cáo của giáo viên đối với Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập. Xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Đắk Nông cũng ra "tối hậu thư" yêu cầu UBND huyện Cư Jút tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả xử lý trước ngày 20-7.
Trước đó, Báo Người Lao Động đã phản ánh, cha mẹ rời nhà, không liên lạc khi em Y H. B. chỉ mới biết ngồi, em được ông bà nuôi dưỡng. Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, không có đất sản xuất nên ông Y Liêng (ông ngoại của em) phải đi nhặt rác để kiếm mỗi đêm 50.000 đồng nuôi gia đình.
Sau khi kết thúc năm học 2019-2020, do còn nợ tiền quỹ nên ông Nguyễn Ngọc Hải - Hiệu trưởng không trả học bạ chuyển cấp, em Y H. B. phải nghỉ học. Dù giáo viên chủ nhiệm đã lên trình bày hoàn cảnh khó khăn của em Y H. B. nhưng vị hiệu trưởng vẫn không cho rút hồ sơ.
Rất may, một cô giáo mầm non phát hiện nên đưa em này lên đóng 550.000 đồng cho hiệu trưởng rồi xin cho em học cấp 2 khi đã vào năm học 3 tuần. Hiện nay, ngoài thời gian đi học, em Y H. B. phải đi chăn bò (được nhà nước hỗ trợ) để phụ giúp ông bà.
Ngay sau khi báo phản ánh, UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản thứ nhất yêu cầu UBND huyện Cư Jút xác minh vụ việc và báo cáo kết quả trong tháng 6-2021.
Tuy nhiên, ngày 28-6, UBND huyện Cư Jút đã có công văn cho hay ngoài việc Báo Người Lao Động phản ánh ông Nguyễn Ngọc Hải - Hiệu trưởng Trường tiểu học Hà Huy Tập giữ học bạ của học sinh, không trả đúng thời hạn để học sinh xin nhập học vào lớp 6, còn có nhiều nội dung tố cáo của giáo viên gửi lên cấp trên. Do đó, Huyện ủy Cư Jút đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy hướng dẫn Đảng ủy xã Tâm Thắng thực hiện các bước kiểm tra xác minh theo đúng trình tự. Khi có kết luận cuối cùng, tùy theo mức độ sai phạm, các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo thẩm quyền và báo cáo với UBND tỉnh, các cơ quan liên quan và báo chí.
Một học sinh không được nhận tiền thưởng khi đạt giải
Cũng theo UBND huyện Cư Jút, hiện em Y H.B. đã hoàn thành chương trình lớp 6 để lên lớp 7. Huyện đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, Hội khuyến học quan tâm, giúp đỡ Y H. B. để em được học tập như các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà hảo tâm giúp đỡ em Y H.B. và gia đình khi gặp khó khăn. Hiện nay, đã có một số nhà hảo tâm liên hệ với Trường THCS Phan Đình Phùng đề nghị được giúp đỡ em Y H.B.
Ngoài vấn đề trên, một số giáo viên trong trường đã có đơn tố cáo ông Hải có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành. Đáng chú ý là không trực tiếp đi dạy nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp đứng lớp nhiều năm, chi trả không đủ số tiền thưởng mà các em học sinh đạt được...
Ngã rẽ sau trung học cơ sở Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh sau THCS phân luồng sang học nghề ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để phân luồng thực chất, cần phải bảo đảm tinh thần tự nguyện, chủ động của học sinh. Học sinh học nghề may tại Trường Trung cấp DTNT tỉnh Nghệ An. Rời bản đi học nghề Lê Văn Cu là người Đan Lai,...